MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀN ƯỚC:

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề án "Chiến lược thị trường của công ty thương mại Hà Nội" pptx (Trang 31 - 35)

1. Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại hoạt động thương mại

Môi trường kinh doanh là toàn bộ các điều kiện trong đó ** các hoạt động kinh doanh như: thị trường, hạ tầng cở, hệ thống luật pháp, hệ thống chính sách của nhà nước và các yếu tố tổ chức…ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Hoạt động thương mại mặc dù đã chuyển sang môi trường kinh doanh theo cơ thế thị trường, nhưng do thị trường và các yếu tố của môi trường kinh doanh hình thành chưa đồng bộ, kém phát triển và còn bị ảnh hưởng môi trường cũ khá nặng nề. Vì vậy chưa tạo điều kiện bình đẳng trong kinh doanh, hạn chế sự phát triển của sản xuất kinh doanh. Do đó việc hình thành môi trường kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với việc khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

Để hoàn thiện môi trường kinh doanh cần giải quyết một số vấn đề:

- Phát triển đồng bộ các loại thị trường khác nhau như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thương mại, lao động nhằm từng bước tạo lập một thị trường thống nhất và hoàn chỉnh.

- Đẩy mạnh xây dựng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. Hệ thống hạ tầng nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá, tạo môi trường hấp dẫn, thu hút đầu tư…

2. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác dự báo thị trường và mạng lưới thông tin. mạng lưới thông tin.

Hoạt động quản lý và kinh doanh của ngành thương mại không chỉ đơn thuần dựa vào kinh nghiệm và cần phải nắm chắc phương hướng vận động và phát triển của thị trường trong và ngoài nước. Muốn tham gia thâm nhập và phát triển thị trường thì các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, dự báo được khuynh hướng và sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên, công tác dự báo này sẽ mất rất nhiều thời gian của doanh nghiệp và đôi khi doanh nghiệp không có đủ năng lực để thực hiện. Do đó doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ hơn thông tin về thị trường mà doanh nghiệp tham gia. Trong công tác dự báo thị trường hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước nên tập trung dự báo một số thị trường trọng điểm, đối với các doanh nghiệp thương mại. Trong nền kinh tế thị trường, ngoài việc cung cấp các thông tin kinh tế thương mại đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với các doanh nghiệp thương mại. Hiện nay trong công tác cung cấp thị trường đã có: Trung tâm thông tin thương mại (thuộc Bộ thương mại) Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam…Tuy nhiên, các tổ chức này cần phải nối kết lại thành một mạng lưới hoàn chỉnh thông qua mạng Internet. Có vậy, doanh nghiệp hoạt động thương mại mới dễ dàng cập nhập thông tin nhanh và chính xác.

3. Đổi mới cơ chế chính sách thương mại đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa và hội nhập kinh tế. hóa- Hiện đại hóa và hội nhập kinh tế.

Cơ chế và hệ thống chính sách thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. Một cơ chế và hệ thống chính sách phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng được các yêu cầu của quá trình CNH – HĐH và hộ nhập kinh tế sẽ giúp các doanh nghiệp thương mại có cơ hội phát triển,

tăng cường giao lưu thương mại và mở rộng thị trường. Hiện nay, Hà Nội cần phải luôn quan tâm tới một số chính sách như sa: chính sác đầu tư, chính sách xuất khẩu, chính sách đối với các mặt hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, chính sách thị trường.

Đặc biệt trong chính sách thị trường thì Nhà nước cần tập trung vào việc giải quyết các vấn đề như: đa phương hoá, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, củng cố thị trường đã có, kết hợp mở rộng thêm mới cho các doanh nghiệp hoạt động, phát triển đồng bộ các loại thị trường: điều tiết kịp thời thị trường ngăn chặn có hướng kịp thời nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường.

4. Tạo môi trường pháp lý huy động vốn đầu tư

Một trong những khó khăn, trở ngại lớn nhất ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành thương mại, thủđô Hà Nội là tình trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp thương mại và vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển thương mại. Mặt khác, vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng thiếu. Do đó, huy động nguồn vốn đối với ngành thương mại vừa có tính chất bức xúc, vừa là điều kiện cơ bản để thực hiện phát triển ngành.

Vì vậy, Nhà nước cần phải huy động vốn từ tất cả các nguồn (nguồn ngân sách, vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn ODA và viện trợ của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn vậy của các tổ chức tín dụng, nguồn vốn của doanh nghiệp và trong dân cư…cho ngành. Vốn huy động nhằm đầu tư vào việc cải tạo và xây dựng các trung tâm thương mại, trung tâm xúc tiến thương mại, chợ, siêu thị, các liên hiệp khu công nghiệp chế biến thành phẩm, kho thông dụng đầu mối, cửa hàng miễn thuế…Muốn vậy, Hà Nội cần cải thiện môi trường cho các nhà đầu tư như:

- Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các công ty xuất nhập khẩu thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

5. Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thương mại

Để có được đội ngũ lao động trong ngành thương mại có đủ khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu về phát triển thương mại trong điều kiện mở của hội nhập quốc tế. Nhà nước cần có các chính sách và giải quyết về đào tạo và phát triển nhân lực cụ thể:

Để bổ sung cho lực lượng hiện có.

Tiêu chuẩn hoá cán bộ trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ làm căn cứ cho việc tuyển dụng, bồi dưỡng và đánh giá cán bộ.

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ, nghiệp vụ, có năng lực kinh doanh đặc biệt là đội ngũ lao động và quản lý.

- Có chính sách khuyến khích cho các cán bộ trẻ có nguồn lực và đã qua công tác thực tếđi đào tạo tại nước ngoài để sau này trở về phục vụ cho việc nâng cao công nghệ trong ngành thương mại.

6. Một số giải pháp khác

Một là: Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu:

Xuất khẩu là một trong những lĩnh vực của hoạt động thương mại, việc tạo nguồn hàng xuất khẩu ở trong nước có chất lượng cao là yêu cầu hết sức cần thiết để giúp các doanh nghiệp thương mại hoạt động và phát triển. Nhà nước cần có các chương trình, kế hoạch để phát triển ngành công nghiệp này nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động của ngành thương mại, tạo thế vững cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Hai là:Cải cách quản lý hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại phục vụ khách hàng với thời gian nhanh nhất và giảm chi phí tại một số khâu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề án "Chiến lược thị trường của công ty thương mại Hà Nội" pptx (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)