BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Tài liệu BÁO CÁO SỐ 115/BC-BTP NGÀY 11/7/2008 CỦA BỘ TƯ PHÁP TỔNG KẾT THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN docx (Trang 27 - 28)

1. Để triển khai tốt hoạt động đăng ký bất động sản thì vấn đề quan trọng hàng đầu đó là pháp luật phải hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu của thực tế và tổ chức thực thi tốt các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Đồng thời phải chú trọng thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác đăng ký và đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ quan đăng ký. Bên cạnh đó, cần xây dựng các cơ quan này theo hướng chuyên môn hoá và tập trung; cần phân biệt thẩm quyền đăng ký theo địa hạt. Việc giảm đầu mối cơ quan quản lý là một yêu cầu bức thiết để nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động của các cơ quan này.

2. Hồ sơ đăng ký cần được quy định rõ ràng, đầy đủ, phù hợp với thực tế; quy trình giải quyết hồ sơ cần được công khai, minh bạch hoá. Điều này không chỉ có lợi cho cơ quan đăng ký mà còn có lợi cho cả nền kinh tế.

3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký bất động sản nhằm giúp người dân, cơ quan nhà nước có liên quan nhận thức rõ hơn về ý nghĩa, vai trò của công tác đăng ký bất động sản, cũng như trách nhiệm của mỗi người khi tham gia quy trình đăng ký.

4. Ứng dụng tin học vào công tác đăng ký, nhằm rút ngắn thời gian, quy trình đăng ký, giảm sự can thiệp trái pháp luật của cán bộ đăng ký vào quy trình giải quyết hồ sơ và góp phần bảo đảm sự tin cậy, nhanh chóng, dễ tiếp cận của hệ thống đăng ký.

5. Cần đầu tư hơn nữa sự quan tâm, của cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký bất động sản nhằm thúc đẩy công tác tổ chức đăng ký.

PHẦN III

MỤC TIÊU CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ BẤT TĐỘNG SẢN ĐĂNG KÝ BẤT TĐỘNG SẢN

Một phần của tài liệu Tài liệu BÁO CÁO SỐ 115/BC-BTP NGÀY 11/7/2008 CỦA BỘ TƯ PHÁP TỔNG KẾT THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN docx (Trang 27 - 28)