Ứng dung của Mosfet trong thực tế Mosfet trong nguồn xung của Monitor

Một phần của tài liệu giáo trình điện tử cơ bản (Trang 30 - 35)

Mosfet trong nguồn xung của Monitor

Mosfet được sử dụng làm đèn công xuất nguồn Monitor

Trong bộ nguồn xung của Monitor hoặc máy vi tính, người ta thường dùng cặp linh kiện là IC tạo dao động và đèn Mosfet, dao động tạo ra từ IC có dạng xung vuông được đưa đến chân G của Mosfet, tại thời điểm xung có điện áp > 0V => đèn Mosfet dẫn, khi xung dao động = 0V Mosfet ngắt => như vậy dao động tạo ra sẽ điều khiển cho Mosfet liên tục đóng ngắt tạo thành dòng điện biến thiên liên tục chạy qua

cuộn sơ cấp => sinh ra từ trường biến thiên cảm ứng lên các cuộn thứ cấp => cho ta điện áp ra.

* Đo kiểm tra Mosfet trong mạch .

Khi kiểm tra Mosfet trong mạch , ta chỉ cần để thang x1Ω và đo giữa D và S =>

Nếu 1 chiều kim lên đảo chiều đo kim không lên => là Mosfet bình thường, Nếu cả hai chiều kim lên = 0 Ω là Mosfet bị chập DS.

2. JFET

• Có 2 loại JFET : kênh n và kênh P. • JFET kênh n thường thông dụng hơn.

• JFET có 3 cực: cực Nguồn S (source); cực Cửa G (gate); cực Máng D (drain). • Cực D và cực S được kết nối vào kênh n.

• cực G được kết nối vào vật liệu bán dẫn p

JFET hoạt động giống như hoạt động của một khóa nước.

• Nguồn áp lực nước-tích lũy các hạt e- ở điện cực âm của nguồn điện áp cung cấp từ D và S.

• Ống nước ra - thiếu các e- hay lỗ trống tại cực dương của nguồn điện áp cung cấp từ D và S.

• Điều khiển lượng đóng mở nước-điện áp tại G điều khiển độ rộng của kênh n, kiểm soát dòng chảy e- trong kênh n từ S tới D.

SƠ ĐỒ MẠCH N P P Drain (D) Source (S) Gate (G) P N N Drain (D) Source (S) Gate (G) P N

JFET kênh N khi chưa phân cực

JFET kênh N khi đặt điện áp vào D và S, chân G không kết nối

JFET kênh N có 3 chế độ hoạt động cơ bản khi VDS >0: A. VGS = 0, JFET hoạt động bảo hòa, ID=Max

B. VGS < 0, JFET hoạt động tuyến tính, ID↓ C. VGS =-Vngắt, JFET ngưng hoạt động, ID=0

Các cách mắc của JFET trong sơ đồ mạch

• Đặc điểm của sơ đồ cực nguồn chung:

- Tín hiệu vào và tín hiệu ra ngược pha nhau. - Trở kháng vào rất lớn Zvào = RGS ≈ ∞

- Trở kháng ra Zra = RD // rd

- Hệ số khuếch đại điện áp μ ≈ S rd > 1

- Đối với transistor JFET kênh N thì hệ số khuếch đại điện áp khoảng từ 150 lần đến 300 lần, còn đối với transistor JFET kênh loại P thì hệ số khuếch đại chỉ bằng một nửa là khoảng từ 75 lần đến 150 lần.

Sơ đồ mắc cực máng chung

• Đặc điểm của sơ đồ này có:

- Tín hiệu vào và tín hiệu ra đồng pha nhau. - Trở kháng vào rất lớn Zvào = RGD = ∞ - Trở kháng ra rất nhỏ

- Hệ số khuếch đại điện áp μ < 1

- Sơ đồ cực máng chung được dùng rộng rãi hơn, cơ bản là do nó giảm được điện dung vào của mạch, đồng thời có trở kháng vào rất lớn. Sơ đồ này thường được dùng để phối hợp trở kháng giữa các mạch.

F. Diac-Triac-SCR - Triac

1.Triac là hai thyristor ghép đối song ( song song đối đầu ) . Khi cổng G được kích thì triac dẫn được hai chiều từ A1 A2

Kí hiệu : 2 . Nguyên lí làm việc : Triac làm việc tương tự SCR ,

triac có khả năng điều khiển dòng xoay chiều ( theo cả hai hướng ) . Triac thông hay tắt dòng điện theo cả hai chiều hoặc chiều này hay chiều kia là tùy thuộc tín hiệu tác động vào cực G là dương hay âm .

Dòng một chiều :

* Khi có dòng kích IG triac dẫn theo chiều T2 T1

Dòng xoay chiều :

* Bán kỳ dương : Cực G được kích xung dương , triac dẫn theo chiều T2 T1

* Bán kỳ âm : Cực G được kích xung âm , dòng điện đi theo chiều T1 T2 Triac có 4 chế độ làm việc : - Chế độ 1 : Dòng A2 (+) dòng cực G (+) - Chế độ 2 : Dòng A2 (+) dòng cực G (-) - Chế độ 3 : Dòng A2 (-) dòng cực G (+) - Chế độ 4 : Dòng A2 (-) dòng cực G (-) .

Triac có độ nhạy cao nhất khi điều khiển theo chế độ 1 và chế độ 4 , độ nhạy gấp 2 lần chế độ còn lại .

Một phần của tài liệu giáo trình điện tử cơ bản (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w