Về Lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nông nghiệp Bình Định (Trang 25)

- Phát triển lâm nghiệp nhằm tăng giá trị kinh tế ngành và tăng năng lực, hiệu lực bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học

- Tập trung phát triển và tăng tỷ lệ rừng kinh tế trong tổng diện tích rừng của cả tỉnh, phát triển trồng rừng sản xuất thành một ngành kinh tế có vị thế quan trọng

- Quản lý, sử dụng bền vững diện tích rừng tự nhiên

- Phát triển và tăng cường quản lý hệ sinh thái đặc dụng, bảo vệ quỹ gen, bảo đảm đa dạng sinh học và các mô hình bền vững

3.2.4. Qun lý tt các d án đầu tư

* Quản lí chặt công tác thẩm định, thực hiện dự án đầu tư

* Phối kết hợp tốt các cơ quan có liên quan đến đầu tư

* Quản lí chặt chẽ quá trình huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư dân cư

3.2.5. Nâng cao hiu qu công tác giám sát hot động đầu tư

Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện của các dự án. Xử lý dứt điểm những dự án không triển khai thực hiện khi đã hết thời hạn, dự án mà nhà đầu tư bỏ trốn để tạo cơ hội cho nhà đầu tư mới. Tăng cường sử dụng các công cụ tài chính (báo cáo tài chính

đã được kiểm toán độc lập), cơ chế giám định, cơ chếđịnh giá thông qua các tổ chức có chức năng để nâng cao hiệu quả công tác giám sát hoạt động đầu tư.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Bình Định là một tỉnh phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp, do đó phát triển nông nghiệp góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhăm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tử nay đến năm 2020, định hướng 2030. Vì vậy, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới là yêu cầu bức thiết, đòi hỏi phải có những giải pháp khác nhau.

Với tinh thần đó, luận văn đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau: Một là, đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nông nghiệp, đầu tư nông nghiệp, sự cần thiết của việc đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn. Hai là, đã đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định và thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp của tình từ năm 2009 đến 2013. Trên cơ sở đó,

đồng thời căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp và những yêu cầu đặt ra với đầu tư phát triển nông nghiệp Bình Định giai đoạn 2015 – 2020, luận văn đã đề xuất các giải pháp tốt nhất nhằm thúc

đẩy nông nghiệp của tỉnh phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Để góp phần vào mục tiêu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn, tác giả luận văn kiến nghị môt số nội dung với các cơ quan quản lý vĩ mô, với UBND tỉnh Bình Định và Sở NN & PTNT Bình Định như sau:

- Tiếp tục khuyến khích, thu hút mạnh mẽ đầu tư tư nhân: Nghiên cứu ban hành các chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư

trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn - Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các dự án đầu tư nông nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nông nghiệp Bình Định (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(26 trang)