Bảo hiểm rủi ro chứng khoán

Một phần của tài liệu Rui ro khi dau tu co phieu tren thi truong chung khoan Viet Nam (Trang 36 - 41)

Với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào, bảo hiểm luôn được coi là công cụ hữu ích để phòng ngừa rủi ro. Hoạt động bảo hiểm phát triển mạnh mẽ ở nhiều ngành nghề: vận tải, hàng hóa, vàng, kinh doanh tiền tệ..., và hiện nay đang lan sang ngành chứng khoán.

Hiện tại chưa có sản phẩm nào được bán trực tiếp cho nhà đầu tư, nhưng nhà đầu tư vẫn được bảo hiểm thông qua công ty chứng khoán đứng đơn hợp đồng. Trong trường hợp rủi ro xảy ra, công ty chứng khoán sẽ có bồi thường bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư – khách hàng của mình. Vì vậy, lợi ích tối thiểu nhất là khi có hợp đồng bảo hiểm, công ty chứng khoán đã tạo được niềm tin nhất định đối với nhà đầu tư.

Đó là sản phẩm bảo hiểm dành cho các công ty chứng khoán nhưng lại bảo vệ được quyền lợi của các nhà đầu tư.

3 loại hình bảo hiểm cơ bản hiện nay:

 Thứ nhất là loại hình bảo hiểm tổng hợp bảo vệ những hoạt động hàng

ngày của công ty chứng khoán, như là mất chứng từ trong quá trình vận chuyển, bị mất cắp giấy tờ, tài sản, do bị phá hoại..

 Thứ hai là loại hình bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm cho công ty chứng khoán khi mà nhân viên của họ làm sai nghiệp vụ, đầu tư không đúng theo yêu cầu của khách hàng, giao dịch không đúng quy định, sử dụng tài khoản của khách hàng để trục lợi, tư vấn sai lệch…

 Thứ ba là loại hình bảo hiểm dành cho cán bộ điều hành công ty chứng khoán trước những quyết định đầu tư, quản lý của họ hoặc họ có những quy trình không đúng với quy định của pháp luật...

Tuy nhiên, ở Việt Nam lĩnh vực chứng khoán hoạt động bảo hiểm vẫn chưa có đất dụng võ. Bởi vì, sự phát triển của loại hình này hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình kinh tế của nước bản địa và sự sôi động của thị trường vốn. Do vậy, cần tập

trung đẩy mạnh phát triển thị trường cả về quy mô và chất lượng, sớm triển khai loại hình bảo hiểm này giúp nhà đầu tư và công ty chứng khoán có thêm công cụ phòng ngừa rủi ro.

LỜI KẾT

Từ những nội dung đã được phân tích ở trên ta thấy đầu tư cổ phiếu không phải là một công việc kinh doanh dễ dàng, nhất là trong thời điểm hiện nay TTCK Việt Nam đang trong tình trạng “nóng”, “ảo”. Kiếm tiền đã khó, giữ được nó và hơn thế nữa, làm cho đồng tiền đó tiếp tục sinh sôi nảy nở còn khó hơn nhiều.

Do đó, để có được thành công bản thân các nhà đầu tư phải có sự hiểu biết sâu sắc, tâm lý ổn định. Và quan trọng nhất là phải biết chấp nhận rủi ro. Một chiến lược đầu tư gọi là hiệu quả khi có thể giảm thiểu rủi ro và tăng cao lợi nhuận. Trong khi đó, các chiến lược kinh doanh hầu như phải chấp nhận mức rủi ro cao vì chính rủi ro cao đó là nguồn gốc của lợi nhuận cao. Nhà đầu tư vì vậy phải biết chấp nhận những phi vụ thất bại, không nên kỳ vọng rằng lúc nào họ cũng thắng được thị trường.

Bên cạnh đó, để đảm bảo TTCK hoạt động có hiệu quả, Nhà nước cần tăng cường hoạt động tuyên truyền, cảnh báo, chuẩn hóa các hoạt động tư vấn đầu tư, can thiệp thị trường theo một cường độ nhất định...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đầu tư chứng khoán - Bùi Trí Dũng; NXB Tài Chính (2002)

2. Hạn chế những rủi ro trong đầu tư kinh doanh chứng khoán - Mạnh Yên; NXB Lao động - xã hội (2007)

3. Đầu tư và đầu cơ chứng khoán - PGS. TS. Lê Văn Tề và TS. Nguyễn Văn Hà; NXB Lao động - xã hội (2007)

4. Cẩm nang người tư vấn kinh doanh và đầu tư chứng khoán Việt Nam - Lê Văn Thủy; NXB Tài chính (2007)

5. Thị trường chứng khoán - GS. TS. Lê Văn Tư; NXB Thống kê (2003)

6. Wesbite: www.kienthuctaichinh.com

MỤC LỤC

Lời mở đầu ......1

Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ... 2

1.1. KHÁINIỆMTHỊTRƯỜNGCHỨNGKHOÁN ... 2

1.2. CHỨCNĂNGCƠBẢNCỦA TTCK ... 2

1.2.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế ... 2

1.2.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng ... 2

1.2.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán ... 2

1.2.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp ... 2

1.2.5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô ... 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3. CẤUTRÚCCỦA TTCK ... 3

1.3.1. Thị trường sơ cấp ... 3

1.3.2. Thị trường thứ cấp ... 3

1.4. PHÂNLOẠI TTCK ... 4

1.4.1. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường ... 4

1.4.2. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường: ... 5

1.5. CÁCCHỦTHỂHOẠTĐỘNGTRÊN TTCK ... 5

1.5.1. Nhà phát hành ... 5

1.5.2. Nhà đầu tư ... 6

1.5.3. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước ... 6

1.5.4. Sở giao dịch chứng khoán ... 6

1.5.5. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm ... 6

1.5.6. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán ... 6

1.5.7. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán ... 7

1.5.8. Các tổ chức hỗ trợ ... 7

1.6. CÁCNGUYÊNTẮCHOẠTĐỘNGCỦA TTCK ... 7

1.6.1. Nguyên tắc công khai ... 7

1.6.2. Nguyên tắc trung gian ... 7

1.6.3. Nguyên tắc đấu giá ... 7

1.7. HÀNGHOÁCỦA TTCK ... 8

1.7.1. Cổ phiếu ... 8

1.7.2. Trái phiếu ... 9

1.7.3. Các loại chứng khoán phái sinh ... 9

Phần 2. ĐO LƯỜNG RỦI RO KHI ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU ... 11

2.1. ĐẦUTƯCỔPHIẾU ... 11

2.1.1. Khái niệm ... 11

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư cổ phiếu ... 11

2.1.3. Các hình thức đầu tư cổ phiếu ... 12

2.1.4. Quy trình đầu tư cổ phiếu: gồm 4 bước ... 12

2.2. KHÁINIỆMRỦIRO ... 13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. PHÂNLOẠIRỦIRO ... 13

2.3.1. Rủi ro hệ thống ... 14

2.3.2. Rủi ro không hệ thống ... 14

2.4. ĐOLƯỜNGRỦIRO ... 15

2.4.1. Đo lường cổ phiếu đơn nhất ... 15

2.4.2. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư ... 17

2.4.3. Đo rủi ro cổ phiếu bằng hệ số beta ( ... 22

2.5. RỦIROKHIĐẦUTƯCỔPHIẾUTRÊN TTCK VIỆT NAM ... 24

Phần 3. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU ... 29

3.1. NHẬNDIỆNRỦIROTRONG TTCK ... 29

3.1.1. Rủi ro khi công ty cổ phần bán chứng khoán cho công chúng mà không có tập trung quảng bá ... 29

3.1.2. Rủi ro đối với nhà đầu tư khi không bán được cổ phần ... 29

3.1.3. Rủi ro công ty ... 29

3.1.4. Rủi ro về thời điểm ... 29

3.1.7. Rủi ro do luật pháp thay đổi và không ổn định ... 30

3.2. QUẢNTRỊRỦIRO ... 30

3.2.1. Nhận diện rủi ro ... 30

3.2.2. Ước lượng, định lượng rủi ro ... 30

3.2.3. Đánh giá đầy đủ các tác động của rủi ro ... 30

3.2.4. Đánh giá năng lực thực tế của người thực hiện chương trình bảo hiểm rui ro ... 30

3.2.5. Lựa chọn công cụ quản trị quản trị rủi ro thích hợp ... 31

3.3. MỘTSỐGIẢIPHÁPPHÒNGNGỪARỦIROTRÊN TTCK VIỆT NAM ... 31

3.3.1. Giải pháp kinh tế vĩ mô ... 31

3.3.2. Các giải pháp trên TTCK ... 31

3.3.3. Nâng cao hiệu quả của pháp luật về quản trị công ty. ... 32

3.3.4. Nâng cao vai trò của người quản trị công ty trong hoạt động công bố thông tin trên TTCK Việt Nam. 33

3.3.5. Đối với các nhà đầu tư cần trang bị kỹ năng chọn lọc, phân tích thông tin trước khi đưa ra quyết định đầu tư để giảm thiểu các rủi ro phát sinh. ... 33

3.3.6. Nâng cao vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán trong việc bảo đảm tính minh bạch trên thị trường. 34

3.3.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động của báo giới, làm rõ vai trò của báo giới trong hoạt động công bố thông tin trên TTCK. ... 34

3.3.8. Củng cố lòng tin của nhà đầu tư cũng như tăng cường sự quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK. 35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.9. Bảo hiểm rủi ro chứng khoán ... 36

Lời kết ...38

Một phần của tài liệu Rui ro khi dau tu co phieu tren thi truong chung khoan Viet Nam (Trang 36 - 41)