- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
f. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt
cải thiện rõ rệt
• Số lượng lao động có việc làm trong nền kinh tế đã tăng nhanh, gđ 1995-2000 trung bình mỗi năm đã tạo ra 1,3 triệu việc làm mới. Thu nhập của dân cư tăng bình quân 10%. GDP/người đạt gần 400USD/năm. Số hộ giàu tăng lên và đến nay đã đạt trên 10%, số hộ nghèo giảm xuống từ 55% (năm 1989) xuống còn 11,4% vào năm 2000.
• Số người đi học bình quân tính trên 1 vạn dân đã tăng từ 1.834 người năm 1990 lên 2.171 người năm 1995. Tỷ lệ người biết đọc, biết viết tăng từ 88% năm 1989 lên 93% năm 2000. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng từ 0,464 năm 1992 lên 0,671 năm 2000, xếp thứ 108 trong số 174 nước.
3. Hạn chế
• Nền kinh tế nước ta vẫn chủ yếu là nông nghiệp; công nghiệp còn nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kém phát triển; cơ sở vật chất – kỹ thuật chưa xây dựng được bao nhiêu. Mặc dù cơ cấu các ngành trong GDP có sự chuyển dịch rõ rệt, nhưng cơ cấu lao động chậm biến đổi. Hiện nay, hơn 75% dân số vẫn sống ở nông thôn, lao động nông nghiệp vẫn chiếm 60% trong tổng lao động xã hội.
• Nước ta còn nghèo nhưng chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dung, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế và đầu tư phát triển còn thấp.
3. Hạn chế
• Nền kinh tế có mức tăng trưởng khá nhưng năng suất, chất lượng và hiệu quả còn thấp.
• Vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế - xã hội còn yếu: khả năng kiềm chế lạm phát chưa vững chắc. Ngân sách thu không đủ chi, tỷ lệ bội chi ngân sách còn cao.
• Tình trạng bất công xã hội, tham nhũng, buôn lậu, vi phạm kỷ cương còn nặng và phổ biến
-> Nguyên nhân: một mặt là do hậu quả của nhiều năm trước đây để lại và do những tác động bất lợi của tình hình thế giới; mặt khác, còn do những khuyết điểm trong công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước.