8. Các cấu trúc điều khiển
8.5.2. Cú pháp break
Các vòng lặp for, while và do…while sẽ kết thúc thực hiện khi điều kiện là false. Tuy nhiên vòng lặp có t h ể k ết thúc b ất cứ l úc nào n ếu dùng l ệnh break. Khi được sử dụng trong một vòng lặp, lệnh break làm dừng ngay vòng lặp đó và không thực hiện thêm nữa.
Cú pháp của cấu trúc break như sau:
i. break
ii. breaklabel
i. Sử dụng break mà không có một label, chương trình sẽ thoát khỏi vòng lặp while, do…while, for hoặc câu lệnh switch ngay lập tức và chuyển điều khiển tới câu lệnh theo sau.
ii. Khi chúng ta sử dụng break với một nhãn (label), nó nhảy tới câu lệnh được gán nhãn cụ thể.
Ví dụ:Tìm một phần tử trong mảng
for (i = 0; i < a.length; i++) { if (a[i] = theValue)
break; }
8.5.3.Cấu trúc continue
Một lệnh đặc biệt khác cũng có thể được sử dụng trong vòng lặp là lệnh continue. Continue dừng ngay lần lặp hiện tại và quay lại kiểm tra điều kiện để thực hiện lần lặp tiếp theo. Nó có thể được sử dụng để khởi động lại một câu lệnh while, do…while, for hoặc câu lệnh label.
Cú pháp của câu lệnh continue như sau:
i. continue
ii. continue label
i. Khi sử dụng câu lệnh continue mà không có label, thì nó dừng lần lặp hiện tại của câu lệnh while, do…while, hoặc for và tiếp tục thi hành vòng lặp ở lần lặp tiếp theo. Trái với câu lệnh break, continue không kết thúc sự thi hành của toàn bộ vòng lặp. Trong vòng lặp while, nó nhảy ngược trở lại biểu thức logic. Trong vòng lặp for, nó nhảy tới phần biểu thức thay đổi giá trị.
ii. Khi sử dụng continue với một label, thì nó tiếp tục với câu lệnh được chỉ ra với label đó.
Ví dụ:Vòng lặp while với câu lệnh continue thi hành khi giá trị của i bằng 3.
i = 0; n = 0; while (i < 5) { i++; if (i == 3) continue; n += i; }
8.6.Quản lý lỗi
Trong quá trình thực hiện các dòng lệnh JavaScript, nếu gặp lỗi thì trình duyệt sẽ chấm dứt hoạt động của JavaScript trên trang đó. Để có thể hạn chế và kiểm soát được những lỗi không mong muốn xảy ra thì JavaScript cung cấp cấu trúc giúp người phát triển ứng dụng quản lý lỗi
Cú pháp
try{
Khối lệnh cần thực hiện có thể gây lỗi;
}
catch(error) {
Khối lệnh cần thực hiện trong trường hợp có lỗi;
}
finally{
Khối lệnh luôn được thực hiện;
}
Ví dụ: Kiểm tra hàm đã được xây dựng hay chưa
try{
myFunction();
alert("Hàm có tồn tại"); }
catch(e) {
alert("Có lỗi : " + e.message); } finally { alert("Chú ý cẩn thận!"); } 9.Hàm 9.1.Khái niệm
Hàm là một trong những cấu trúc cơ bản được xây dựng trong JavaScript. Một hàm được định nghĩa là một tập các câu lệnh, thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó.
Mặc dù không nhất thiết phải có, song các hàm có thể có một hay nhiều tham số truyền vào và một giá trị trả về. Bởi vì JavaScript là ngôn ngữ có tính định kiểu thấp nên không cần định nghĩa kiểu tham số và giá trị trả về của hàm.
JavaScript hỗ trợ nhiều hàm định nghĩa sẵn có thể sử dụng đư ợ c n g a y trong các script. Ngoài ra, người dùng có thể tự định nghĩa các hàm khác để sử dụng.
9.2.Xây dựng hàm tự định nghĩa
Cú pháp
functionTên_hàm(thamso1, thamso2,..) {
Khối lệnh;
return <value>; }
Ví dụ:
Chú ý:
Các hàm không thể lồng nhau. Có nghĩa là một hàm không thể được định nghĩa bên trong thân một hàm khác.
Tất cả các tham số được truyền cho các hàm là tham trị, nghĩa là những tham số đó có giá trị không thay đổi sau khi gọi hàm bất kể hàm có thay đổi chúng hay chưa. Tuy nhiên, nếu truyền một đối tượng như một tham số cho một hàm và hàm thay đổi các thuộc tính của đối tượng đó, thì sự thay đổi đó được giữ lại sau khi gọi hàm.
Ví dụ:
function myFunc(theObject) { theObject.make = "Toyota"; }
mycar = {make:"Honda", model:"Accord", year:1998}; x = mycar.make; // Trả về Honda
myFunc(mycar); // Truyền đối tượng mycar cho hàm
y = mycar.make; // Trả về Toyota (thuộc tính bị thay đổi bởi hàm)
Có thể khai báo hàm không tên (thường dùng cho các sự kiện)
Ví dụ:
document.onkeypress = function(e) {
alert("Một phím trên bàn phím vừa được nhấn"); }