BÀI TẬP: NHIỆT KẾ NHIỆT GIA

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn vật lý 6 cả năm chuẩn (Trang 27)

D. MỞ RỘNG KIẾN THỨC:

BÀI TẬP: NHIỆT KẾ NHIỆT GIA

A. NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ :

1. Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.

2. Các nhiệt kế thường dùng được chế tạo dựa trên sự nở vì nhiệt của các chất. Chất rắn, chất lỏng, chất khí đều có thể dùng để chế tạo nhiệt kế, nhưng các loại nhiệt kế thường dùng là các nhiệt kế rượu và nhiệt kế thuỷ ngân vì chế tạo và sử dụng chúng thuận tiện hơn các loại nhiệt kế khác.

3. Để đo nhiệt độ khí quyển, ta dùng nhiệt kế rượu có giới hạn đo thích hợp. Để đo nhiệt độ cơ thể người, ta dùng nhiệt kế y tế, có giới hạn đo từ 350C đến 420C.

4. Trong nhiệt giai Xenxiút, nhiệt độ nước đá đang tan là 00C, nhiệt độ hơi nước đang sôi là 1000C.

5. Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ nước đá đang tan là 320F, nhiệt độ hơi nước đang sôi là 2120F.

B. BÀI TẬP:

1. Khi nhiệt kế thuỷ ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thuỷ ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thuỷ ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh?

Trả lời: Do thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh.

2. Tại sao bảng nhiệt độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 340C và trên 420C.

Trả lời: Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ vào khoảng từ 350C đến 420C.

3. Hai nhiệt kế có cùng bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thuỷ tinh có tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?

Trả lời: Không. Vì thể tích thuỷ ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên trong ống thuỷ tinh có tiết diện nhỏ mực thuỷ ngân sẽ dâng cao hơn.

4. Đài truyền hình dự báo ngày mai nhiệt độ ở Hà Nội là từ 160C đến 250C, ở Thành Phố Hồ Chí Minh là từ 260C đến 340C. Em hãy chuyển những nhiệt độ

Ngày soạn : Tiết: 28 Ngày giảng

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI KIỂM TRA A. Kiến thức :

1. Khái quát hóa nội dung kiến thức học sinh đã học B. Hướng dẫn : ĐÁP ÁN Phần I (Trắc nghiệm): 3 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án: A D D B C C ( Mỗi ý đỳng: 0.5 điểm) Phần II (Tự luận): 7 điểm

Nội dung Điểm

Câu 7: ( 1,5 điểm)

a, Đưa thùng hàng lên ô tô tải sử dụng mặt phẳng nghiêng. B, Đưa xô vữa lên cao dùng ròng rọc cố định, ròng rọc động. C, Kéo thùng nước từ giếng lên sử dụng ròng rọc cố định hoặc đòn bẩy.

0,5 0,5 0,5

Câu 8:( 2 điểm)

Đường lên dốc cao (đóng vai trò là mặt phẳng nghiêng), phải làm ngoằn ngoèo để giảm độ dốc của mặt phẳng nghiêng để ô tô khi đi qua được dễ dàng hơn - đỡ tốn lực đưa ô tô lên dốc.

2,0

Câu 9: (1,5 điểm)

Nêu đúng tên và công dụng của 3 loại – mỗi loại đúng 0,5 điểm 1,5

Câu10: (2 điểm)

- Khi rót nước sôi vào cốc thành dày thì thành trong nóng lên trước và nở ra, thành ngoài nóng lên kịp và chưa giãn nở. Kết quả lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra làm vỡ cốc. - Đối với cốc mỏng thì thành trong và thành ngoài cùng nóng lên và nở ra đồng thời nên cốc không bị vỡ.

1,5 0,5

Ngày soạn : Tiết: 29,30 Ngày giảng

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn vật lý 6 cả năm chuẩn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w