Hiện trạng dân số

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng quan về kinh tế xã hội vùng bờ liên quan tới hệ thống vũng vịnh (Trang 30 - 32)

Vùng bờ là nơi tập trung dân c− rất đông đúc. Theo kết quả điều tra của Đề tài KC.09.11, dân số toàn vùng bờ năm 2003 khoảng 21,4 triệu ng−ời, chiếm 28.7% dân số cả n−ớc, trong đó dân số thành thị chiếm 38,8% và dân số nông thôn chiếm 61,2% tổng dân số vùng bờ.

Động thái phát triển dân số vùng bờ trong 10 năm qua cho thấy, mức tăng dân số hàng năm khá cao, khoảng 440.000 ng−ời/năm, đạt tốc độ tăng trung bình 1,8 - 2,0 %/năm, cao hơn tốc độ tăng dân số bình quân cả n−ớc. Nguyên nhân chính là do công tác dân số kế hoạch hoá gia đình thực hiện ch−a hiệu quả. Quan niệm về gia đình đông con và phải có con trai để đảm đ−ơng công việc đi biển của dân c− các vùng nông thôn vùng bờ còn khá nặng nề nên tỷ lệ sinh ở đây cao, làm cho tốc độ tăng dân số chung của vùng bờ th−ờng cao hơn các vùng khác trong nội địa. Mặt khác vùng bờ còn là nơi có tỷ lệ tăng dân số cơ học khá lớn. Từ khi đất n−ớc chuyển đổi sang cơ chế thị tr−ờng, việc khai thác tài nguyên vùng bờ mang lại hiệu quả kinh tế cao cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh đã thu hút một lực l−ợng đáng kể dân c− và lao động từ các nơi khác đến phát triển sản xuất ở đây làm cho dân số vùng bờ tăng nhanh, nhất là ở các đô thị lớn.

Điều đáng chú ý là hiện nay vẫn còn một số l−ợng dân c− không nhỏ sinh sống không ổn định theo kiểu du canh du c− trên thuyền bè ở các vùng cửa sông, vũng vịnh và đầm phá... nên việc kiểm soát và quản lý công tác dân số và KHH gia đình ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Số con trong các gia đình sống bằng nghề sông n−ớc này th−ờng đông hơn nhiều so với các gia đình khác sống ổn định trên đất liền (mỗi gia đình ở đây th−ờng có tới 6 - 7 ng−ời con) đã góp phần đáng kể vào sự tăng dân số nhanh ở vùng bờ.

Một trong những đặc điểm quan trọng ở vùng bờ n−ớc ta là dân c− sống tập trung với mật độ khá cao, đặc biệt ở những thành phố lớn. Tại các huyện có điều kiện đất đai canh tác và có ng− tr−ờng tốt, mật độ dân số th−ờng cao hơn nhiều so với những vùng sâu trong nội địa. Mật độ dân số bình quân ở vùng bờ cao gấp hơn 1,6 lần mật độ dân số trung bình cả n−ớc. Dân c− vùng bờ phân bố rất không đều giữa thành thị và nông thôn cũng nh− giữa các khu vực, trong đó tập trung nhiều nhất ở vùng bờ Bắc Bộ và Trung Bộ, chiếm 34,6% và 35,4% dân số toàn vùng bờ. Các khu vực Đông Nam Bộ và ĐBS Cửu Long chỉ chiếm 19,2% và 10,8% dân số toàn vùng.

Biểu 14: Mật độ dân số trung bình năm 2003 vùng bờ Khu vực vùng bờ Mật độ dân số (ngời/km2) Toàn vùng bờ 398 1. Vùng bờ Bắc Bộ 409 2. Vùng bờ Trung Bộ 331 3. Vùng bờ Nam Bộ 462

Về phân bố dân c− theo thành thị và nông thôn cho thấy, do vùng bờ là

địa bàn thuận lợi để hình thành và phát triển đô thị và các KCN, dịch vụ... nên dân số thành thị chiếm tỷ lệ khá cao, tới 38,8%, gấp 1,5 lần tỷ lệ dân số đô thị cả n−ớc. Tuy nhiên tỷ lệ đô thị hoá của từng khu vực có sự chênh lệch đáng kể. Khu vực vùng bờ Trung Bộ và Đông Nam Bộ có nhiều thành phố lớn nên tỷ lệ dân số thành thị chiếm hơn 40%, trong khi đó tỷ lệ dân số thành thị ở các khu vực khác chỉ đạt d−ới 30%, thậm chí vùng bờ Bắc Bộ dân số thành thị chỉ chiếm khoảng 25% dân số toàn khu vực.

Về chất l−ợng dân số: So với trình độ chung của cả n−ớc, trình độ học vấn của dân c− vùng bờ nhìn chung còn thấp. Tỷ lệ dân số tốt nghiệp phổ thông các cấp đều thấp hơn mức trung bình cả n−ớc và càng lên cấp học cao tỷ lệ này càng giảm. Mặt khác, số học sinh bỏ học ở vùng bờ cũng có xu h−ớng tăng, tạo nên sự phát triển không đều giữa các vùng. Cụ thể là tỷ lệ học sinh tốt nghiệp PTCS ở vùng bờ chỉ chiếm 20,7% dân số toàn vùng, tốt nghiệp PTTH chiếm khoảng 4,6%, tốt nghiệp trung học dạy nghề chiếm 2,0% và tốt nghiệp đại học và cao đẳng chỉ chiếm khoảng 1,0%. Khu vực vùng bờ Bắc Bộ có tỷ lệ tốt nghiệp các cấp cao hơn hẳn mức trung bình của vùng bờ cả n−ớc và tỷ lệ này cũng giảm dần từ Bắc vào Nam.

Biểu 15: Trình độ văn hoá của dân c− vùng bờ.

Đơn vị: % Chỉ tiêu Toàn vùng bờ Vùng bờ BB Vùng bờ TB Vùng bờ NB - Tỷ lệ DS > 6 tuổi biết chữ 88,83 91,86 87,92 85,50 - Tỷ lệ ch−a tốt nghiệp PTCS 58,89 44,71 65,37 72,48 - Tỷ lệ DS tốt nghiệp PTCS 20,58 34,10 14,64 7,82 - Tỷ lệ DS tốt nghiệp PTTH 4,56 6,35 4,37 2,56

- Tỷ lệ tốt nghiệp TH dạy nghề 1,98 2,88 1,76 1,04 - Tỷ lệ tốt nghiệp Đại học, CĐ 0,97 1,23 1,15 0,56

Mức chênh lệch về học vấn giữa thành thị và nông thôn cũng khá lớn. Tại các khu vực thành thị tỷ lệ dân số tốt nghiệp PTCS trở lên th−ờng đạt hơn 47%, trong khi đó ở các khu vực nông thôn tỷ lệ này chỉ đạt d−ới 30% và càng ở cấp học cao sự chênh lệch này càng sâu sắc hơn.

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Nhà n−ớc, các loại hình giáo dục đào tạo không ngừng đ−ợc đa dạng hoá nên trình độ học vấn của dân c− vùng bờ cũng từng b−ớc đ−ợc nâng cao. Song nhìn chung chất l−ợng giáo dục đào tạo còn thấp, ch−a thực sự tạo ra đ−ợc nguồn nhân lực tại chỗ đủ mạnh cả về số l−ợng và chất l−ợng để đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng bờ với tốc độ nhanh trong t−ơng lai.

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng quan về kinh tế xã hội vùng bờ liên quan tới hệ thống vũng vịnh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)