Môi trường marketing

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược marketing của công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dựng IBST giai đoạn 2014 2019 luận văn ths (Trang 56)

2.3.1.1Môi trường vĩ mô

a. Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường chính trị, pháp luật

Về chính trị: Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn

định hàng đầu trên thế giới. Trong 20 năm trở lại đây, hầu hết các nƣớc trong khu vực đều xảy ra khủng hoảng chính trị, đảo chính, v.v.. thì Việt Nam gần nhƣ không xảy ra vụ việc nào nghiêm trọng. Do đó, tính ổn định chính trị là một yếu tố các nhà đầu tƣ đánh giá cao và là nhân tố quan trọng để các doanh nghiệp yên tâm phát triển, mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

Về chính sách pháp luật: Môi trƣờng chính sách còn chƣa thuận lợi, bản thân các văn bản pháp lý của Việt Nam đang trong quá trình hoàn chỉnh, năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia xây dựng và thực thi chính sách còn

nhiều hạn chế. Đặc biệt, chính sách liên quan đến Ngành Xây dựng trong những năm gần đây thƣờng xuyên có sự thay đổi:

+ Về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình: Ngày 07/02/2005 Chính phủ ban hành Nghị định 16/2005/NĐ-CP về “Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình”, Nghị định này hƣớng dẫn thi hành Luật xây dựng về lập, thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng công trình; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tƣ xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và giám sát xây dựng công trình. Nghị định 16/2005/NĐ-CP thi hành đƣợc 1 năm 7 tháng thì Chính phủ lại ban hành Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005. Và rồi 4 năm sau, ngày 12/2/2009 Nghị định 12/2009/NĐ-CP (Nghị định này hƣớng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng công trình; thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng công trình; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng) lại thay thế Nghị định 16/2005/NĐ-CP và 112/2006/NĐ-CP; chƣa hết, chỉ 08 tháng sau Chính phủ lại ban hành Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ- CP.

+ Về quản lý chất lƣợng thi công xây dựng công trình: Sau khi Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 có hiệu lực, Chính phủ ban hành Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2000 về Quản lý chất lƣợng công trình xây dựng; đến năm 2008 Nghị định này lại đƣợc sửa đổi bổ sung bằng Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008; tiếp đó Chính phủ lại ban hành Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 để thay thế cho hai nghị định nêu trên với rất nhiều thay đổi.

Qua hai ví dụ nêu trên có thể thấy các chính sách của Chính phủ về ngành Xây dựng thƣờng xuyên có sự thay đổi, ngoài ra còn phải kể đến hàng loạt những thông tƣ hƣớng dẫn cho các nghị định phải ban hành mới mỗi khi có nghị định mới đƣợc ban hành, những thông tƣ này cũng thƣờng xuyên có sự thay đổi điều chỉnh, thậm chí có trƣờng hợp các thông tƣ hƣớng dẫn còn quy định khác với nghị định gây ra nhiều hệ lụy nhƣ chúng ta đã chứng kiến trong thời gian gần đây liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Việc các chính sách pháp luật thƣờng xuyên thay đổi khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh gặp nhiều khó khăn, dễ xảy ra sai sót gây ra nhiều kết quả tiêu cực cũng nhƣ phải thƣờng xuyên điều chỉnh lại hoạt động doanh nghiệp cho phù hợp với chính sách mới.

b. Phân tích sự ảnh hưởng của các điều kiện văn hoá xã hội

Với hơn 90 triệu dân, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng dân số tuy đã giảm nhiều song quy mô dân số còn khá lớn, đồng thời là nƣớc nằm trong nhóm các nƣớc có mật độ dân số cao nhất thế giới, bên cạnh đó, ngƣời Việt Nam lại thƣờng có quan niệm “an cƣ thì mới lạc nghiệp”, phần lớn ngƣời Việt Nam đểu mong muốn có một chỗ ở ổn định, do đó nhu cầu về nhà ở đã, đang và sẽ là rất lớn, đặc biệt là tại các thành phố lớn.

Với quy mô dân số lớn, chúng ta có đƣợc nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, tuy nhiên, chất lƣợng nguồn nhân lực cũng là một vấn đề cần phải đƣợc xem xét, tình trạng thừa thầy thiếu thợ cũng là một vấn đề lớn của Ngành Xây dựng, hàng năm số lƣợng kỹ sƣ đƣợc đào tạo, ra trƣờng là rất lớn nhƣng việc đào tạo không đi liền với thực tiễn khiến cho các doanh nghiệp gần nhƣ đều phải đào tạo lại chuyên môn khi tuyển dụng vào doanh nghiệp. Lực lƣợng lao động phổ thông trong Ngành Xây dựng chủ yếu đến từ nông thôn, nên nhiều

lao động chƣa qua đào tạo bài bản, thậm chí chƣa qua đào tạo, sức khỏe không đồng đều, ý thức chấp hành kỷ luật công nghệ chƣa cao.

c. Phân tích sự ảnh hưởng của thay đổi công nghệ

Nhìn chung, sau 25 năm hội nhập, nhà thầu trong nƣớc đã có những bƣớc tiến lớn về năng lực, cả về tài chính, công nghệ - kỹ thuật và nhân lực. Nhiều nhà thầu trong nƣớc đã chứng minh điều này bằng việc thực hiện thành công các gói tổng thầu EPC lớn (bao gồm thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình), tạo đƣợc niềm tin cho các chủ đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

Trong khối doanh nghiệp Nhà nƣớc điển hình là các thƣơng hiệu nhà thầu lớn nhƣ LICOGI, VINACONEX, COFICO, Sông Đà, đã từng bƣớc vƣơn lên rất nhanh, cả trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông. Khu vực tƣ nhân nổi bật là CTCP Xây dựng Cotec (CTD), CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (HBC) v.v.., đã có đủ năng lực để cạnh tranh với nhà thầu quốc tế.

Trƣớc đây để xây một chung cƣ chừng 15 - 20 tầng với 1 đến 2 tầng hầm thì các nhà thầu Việt Nam rất lúng túng. Nhƣng bây giờ một tòa nhà 40- 45 tầng, các nhà thầu Việt Nam, nhất là các nhà thầu hàng đầu trong nƣớc đã có thể tự thi công đƣợc những công trình này (không kể đến những dự án đòi hỏi kỹ thuật và máy móc chuyên biệt mà doanh nghiệp Việt Nam chƣa có và cần phải có sự tham gia của nhà thầu nƣớc ngoài).

Nhìn chung, trình độ công nghệ của các nhà thầu trong nƣớc đã có sự cải thiện đáng kể, các công nghệ tiên tiến đang đƣợc ứng dụng ngày càng rộng rãi. Chẳng hạn nhƣ với công nghệ bê tông cốt thép ứng suất trƣớc, cách đây khoảng 05 - 07 năm thì tại Hà Nội số doanh nghiệp sử dụng công nghệ này chỉ có thể đếm đƣợc trên đầu ngón tay thì nay số doanh nghiệp ứng dụng

công nghệ này ngày càng lớn, số lƣợng dự án sử dụng công nghệ này ngày càng nhiều.

d. Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là kể từ sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, qua đó mang lại rất nhiều cơ hội nhƣng cũng không ít thách thức, điều này thể hiện rõ ở việc nền kinh tế Việt Nam luôn có mức tăng trƣởng cao nhƣng cũng đối mặt với không ít khó khăn:

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu phát triển của kinh tế Việt Nam

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tăng GDP (%) 5,66 5,4 6,42 6,24 5,25 5,42 CPI (%) 19,89 6,52 11,75 18,58 9,21 6,04 Nợ công (%GDP) 36,2 41,9 56,5 54,9 55,7 56

(Nguồn: https://gso.gov.vn)

Bất ổn vĩ mô kéo dài, lạm phát cao, tăng trƣởng suy giảm, số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng; nợ công tăng nhanh, từ mức 36,2% GDP năm 2008 đã lên đến 56% GDP năm 2013. Điều này xuất phát từ việc Việt Nam hiện vẫn có cơ cấu kinh tế lạc hậu: Công nghiệp chủ yếu là gia công, hàm lƣợng nội địa và giá trị gia tăng thấp; Nông nghiệp vẫn là nền sản xuất nhỏ phân tán manh mún, năng suất lao động và giá trị gia tăng trên 1 ha đất thấp, Tiềm năng giải phóng của khoán hộ và kinh tế hộ đang dần vơi cạn; cơ cấu các thành phần kinh tế bất ổn, không phát huy đƣợc tiềm năng của khu vực tƣ nhân; Quan điểm kinh tế nhà nƣớc là chủ đạo dẫn đến sự gia tăng tính độc

quyền của doanh nghiệp nhà nƣớc. Ngoài ra, mô hình tăng trƣởng chủ yếu dựa vào sự gia tăng các yếu tố đầu vào và khai thác tài nguyên để xuất khẩu; năng suất lao động thấp cũng là một yếu tố ảnh hƣởng.

Trong các khu vực kinh tế, ngành Xây dựng đóng góp khá lớn vào tăng trƣởng kinh tế, theo số liệu năm 2013 của Tổng cục Thống kê, ngành Xây dựng đã trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho trên 3,4 triệu lao động (chiếm 5,2% lực lƣợng lao động cả nƣớc); và đóng góp 5,94% vào tổng sản phẩm nội địa (GDP), đứng thứ năm (sau ngành nông nghiệp, sản xuất, thƣơng mại và khoáng sản); giá trị sản xuất ngành Xây dựng cũng liên tục tăng trƣởng ở mức cao. Tuy nhiên, chịu ảnh hƣởng của bất ổn vĩ mô, thị trƣờng ngành Xây dựng trong những năm gần đây đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trƣờng Bất động sản, vốn đầu tƣ của các dự án bị cắt giảm, thị trƣờng trầm lắng, tỉ lệ hàng tồn kho và nợ xấu cao.

Đối tƣợng kinh doanh chủ yếu của IBST COTEC là các dự án nhà cao tầng, nên cho dù thị trƣờng vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển thì những khó khăn của thị trƣờng Xây dựng nói chung và thị trƣờng Bất động sản nói riêng cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của IBST COTEC do nhiều dự án bị dừng triển khai, thị trƣờng bị thu hẹp, mức độ cạnh tranh tăng cao.

2.3.1.2Môi trường ngành

a. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nƣớc mà còn phải cạnh tranh gay gắt với các công ty đa quốc gia. Công nghệ BTCT DƢL là công nghệ mới đƣợc du nhập từ nƣớc ngoài vào Việt Nam, do đó các công ty Việt Nam (trong đó có IBST COTEC) sử dụng công nghệ này phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sử

dụng công nghệ nói trên. Hiện IBST COTEC đang phải cạnh tranh gay gắt với hai doanh nghiệp nƣớc ngoài là:

- Tập đoàn VSL; - Tập đoàn Freyssinet.

Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh còn đến từ các doanh nghiệp chuyên thi công các kết cấu BTCT DƢL trong nƣớc, điển hình nhƣ:

- Công ty CP kỹ thuật Nam Công;

- Công ty CP kỹ thuật xây dựng Phú Mỹ; - Một số doanh nghiệp khác.

Hình 2.2: Thị phần IBST COTEC và một số đối thủ cạnh tranh chính

( Lĩnh vực thi công sàn BTCT DƯL)

( Nguồn: Phòng Kinh doanh và Xuất nhập khẩu - IBST COTEC)

- Tập đoàn Freyssinet: Tập đoàn Freyssinet đƣợc thành lập năm 1943

tại Pháp, một trong ba sáng lập viên tập đoàn là Eugèn Freyssinet ngƣời phát minh ra công nghệ DUL. Ngày nay Tập đoàn Freyssinet đƣợc biết đến nhƣ là

một tập đoàn hàng đầu tại lĩnh vực xây dựng với các hoạt động về: Các công trình công cộng; dân dụng; Công nghiệp. Tập đoàn Freyssinet đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993 thông qua việc mở văn phòng đại diện và tới năm 2003 thì chính thức thành lập công ty Freyssinet Việt Nam. Một số công trình xây dựng nhà cao tầng tiêu biểu mà Freysinet đã thi công tại Việt Nam:

Metropolitan Hotel; Sheraton Hotel; Central Plaza; Hanoi Lake view.

- Tập đoàn VSL: Tập đoàn VSL đƣợc bắt đầu từ những từ những xáo

trộn ở Châu Âu vào năm 1943 khi công ty xây dựng chính Losinger ở Thụy Sĩ thấy đƣợc những ứng dụng tiềm năng của kỹ thuật dự ứng lực mới. Công ty đã giành đƣợc quyền sử dụng không độc quyền phƣơng pháp này trên khắp đất nƣớc Thụy Sĩ nhƣ một phƣơng tiện để tăng năng lực sản xuất và giới thiệu những giải pháp mới với thị trƣờng Thụy Sĩ. Năm 1954 Losinger đã thành lập công ty Précontrainte SA ở Lausanne với mục đích phát triển và ứng dụng hệ thống bản quyền ra ngoài đất nƣớc Thụy Sĩ. Thƣơng hiệu VSL ra mắt năm 1958 và logo sớm đƣợc công nhận trên toàn thế giới. VSL đã đặt chân tới Việt Nam với việc thành lập VSL Vietnam Ltd, địa chỉ tại Phòng 212 E-Town Building- Phƣờng 13 Quận Tân Bình - Tp Hồ Chí Minh. Một số công trình xây dựng nhà cao tầng tiêu biểu mà VSL đã thi công tại Việt Nam: The Pride Tower -Block B1,B4; Keangnam Hanoi Landmark Tower; Bitexco Financial Tower; Vincom Center B- TpHCM.

Các doanh nghiệp nước ngoài là những đối thủ cạnh tranh chính của IBST COTEC. Họ có ưu thế là thương hiệu đã được khẳng định trên toàn thế giới, có tiềm lực tài chính hùng hậu, có hệ thống quản lý chất lượng và trang thiết bị tiên tiến, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này có nhược điểm là bộ máy quản lý tương đối cồng kềnh, giá thành sản phẩm cao.

- Công ty CP kỹ thuật Nam Công: Công ty CP kỹ thuật Nam Công (NamCong) đƣợc thành lập vào tháng 9 năm 2009, nhân sự sáng lập công ty là những ngƣời có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và ứng dụng chuyên sâu kỹ thuật DUL cho các kết cấu công trình giao thông và công trình xây dựng dân dụng & công nghiệp. Một số công trình xây dựng nhà cao tầng tiêu biểu mà NamCong đã thi công: Khách sạn Royal Palace; C.T Plaza; Babylon Residence; Trung Nam Tower.

- Công ty CP kỹ thuật xây dựng Phú Mỹ: Công ty CP kỹ thuật xây dựng

Phú Mỹ (PMEC) đƣợc thành lập từ nền tảng là công ty tƣ vấn kỹ thuật xây dựng trong lĩnh vực xây dựng dân dụng. PMEC hoạt động trong các lĩnh vực: Tƣ vấn kỹ thuật, Thi công xây dựng, Công nghệ DUL, Giải pháp xây dựng. Một số công trình xây dựng nhà cao tầng tiêu biểu mà PMEC đã thi công:

Carina Plaza; Agrex Building; Lanphuong Plaza; IC Royal Tower.

Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là các doanh nghiệp mới được thành lập, tuy nhiên những doanh nghiệp này cũng có tiềm lực tài chính tương đối mạnh và hoạt động rất năng động, hiện các doanh nghiệp này tiếp cận thị trường chủ yếu theo hướng liên kết với các doanh nghiệp thi công xây lắp lớn để làm thầu phụ thi công phần kết cấu sàn BTCT DƯL tại các dự án các doanh nghiệp này là tổng thầu.

Hiện nay cả 4 đối thủ cạnh tranh chính của IBST COTEC đều tập trung thị phần vào thị trƣờng khu vực Phía Nam, tại Hà Nội và các khu vực phụ cận, cả 4 doanh nghiệp trên đều tham gia chiếm lĩnh thị trƣờng nhƣng hiện nay IBST COTEC vẫn giữ đƣợc thị phần khoảng trên 50%.

Nhƣ vậy, cùng với việc các công ty đa quốc gia đang đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam là các doanh nghiệp trong ngành cũng đang đẩy mạnh việc

phát triển thị trƣờng. Do đó, việc cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh hiện tại có thể nói là cũng đang diễn ra rất gay gắt.

b. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Nhóm đối thủ cạnh tranh tiềm năng đầu tiên phải kể đến là các nhà thầu xây lắp lớn nhƣ: Tổng công ty Sông Đà và các công ty thành viên, Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX) và các công ty thành viên, Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình, Công ty CP xây dựng Cotec (COTECCONS) v.v... Các doanh nghiệp này có tiềm lực mạnh mẽ, có nhiều kinh nghiệm trong việc thi công xây dựng công trình, những rào cản về công nghệ của kết cấu BTCT DƢL không khó để các doanh nghiệp này vƣợt qua, lại có sẵn đầu ra là các dự án các doanh nghiệp này làm

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược marketing của công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dựng IBST giai đoạn 2014 2019 luận văn ths (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)