Từ năm 1990, hầu như tất cả các nước trên thế giới đều yêu cầu sản phẩm phải có mã số mã vạch mới được nhập khẩu, sản phẩm của Việt Nam không có mã số mã vạch thì sẽ không thể bán được, hoặc muốn bán được phải chấp nhận để bạn hàng nước sở tại gia công, đóng gói lại, vừa tốn kém vừa phức tạp, dẫn đến tình trạng mất thị trường.
Vì vậy EAN – Việt Nam ra đời (1995) đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách này, đánh dấu nước phát triển mới trên con đường hội nhập của Việt Nam.
áp dụng công nghệ mã số mã vạch giúp các nhà sản xuất dịch vụ thương mại quản lý sản xuất kinh doanh một cách khoa học, thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm trong khâu phân phối, lưu thông hàng hóa, kiểm kê kiểm soát, góp phần bảo hộ bản quyền của hàng hóa, chống sự làm giảm, làm nhái.
Thực tế cho thấy, với ưu điểm của công nghệ mã số mã vạch với ưu điểm của nó là công nghệ không thể thiếu được khi xây dựng một nền kinh tế trong bối cảnh thương mại toàn cầu.
II.2.3 ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO) trong doanh nghiệp
Tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 900 đề cập đến các yếu tố chính trong quản lý chất lượng như chính sách chỉ đạo về chất lượng và nghiên cứu thị trường, thiết kế triển khai sản phẩm, quá trình cung ứng, bao gói phân phối, xem xét, đánh giá nội bộ, dịch vụ sau khi bán hàng, kiểm soát tài liệu, đào tạo. Muốn thành công doanh nghiệp phải có chương trình giáo dục, đào tạo và quản lý chất lượng theo chu kỳ qui định trước.
Tính đến 19/4/2001 mới có khoảng 384 doanh nghiệp trong cả nước nhận chứng chỉ ISO 9000. (Thông tin lấy từ mạng Internet). Đây là con số khiêm tốn.
Mặt khác Việt Nam tham gia vào hàng loạt các tổ chức tiêu chuẩn hoá như FAO vàWTO thành lập. Sắp tới sẽ tham gia vào tiêu ban tiêu chuẩn và chứng nhận phù hợp của APEC. Nếu gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tham gia Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Vì vậy việc nhanh chóng xây dựng hệ thống chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế tại các doanh nghiệp là điều cần thiết và cấp bách để: Khắc phục tình trạng yếu kém về trình độ và thiếu điều kiện trang bị kiểm nghiệm, đo lường để kiểm tra chất lượng. Doanh nghiệp có thể tự kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình trước khi xuất bán.
Doanh nghiệp có thể áp dụng các mô hình hệ thống đảm bảo chất lượng:
- ISO 9000: áp dụng khi doanh nghiệp muốn bảo đảm chất lượng trong thiết kế, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
- ISO 9003: áp dụng khi doanh nghiệp muốn bảo đảm chất lượng trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng, dành cho doanh nghiệp làm ra sản phẩm. Mặt khác, Việt Nam đã có trên 4000 tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế như IEC, codex … Tuy nhiên, hoạt động tiêu chuẩn hoá của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Đặc biệt là hiện nay, vấn đề môi trường ngày càng trở nên hết sức phức tạp, và bức xúc lớn yêu cầu phải giải quyết. Vì vậy, việc xem xét để đưa ISO 1400 vào áp dụng cho hoạt động của các doanh nghiệp là điều cần thiết.
- ISO 14000: Là bộ tiêu chuẩn về môi trường khá toàn diện của tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ( ISO ) và được thiết kế để thống nhất hoá các đòi hỏi về bảo vệ môi trường trên toàn thế giới.
II.2.4. Nâng cao chất lượng vệ sinh thực phẩm bằng cách ứng dụnghệ thống HACCP vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Hệ thống HACCp ( Hazard Analysis Critical Control Point – phân tích các khâu và kiểm soát các khâu trọng yếu ) là hệ thống tiêu chuẩn được thiết kế riêng cho công nghiệp thực phẩm và các ngành có liên quan đến thực phẩm ( chăn nuôi, trồng trọt … ) tập trung vào vấn đề vệ sinh và đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống để phòng ngừa giảm thiểu nguy cơ.
Hệ thống HACCP chỉ có tính bắt buộc đối với các công ty chế biến thực phẩm tại những lãnh thổ thừa nhận HACCP như Mỹ, EU … các công ty thực phẩm nước ngoài không có nghĩa vụ phải tuân thủ các qui định của Mỹ và EU về HACCP. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng trên danh nghĩa, còn trên thực tế nếu nhà nhập khẩu của EU hoặc Mỹ mua nguyên liệu từ nước ngoài thì họ phải chịu trách nhiệm về nguyên liệu đó theo các nguyên tắc HACCP kể từ khi hàng đến cửa khẩu. Cơ chế này buộc họ phải đòi hỏi các nhà xuất khẩu nước ngoài tuân thủ các nguyên tắc HACCP. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nếu muốn thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, thì không còn cách nào khác là phải ứng dụng hệ thống HACCP trong sản xuất và thuyết phục các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ rằng mình đã làm đúng nguyên tắc của hệ thống phòng ngừa nguy cơ này.
II.3 Nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật pháp của Mỹ.
Để vào được thị trường Mỹ, các doanh nghiệp không những phải nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả, mà còn phải thông thạo hệ thống pháp luật Mỹ, nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu. Như đã nói ở trên hệ thống luật pháp của Mỹ rắc rối, phức tạp và chặt chẽ. Mỗi bang lại có sự khác biệt lớn về luật lệ. Ngoài những qui định về thuế quan và hải quan thì xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ các doanh nghiệp phải quan tâm đến Luật trách nhiệm về sản phẩm, mặt khác Mỹ có những qui định chặt chẽ và cụ thể về an toàn sản phẩm, hàng hóa lưu hành trên thị trường Mỹ. Ví dụ như đạo luật chống chất độc, đạo luật về an toàn mỹ phẩm … Ngoài ra, Mỹ là nước bảo vệ chặt chẽ quyền lợi của người tiêu dùng, theo luật hiện hành và bảo vệ người tiêu dùng, các nhà sản xuất, xuất khẩu sang Mỹ phải bảo hành hàng hóa về mẫu mã, qui cách, thành phần, bảo đảm hàng hóa đã bán phù hợp với mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Do nhiều khi kinh suất, nhiều nhà sản xuất đã phải trả giá đắt, tốn nhiều triệu USD cho các vụ kiện cáo của người tiêu dùng. Để trành sai lầm do ít am hiểu luật, các công ty nên tìm đến luật sư trong mỗi thương vụ. Sự tư vấn đúng lúc sẽ cứu lại hàng triệu USD trong khi gặp rắc rối. Đồng thời các luật sư cung cấp những thông tin về những thay đổi thủ tục hải quan thậm chí cả về xu hướng tiêu dùng của khách hàng để công ty kịp nắm bắt.
II.4 Tăng cường công tác tiếp thị thị trường Hoa Kỳ.
Trong thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam rất muốn bán hàng hóa của mình ra nước ngoài, nhưng hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thường qua nước thứ ba. Cái đích của doanh nghiệp Việt Nam là phải đi thẳng vào thị trường Mỹ. Do đó cần phải:
+ Tăng cường tiếp cận thị trường Mỹ bằng cách đến thăm nước Mỹ, phải có thời gian sống chung với họ. Phải tìm hiểu cấu trúc thị trường, dân cư, yếu tố địa lý ảnh hưởng tới sản phẩm của mình như thế nào, từ đó mới có thể cộng tác lâu dài. Doanh nghiệp cần kết hợp hai yếu tố: Trí thông minh và kế hoạch hành động, các kế hoạch này phải được các chuyên gia Mỹ duyệt lại trước khi đi vào thị trường Mỹ để bảo đảm cho phù hợp.
+ Thực hiện các chính sách xúc tiến thương mại một cách hợp lý, độc đáo, bằng nhiều hình thức phương tiện khác nhau, tích cực tham gia hội chợ triểm lãm, trưng bày các Catalo hàng mẫu.
+ Lập văn phòng đại diện ở Mỹ, các văn phòng giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin nhanh hơn, tiếp cận trực tiếp với nhà nhập khẩu, thay mặt công ty thực hiện đàm phán giao dịch, chào hàng giới thiệu sản phẩm Việt Nam.
II. 5 Nâng cao kỹ năng đàm phán với doanh nhân Mỹ
Đặc điểm nổi bật trong Đàm phán với người Mỹ là đi thẳng vào vấn đề, bỏ qua những lời lẽ rườm rà. Ngoài lý do muốn tiết kiệm thời gian, người Mỹ muốn nhanh chóng định đoạt thươg vụ. Nếu không có khả năng họ chấm dứt ngay và dành thời gian để tiếp xúc thương lượng với người khác.
Thương nhân Mỹ thường có biện pháp giảm bớt rủi ro trong kinh doanh bằng cách soạn thảo sẵn những bản hợp đồng, trong đó khéo léo đưa ra những điều khoản về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, đồng thời có những chi tiết mang tính thủ đoạn pháp lý để thắng kiện khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, khi đàm phán hợp đồng nếu thấy bất ổn bạn nên yêu cầu điều chỉnh cho phù hợp rồi hãy ký. Các doanh nghiệp Việt Nam cần:
+ Chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết, con số cụ thể rõ ràng và đừng quên danh thiếp ảnh của doanh nghiệp và người lãnh đạo công ty.
+ Khi thương lượng cần bình tĩnh, biết nghe và biết đặt câu hỏi luôn giữ thê chủ động trong còng đàm phán, nên đi thẳng vào vấn đề trọng tâm: làm ăn. Một cuộc thương lượng tốt phải thể hiện bằng kết quả chứ không phải chỉ nghe và nói.
+ Người Mỹ rất chính xác trong các cuộc hẹn, không xê dịch 15 phút, nên vì bất cứ lý do gì mà chậm trễ, phải tìm mọi cách thông báo cho phía đối tác biết. Do vậy, rất cần chú ý đến địa điểm họp.
+ Tập thói quen đàm phán bằng tiếng Anh mà tốt nhất là nói tiếng Anh – Mỹ. II. 6 Tận dụng lực lượng Việt Nam đang sống và làm việc tại Mỹ
Hiện nay, lực lượng người Việt Nam yêu nước đang sốg và làm việc tại Mỹ khá đông đảo và nhiều người đang chiếm giữ những vị trí quan trọng trong các công ty Mỹ. Đây là một nguồn lực đáng kể để các doanh nghiệp Việt Nam chú ý thu hút và tận dụng.
Điều quan trọng là chính phủ nên có chính sách khuyến khích Việt kiều đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam có thể xuất sang thị trường Hoa Kỳ.
II. 7 Tận dụng triệt để những ưu đãi của các nước phát triển giành cho nước đang phát triển.
Việt Nam chưa được hưởng chế độ thuế quan phổ cập ( GSP ) của Mỹ. Do đó Việt Nam có thể tìm kẽ hở của qui định này để thực hiện xuất khẩu vào Mỹ tăng thu ngoại tệ bằng cách làm gia công hàng xuất khẩu cho các nước được hưởng GSP hay xuất khẩu nguyên liệu cho các nước ASEAN.
II.8.Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam .
Các doanh nghiệp Việt Nam thường có qui mô nhỏ và vừa, hệ thống công nghệ chưa cao. Mà đơn đặt hàng từ phía Mỹ thường có số lượng lớn, giá trị lớn nhưng thời gian cung ứng lại ngắn. Nếu doanh nghiệp thực hiện một mình thì khó có thể đảm đương nổi đơn đặt hàng. Đồng thời để tránh tình trạng tranh mua tranh bán, tình trạng “buông lỏng” hay “trói buộc” hoạt động thương mại hay tình trạng “ giẫm chân” lên nhau trên thị trường. Điều này không có lợi cho phía Việt Nam.
Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa đủ khả năng về tài chính, vốn, quản lý đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ – tài chính ngân hàng sẽ không đương đầu, cạnh tranh với các doanh nghiệp Mỹ trên thị trường Việt Nam. Do vậy, cần phải tiến hành hợp tác giữa các doanh nghiệp, liên doanh hình thành trên các hiệp hội ngành hàng có đầy đủ sức mạnh để cạnh tranh trên cả thị trường Mỹ và thị trường Việt Nam.
II.9.Mua bảo hiểm rủi ro cho hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Đây là biện pháp đề phòng được thiệt hại về chất lượng hàng hóa, hay bị kiện cáo trên thị trường Mỹ, có thể chấp hành được Luật trách nhiệm sản phẩm của Mỹ.
kết luận
Việt Nam đã có những thành công nhất định trong quan hệ thương mại với nhiều thị trường và khu vực thị trường trên toàn thế giới. Hàng hóa của Việt Nam đã có thể vào thị trường mà việc thâm nhập không phải đơn giản như Nhật Bản, Tây Âu và đã được lưởng MFN từ các thị trường này. Đối với thị trường Mỹ, mặc dù môi trường chưa hoàn toàn thuận lợi cho thương mại này còn rất dồi dào mà Việt Nam và Mỹ chưa tận dụng hết. Hiệp định thương mại là một bước tiến mới tạo điều kiện cho cả hai phía tiếp tục khai thác tiềm năng của mình, khi Hiệp Định được chính thức ký kết, chắc chắn hoạt động thương mại hai chiều Việt – Mỹ sẽ rất sôi động và phát triển mạnh mẽ. Tạo điều kiện cho Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước – Tiến hành công nghiệp hoá - Hiện đại hóa trên cơ sở đó tiến tới chủ nghĩa xã hội. Đây là Hiệp Định lớn nhất, thông thoáng nhất mà Việt Nam ký kết, các luật lệ chính sách của nó phù hợp với tổ chức thương mại thế giới. Do đó, đây là mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam bên cạnh đó, Hiệp Định thương mại cũng đưa đến những khó khăn, thách thức mới mà Việt Nam sẽ phải đối mặt với. Chúng ta đã thực hiện được những gì, còn những gì Việt Nam chưa thực hiện được, kết hoạch tương lai sẽ như thế nào và quan hệ thương mại Việt – Mỹ sẽ có bước tiến ra sao, sẽ là câu hỏi để giải đáp. Nó cần phải có những nỗ lực nhất định cũng như khả năng của các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp của cả hai nước.
Hoa kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên Hoa kỳ chưa phải là đối tác quan trọng của Việt Nam, và ngược lại Việt Nam cũng chưa phải là đối tác quan trọng nhất của Mỹ. Trong điều kiện hai nước chỉ mới thiết lập quan hệ bình thương hoá chưa lâu, và trọng vài năm gần đây, hai phía chỉ mới bước đầu xâm nhập vào thị trường của nhau. Vậy nên nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại song phương là vô cùng cần thiết.
Tài liệu tham khảo
1. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, tháng 7/2000.
2. Quan hệ Thương mại Việt – Mỹ sau 5 năm nhìn lại – Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 5/2000.
3. Dự báo xuất khẩu Việt Nam vào Hoa Kỹ, nguồn Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ.
4. Tìm hiều về hợp tác, Kinh doanh với Mỹ, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước – Trung tâm thông tin, Hà Nội 1995.
5. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ cơ hội và thách thức- Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 4/2000.
6. Biểu thuế nhập khẩu của Hoa kỳ.
7. Tiếp thị hàng Việt Nam sang Mỹ – Thời báo kinh tế Việt Nam - số 146.
8. Thương mại Việt – Mỹ dới tác động của Hiệp định Thương mại song phương – Thời báo kinh tế Sài gòn ngày 16/11/2000.
9. US Trade by Commodity Wits Việt Nam, Bộ Thương mại Hoa kỳ, nguồn; Inlinet littp:// www. doc. us. gov.
10. Báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Hoa kỳ năm 1999.
11. Khái quát nền kinh tế Mỹ, R.Me.Can. M.Perlman, United Stales informatum Agency.
12. Đôi điều cần biết về nước Mỹ- Tác giả: Lê Quang Huy, NXB, T.P.HCM. 13. Quy định hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu với thị trường Hoa Kỳ. 14. Những qui định về nhập khẩu hàng với Mỹ.
15. Phác thảo phát triển ngành thương mại trong thập kỷ tới (10/5/2000)- Bộ Thương mại .
16. Giáo trình Kinh tế Thương mại – Trường đại học Kinh tế Quốc dân.
Mục lục
Trang
Phần I. tổng quan về hiệp định thương mại Việt Mỹ 3 I. Bối cảnh đi đến ký kết hiệp định thương mại Việt Mỹ 3