+ Nhận biết người đối diện
+ Nhận biết bản thân
+ Giao tiếp phi ngôn ngữ để kiểm soát bản thân và đối tác - Tập hợp các điệu bộ, cử chỉ. + Mặt và đầu + Thân thể + Tay + Bàn tay + Chân
2. Tạo sự tin tưởng trong đàm phán
Sự tin tuởng của đối tác đối với mình là chìa khóa giúp đàm phán thành công. Đối tác càng tin vào sự thành thật, tính liêm chính và độ tin cậy của bạn, bạn càng có cơ hội tiến đến kết quả thắng – thắng. Nếu vì một lý do nào đó mà đối tác không tin tưởng vào bạn, bạn sẽ thấy khó có sự nhân nhượng dù là nhỏ nhất.
Tạo sự tin tưởng với đối tác thông qua một số biểu hiện cụ thể
- Chứng minh năng lực của mình: Cho đối tác thấy được sự thành thạo về chuyên môn của mình và nhiệt tình tiến tới kết quả đàm phán sẽ tạo được tin tưởng.
- Đảm bảo cử chỉ điệu bộ của bạn đúng với lời nói.
- Tạo phong thái chững chạc. Một phong thái chỉnh tề, chững chạc rất quan trọng. Tạo ra được một diện mạo tố, lựa chọn từ khi nói một cách cẩn thận, giọng nói rõ ràng tự tin và giao tiếp mắt sẽ giúp cho đối tác đánh giá tốt và tin tưởng vào bạn.
- Giao tiếp với mục đích tốt đẹp. Một số khiếm khuyết trong giao tiếp có thể được bỏ qua nếu đối tác biết được bạn có mục đích tốt đẹp.
- Làm những gì đã hứa. Mối quan hệ tin tưởng giữa hai bên sẽ luôn được duy trì nếu các bên đều giữ lời hứa và tôn trọng sự thỏa thuận. Độ tin cậy là một yếu tố quan trọng trong quyết định có tiến hành các cuộc đàm phán lần sau không.
- Lắng nghe. Chăm chú lắng nghe ý kiến của đối tác, quan sát tư thế của người đó sẽ giúp bạn biết có tin tưởng được không.
- Truyền đạt nhiều thông tin. Giao tiếp – ứng xử càng trung thực và cởi mở càng tạo được sự tin cậy.
- Trung thực – ngay cả khi phải chịu thua thiệt. Nếu đối tác sai sót khi đưa ra những con số, mặc dù có thể có lợi, bạn hãy nhắc anh ta. Đối tác lúc đó sẽ tin tưởng hơn vào bạn.
- Kiên nhẫn. Trong đàm phán, kiên nhẫn là một đức tính rất đáng quý. Không ai thích bàn chuyện với người bán hàng nhanh, chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng. Sự kiên nhẫn đem lại sự tin tưởng và quyết định đúng đắn. Cuộc đàm phán nào cũng có một kỳ hạn cuối cùng. Bất cứ một người đàm phán nào trong lòng nói chung cũng có một sự tính toán là trước thời điểm ấy sẽ đi đến một thỏa thuận về một điều gì đó. Người tham gia đàm phán thường hay đợi đến thời hạn cuối cùng mới chịu nhượng bộ hoặc thỏa hiệp. Bởi vậy, trong khi đàm phán, có một sự kiên nhẫn rất lớn, để chờ thời cơ chín muồi.