CÔNG CỤ THUẾ

Một phần của tài liệu Tiểu luận bảo hộ mậu dịch (Trang 31)

This document was created usingSolid Converter

3.1. CÔNG CỤ THUẾ

– Xây dựng hệ thống thuế theo hướng minh bạch, hiện đại, phù hợp với chuẩn mực và chế độquốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, góp phần làm cho doanh nghiệp trong nước sớm làm quen với các quy định quốc tế đểkhi tham gia thương mại quốc tếkhông bịbỡngỡ.

– Mở rộng mặt hàng phải chịu thuế thu nhập đặc biệt, tăng thuế đối với những mặt hàng gây tổn thất nghiêm trọng cho xã hội như: thuốc lá, rượu, casino….

– Đa dạng hóa biện pháp tính thuế: tính thuế theo giá, tính thuế theo sản lượng…. Nên áp dụng tính thuế theo sản lượng đối với các mặt hàng nhập thiết yếu nhưng giá trên thịtrường thếgiới thường xuyên biến động như: dầu mỏ… góp phần bìnhổn giá cảtrong nước.

– Các cơquan thuế phải tích cực rà soát các đơn vịsản xuất kinh doanh, đơn vị xuất nhập khẩu, giảm thiểu tối đa tình trạng chốn lậu thuế. Điều này một mặt nhằm tăng thu cho ngân sách nhà nước, một mặt làm phát huy tối đa công cụthuếquan với mục đích bảo hộbởi nếu doanh nghiệp nhập khẩu trốn lậu được thuếthì họcó thể bán với giá thấp gây khó khăn cho hàng hóa trong nước, làm méo mó tác dụng của thuếquan.

– Tăng cường sử dụng hạn ngạch thuế quan trong hoạt động xuất nhập khẩu bởi nó khai thác được được ưu điểm của hai biện pháp là hạn ngạch và thuế

This document was created usingSolid Converter Solid Converter

To remove this message, purchase the product athttp://www.SolidDocuments.com/ http://www.SolidDocuments.com/

quan. Qua đó vừa hạn chế được hàng nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam, vừa tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước trong khi việc sử

dụng công cụnày không vi phạm quy định của WTO.

3.2. CÔNG CỤ PHI THUẾ

– Đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu tạo thuận tiện, nhanh chóng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình cấp phép và thông quan, thu hút đầu tưvào Việt Nam.

– Tiếp tục sửdụng hạn ngạch trong một sốmặt hàng có tầm quan trọng chiến lược nhưvàng, xửlý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Qua đó góp phần

ổn định tình hình kinh tếxã hội.

– Trợcấp có chọn lọc cho những mặt hàng gặp khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như xuất khẩu nhưng thực sự có tiềm năng phát triển. Tránh tình trạng trợ cấp một cách tràn lan, không chọn lọc gây ra lãng phí nguồn lực và làm suy giảm sức cạnh tranh. Bên cạnh đó còn phải có biện pháp trợcấp hợp lý theo hướng trợ cấp khi nhận thấy việc sản xuất và tiêu thụthực sự gặp khó khăn, khi đã có những dấu hiệu tích cực và có thểtựđứng vững được thì phải dừng ngay việc trợcấp bởi nếu trợcấp lâu dài sẽ dẫn đến nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh để gia nhập ngành sản xuất được hưởng trợ cấp. Hậu quả là nhiều nhà máy không hoạt động hết công suất gây lãng phi nguồn lực của xã hội. Một minh chứng cho hiện trạng trênở

Việt Nam là có thời kì nhà máy đường mọc lên nhiều nhưng có 17/47 nhà máy hoạt độngởmức 50% công suất.

– Tăng cường thực hiện các biện pháp khuyến khích xuất khẩu như: thưởng kim ngạch, thưởng thành tích, các biện pháp hỗ trợ về mặt tài chính: tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất, gia tăng kỳ hạn trảnợ…

– Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, kết hợp với đầu tư trang thiết bị đo lường hiện đại, thực hiện This document was created using

Solid Converter

To remove this message, purchase the product athttp://www.SolidDocuments.com/ http://www.SolidDocuments.com/

tốt công tác quản lý thịtrường cũng nhưkiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu để nâng cao tiêu chuẩn hàng hóa sản xuất trong nước cũng như hàng hóa nhập khẩu. Một mặt góp phần nâng cao chất lượng hàng tiêu dùng trong nước , tạo thương hiệu của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới, mặt khác góp phần hạn chếnhững hàng hóa không đủtiêu chuẩn nhập vào trong nước.

– Vận hành linh hoạt công cụtỷgiá. Đây là một công cụ rất hữu hiệu trong bảo hộ mậu dịch không nằm trong quy định cấm của tổ chức nào mà Việt Nam gia nhập. Tuy nhiên, nó đòi hỏi phải vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

Cách thức chính được vận dụng là phá giá tiền tệ làm cho đồng nội tệ được định giá thấp so với ngoại tệkhiến cho hàng nội địa rẻmột cách tương đối so với hàng nước ngoài. Qua đó, kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. áp dụng với thực tế Việt Nam, với đặc thù là một nước nhập siêu và đang trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, do đó, Việt Nam cần nhập khẩu nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến (chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch nhập khẩu). Hơn nữa, do chưa tự chủ được nguyên liệu, máy móc phục vụhàng xuất khẩu cũng như ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu chưa phát triển nên hơn 2/3 giá trị hàng xuất khẩu có nguồn gốc từ nhập khẩu nên việc phá giá tiền tệ với mục đích thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu vô hình chung đã chặn đứng con đường nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu. Vì vậy, cán cân thương mại chẳng những không được cải thiện mà còn thâm hụt nặng nề hơn. Hơn nữa, nền sản xuất trong nước càng khó có cơ hội tiếp xúc với công nghệ tiên tiến.

Một phần của tài liệu Tiểu luận bảo hộ mậu dịch (Trang 31)