- Hãng sản xuất, tài liệu thông số kỹ thuật, chứng chỉ kiểm định về khả năng cắt bảo vệ của Aptômát của Việt Nam hoặc Quốc tế.
7) Nghiệm thu thiết bị điều khiển, đóng cắt và sử dụng điện
Nghiệm thu và đánh giá chất lượng các loại vật liệu này thông qua:
- So sánh đúng chủng loại với bảng mẫu vật liệu (hoặc catalogue) đã được duyệt.
5-4. nghiệm thu Các loại Vật liệu và Thiết bị điện điển hình trong hệ thống điện
5-4/ 6. Tủ điện phân phối, Tủ điện điều khiển
Theo thiết kế trong tủ điện lắp các thiết bị đóng cắt, bảo vệ, điều khiển, đo đếm điện, tín hiệu điện để phân phối điện và điều khiển thiết bị điện.
Các thiết bị lắp đặt trong tủ điện phân phối là: Aptômát, Máy cắt, cầu dao, cầu chì... Trong các tủ điện điều khiển (điều khiển thang máy, bơm nước, điều hoà...) có lắp đặt các thiết bị: Rơle, Công tắc tơ hoặc các thiết bị chuyển mạch không tiếp điểm: PLC, LOGO...
Các tủ điện có thể làm bằng kim loại hoặc nhựa cách điện, song các tủ điện lớn đều bằng kim loại có kích thước theo thiết kế. Vị trí lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm.
Các loại tủ điện: Tủ lắp nổi hoặc chìm tường, tủ kiểu kín (chống nước).
Hãng chế tạo tủ điện: Trong nước: Alphanam, Việt á..., Nước ngoài: Siemens, Sarel - France, ABB...
Cần chú ý tủ điện và các thiết bị lắp đặt bên trong cần có chúng chỉ kiểm định kỹ thuật, phiếu xuất xưởng, kiểm tra an toàn điện.
toàn điện.
Theo Tiêu chuẩn, Quy phạm khi lắp đặt vỏ tủ điện kim loại phải nối đất an toàn điện. 5-4/ 7. Các loại Thiết bị điện khác
Trong Hệ thống Điện công trình, còn có các thiết bị điện khác, với chức năng khác nhau:
Máy phát điện: Là thiết bị nguồn điện dự phòng khi sự cố mất điện, có công suất tương ứng với nguồn điện dự phòng yêu cầu. Có nhiều hãng chế tạo máy phát điện đang được sử dụng tại Việt Nam: ONAN–CUMMIN (Mỹ); SDMO (Pháp); LITTER (Italy); HUNDAI (Hàn Quốc); DENYO; HONDA (Nhật)....
Máy bơm nước sinh hoạt và chữa cháy: Máy bơm nước của các Hãng thường được sử dụng là: LG ; PERULLO ; NATIONAL ; PENTAX ;GRANFOS...với nhiều chủng loại bơm khác nhau: Bơm nổi, bơm chìm, bơm nước sạch, bơm nước thải, bơm nước thải có hoá chất...
Thang máy: Các Hãng thang máy thường được sử dụng tại Việt Nam là: LG ; NIPPON ; MITSUBISHI ; TOSHIBA ; SCHINDLER; OTIS...
5-5. Các phương pháp Lắp đặt điện trong các Công trình xây dựng
5.5/ 1. Lắp đặt Đường dây dẫn điện
Đường dây cung cấp điện bao gồm dây điện và dây cáp điện có thể lắp đặt theo 2 phương pháp: Lắp đặt nổi trên tường, trần nhà (lắp nổi) và lắp ngầm tường, trần nhà, sàn, nền nhà (lắp ngầm)
Phương pháp lắp nổi: Đối với các dây dẫn điện thì khi lắp nổi dây dẫn được luồn trong ống PVC tròn hoặc vuông lắp cố định vào tường, trần nhà. Đối với dây cáp có thể lắp trực tiếp lên tường, trần nhà bằng các côliê (đai) thép). Phương pháp lắp đặt này dễ thi công, vận hành và sửa chữa, song mỹ thuật không đảm bảo thường lắp ở xưởng sản xuất và các khu phụ.
Phương pháp lắp ngầm: Đối với dây dẫn và cáp PVC thì nó được luồn trong ống PVC, sau đó đặt ngầm tường, trần, sàn nhà (hoặc trần kỹ thuật). Đối với cáp ngầm chuyên dụng thì có thể chôn trực tiếp xuống đất theo các rãnh cáp kỹ thuật. Trong các tunen (hộp) kỹ thuật dây dẫn được cố ngầm tường, trần, sàn nhà (hoặc trần kỹ thuật). Đối với cáp ngầm chuyên dụng thì có thể chôn trực tiếp xuống đất theo các rãnh cáp kỹ thuật. Trong các tunen (hộp) kỹ thuật dây dẫn được cố định với máng cáp, thang cáp, vẫn được coi là phương pháp lắp ngầm. Phương pháp lắp đặt này đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ thuật (không nhìn thấy dây) song cần phải lắp đặt đúng kỹ thuật. Đường ống luồn dây đặt ngầm trước, luồn dây sau (có thể thay thế được dây).
Lắp đặt đúng chủng loại, tiết diện dây, số lượng dây theo đúng như bản thiết kế thi công đề ra.
Đường dây điện nối giữa các thiết bị điện phải liên tục, không cho phép nối giữa đường đi (trong ống), trường hợp bắt buộc phải dùng hộp nối (đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật), thực hiện nối dây theo đúng quy phạm (liên quan đến tiếp xúc về điện và cháy nổ).
Đối với dây dẫn có tiết diện lớn hơn 6,0 mm2 khi nối (với thiết bị, chi tiết ... khác) theo quy phạm lắp đặt đường dây, cần phải có đầu cos nối dây kèm theo mới đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
5-5. Các phương pháp Lắp đặt điện trong các Công trình xây dựng
5.5/ 2. Lắp đặt Tủ điều khiển, phân phối điện
Phương pháp lắp đặt: Lắp chìm, lắp nổi. Các tủ điện tổng, tủ tầng cần phải đặt trong phòng kỹ thuật để thuận lợi và an toàn cho việc quản lý & vận hành.
Vị trí lắp đặt: Nơi ít người qua lại, có không gian thuận tiện thao tác sử chữa, vận hành. Độ cao đặt Tủ điện theo quy phạm thường (1,2-1,4)m.
Tủ điện cần được lắp đặt cân bằng, thẳng đứng. đảm bảo ổn địhn và đúng kỹ thuật (cho thiết bị bảo vệ & đo lường gắn trong tủ). Các tủ điện nên có khoá hoặc chốt cửa, cánh cửa có báo hiệu theo quy phạm (đèn hiệu, hình vẽ) hoặc chốt cửa, cánh cửa có báo hiệu theo quy phạm (đèn hiệu, hình vẽ)
Tủ điện đặt ngoài trời cần dùng tủ kiểu kín, chống nước (waterproof), đặt trên cao hoặc tại vị trí ít người đi qua lại, tiếp xúc với tủ điện.
Tủ điện vỏ kim loại cần phải được nối đất an toàn điện. (thể hiện trong hồ sơ thiết kế thi công)
5-5. Các phương pháp Lắp đặt điện trong các Công trình xây dựng
5-5/ 3. Lắp đặt Công tắc, ổ cắm, Đèn điện
Phương pháp lắp: Lắp chìm; lắp nổi đảm bảo cân đối, phẳng tường.
Vị trí lắp đặt tuân theo quy phạm Trang bị điện. Công tắc: Độ cao (+1,2-1,4m), ổ cắm: Độ cao (+0,3-0,5m), tiếp xúc dây dẫn với thiết bị đảm bảo. ổ cắm 3 cực phải nối đủ cả dây tiếp đất (xanh-vàng)
Chú ý khi lắp Công tắc đèn: Công tắc phải bật tắt dây pha (dây lửa, dây nóng) mà không bật tắt dây trung tính (trung hoà) để đảm bảo an toàn điện. Vị trí núm bật tắt yêu cầu: Bật lên đèn sáng, (màu đỏ trên núm bật xuất hiện), bật xuống đèn tắt, màu đỏ trên núm không còn.
Việc lắp đặt Đèn cần chú ý: Lắp chìm, lắp nổi trần đúng chủng loại đèn. Các đèn ngoài trời phải là đèn kiểu kín, chống nước. Các đèn trong khu WC, buồng tắm cần sử dụng đèn kiểu kín, chống là đèn kiểu kín, chống nước. Các đèn trong khu WC, buồng tắm cần sử dụng đèn kiểu kín, chống hơi nước. Các đèn đặt dưới nước phải là các đèn kiểu kín, chống nước, chuyên dụng (điện áp thấp-12V), đảm bảo an toàn điện. Các đèn chiếu sáng trong môi trường có hoá chất , dễ cháy (Cây xăng, kho chứa gas) cần sử dụng loại đèn kiểu kín theo tiêu chuẩn PCCC. Các đèn chiếu sáng sự cố (Emergency), đèn chỉ dẫn (EXIT) có phương pháp nghiệm thu riêng.
Nghiệm thu lắp đặt công tắc, ổ cắm, đèn điện: Đúng chủng loại vật liệu đã được duyệt, đúng vị trí, chức năng của thiết bị, lắp cân đối, đảm bảo mỹ quan. Đối với công tắc, cần chú ý kiểm tra phải lắp công tắc bật tắt vào dây pha (dây nóng) mới đúng quy phạm an toàn điện, ổ cắm 3 cực phải có 1 cực nối đất nối với dây 2 màu xanh vàng (theo Quy phạm).
5-5. Các phương pháp Lắp đặt điện trong các Công trình xây dựng 5-5/ 4. Lắp đặt các Thiết bị, bộ phận An toàn điện
Bộ phận an toàn điện trong hệ thống điện công trình bao gồm: Cọc nối đất và các dây nối đất đến các phụ kiện lắp đặt bằng kim loại, vỏ tủ điện, ổ cắm và vỏ các thiết bị điện. Cọc nối đất: Cọc thép hoặc cọc đồng hàn (kẹp chuyên dụng) liên tục với nhau. Cọc nối
đất phải được lắp đặt bằng cách đóng xuống đất liền thổ của công trình,
Dây dẫn nối đất từ cọc nối đất lên tủ tổng là dây thép hoặc đồng trần nhiều sợi (M95) để đảm bảo điện trở tiếp đất là nhỏ nhất Các dây nối đất đi cùng đường dây cấp điện là loại dây có vỏ bọc 2 màu xanh vàng (theo Quy phạm).
Tất cả các bộ phận kim loại trong hệ thống cấp điện cần được nối đất. Tủ điện, máng Tất cả các bộ phận kim loại trong hệ thống cấp điện cần được nối đất. Tủ điện, máng
cáp, thang cáp, vỏ đèn bằng kim loại, vỏ bình nước nóng, máy điều hoà...
Điện trở nối đất an toàn điện, theo Quy phạm yêu cầu nhỏ hơn hoặc bằng 04 OHM. Nếu không đạt được cần đóng bổ sung thêm cọc với độ dài lớn hơn (thiết kế bổ sung).
Nghiệm thu lắp đặt hệ thống nối đất an toàn điện: