Nội dung chính của mô đun

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá tra, cá ba sa - MĐ02- Nuôi nuôi cá tra, cá ba sa (Trang 92)

bài Tên bài

Loại bài

dạy Địa điểm

Thời lƣợng (giờ học) Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ 02-1 Chuẩn bị ao nuôi cá Tích hợp Lớp học, ao nuôi cá 26 6 19 1 MĐ 02-2 Chuẩn bị bè nuôi cá Tích hợp Lớp học, bè nuôi cá 20 4 15 1 MĐ 02-3 Chọn cá giống Tích hợp Lớp học, cơ sở sản xuất giống cá tra, ba sa 10 2 7 1 MĐ 02-4 Vận chuyển cá giống Tích hợp Lớp học, cơ sở sản xuất giống cá tra, ba sa, ghe đục 10 2 7 1 MĐ 02-5 Thả cá giống Tích hợp Lớp học, cơ sở nuôi cá tra, ba sa 25 4 20 1

Kiểm tra kết thúc mô đun 05 05

Tổng số 96 18 68 10

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Bài 1. Chuẩn bị ao nuôi cá

Bài thực hành 1. Cải tạo ao tháo cạn nước

- Nguồn lực:

Máy bơm nước, máy hút bùn, trang, cào, vôi, xô, thùng, xẻng, ca, khẩu trang, nón

- Tổ chức thực hiện:

Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm).

Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện cải tạo ao.

- Thời gian hoàn thành: 3 giờ /nhóm.

Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên.

- Kết quả cần đạt được:

Ao sạch bùn, đáy ao bằng phẳng, bón vôi đủ liều lượng, đúng cách và an toàn.

Bài thực hành 2. Diệt tạp ao không tháo cạn nước bằng dây thuốc cá

- Nguồn lực:

Dây thuốc cá, cân, máy tính, thùng, xô, ca, khẩu trang, nón…

- Tổ chức thực hiện:

Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm).

Giáo viên hướng dẫn và học viên tính toán lượng nước ao, lượng dây thuốc cá và thực hiện các bước diệt tạp.

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/nhóm.

- Phương pháp đánh giá:

Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên.

- Kết quả cần đạt được:

Tính toán đúng lượng nước ao, lượng dây thuốc cá và thực hiện được các bước diệt tạp.

Bài thực hành 3. Lấy và xử lý nước trong ao chứa bằng clorin

- Nguồn lực:

Máy bơm, lưới lọc, clorin, xô chậu, khẩu trang, nón…

- Tổ chức thực hiện:

Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm).

Giáo viên hướng dẫn, học viên thực hiện bơm nước vào ao chứa, tính lượng nước, lượng clorin, chọn thời điểm xử lý và tiến hành xử lý.

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/nhóm.

- Phương pháp đánh giá:

Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên.

- Kết quả cần đạt được:

Tính toán đúng lượng nước, clorin, chọn đúng thời điểm và thao tác xử lý đúng.

Bài 2. Chuẩn bị bè nuôi cá

Bài thực hành. Cố định bè cá vào vị trí nuôi

- Nguồn lực:

Bè nuôi cá, dây, neo

- Tổ chức thực hiện:

Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm).

Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện neo bè vào vị trí nuôi.

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/nhóm.

Phương pháp đánh giá:

Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên.

- Kết quả cần đạt được: Bè ổn định, cân bằng, đủ độ sâu, khoảng cách với bè

xung quanh.

An toàn cho học viên.

Bài 3. Chọn cá giống

Bài thực hành 1. Kiểm tra giống cá tra, cá ba sa

- Nguồn lực:

Cá tra, cá ba sa giống

Vợt, thước đo, giấy kẻ ô li, cân, xô, thau, giai

- Tổ chức thực hiện:

Chia các nhóm nhỏ (2 học viên/nhóm).

Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện kiểm tra cá giống theo các tiêu chuẩn ở bảng 3.1. bài Chọn cá giống.

- Thời gian hoàn thành: 30 phút/nhóm.

- Phương pháp đánh giá:

Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên.

- Kết quả cần đạt được: Học viên đánh giá đúng chất lượng cá giống.

Bài thực hành 2. Tham quan cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá tra, cá ba sa tại địa phương

Tìm hiểu về việc thực hiện các quy định của Nhà nước và tiêu chuẩn GAP tại cơ sở.

- Nguồn lực

- Tổ chức thực hiện:

Chia các nhóm nhỏ (2 học viên/nhóm).

Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện tham quan và phỏng vấn chủ cơ sở về các điều kiện sản xuất, kinh doanh.

- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm.

Phương pháp đánh giá:

Đánh giá kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên.

- Kết quả cần đạt được: Báo cáo kết quả và nhận xét của học viên về cơ sở.

Bài 4. Vận chuyển cá giống Bài thực hành 1. Luyện cá giống

- Nguồn lực:

Cá giống

Vợt, giai, lưới, cân, xô, thau

- Tổ chức thực hiện:

Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm).

Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện kéo lưới luyện cá giống.

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/nhóm.

Phương pháp đánh giá:

Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên.

- Kết quả cần đạt được: Học viên thực hiện đúng hướng dẫn, cá khỏe

Bài thực hành 2. Đóng bao cá

- Nguồn lực:

Cá giống

Vợt, giai, bao PE, bao chỉ, dây cao su, chai oxy, thùng carton, thùng mốp, cân, xô, thau.

- Tổ chức thực hiện:

Chia các nhóm nhỏ (2-3 học viên/nhóm)

Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện đóng bao cá giống.

- Thời gian hoàn thành: 30 phút/nhóm.

- Phương pháp đánh giá:

Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên.

- Kết quả cần đạt được: Bao cá căng, tỷ lệ nước/oxy trong bao đúng quy định.

Bài thực hành 3. Vận chuyển cá giống bằng ghe đục và trong bao bằng xe tải

- Nguồn lực

Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá tra, cá ba sa tại địa phương Ghe đục, xe tải

Bao cá

- Tổ chức thực hiện:

Chia các nhóm nhỏ (2-3 học viên/nhóm).

Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện vận chuyển cá bằng xe tải, ghe đục.

- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm.

- Phương pháp đánh giá:

Đánh giá kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên.

- Kết quả cần đạt được:

Các bao cá được xếp lên xe tải đúng cách. Lượng cá trong ghe đục đúng quy định. Cá khỏe trong quá trình vận chuyển.

Bài 5. Thả cá giống

Bài thực hành 1. Đo các chỉ tiêu môi trường nước trong ao nuôi cá tra

- Nguồn lực:

Bộ thử nhanh pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3, đĩa Secchi, nhiệt kế.

- Tổ chức thực hiện:

Chia các nhóm nhỏ (2-3 học viên/nhóm).

Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện đo các chỉ tiêu môi trường nước. Nhận xét kết quả.

- Thời gian hoàn thành: 60 phút/nhóm.

- Phương pháp đánh giá:

Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên.

- Kết quả cần đạt được: Thao tác chính xác, đúng hướng dẫn, kết quả. Nhận

xét hợp lý.

Bài thực hành 2. Tắm cá bằng nước muối - Nguồn lực: Cá giống Vợt, xô, thau, tỷ trọng kế Muối ăn - Tổ chức thực hiện: Chia các nhóm nhỏ (2-3 học viên/nhóm).

Giáo viên hướng dẫn, học viên thực hiện pha nước muối và tắm cá.

- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm.

- Phương pháp đánh giá:

Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên.

- Kết quả cần đạt được: Nước muối pha đúng nồng độ, cá khỏe sau khi tắm.

Bài thực hành 3. Thả cá giống vào ao, bè

- Nguồn lực:

Bao cá giống Xô, thau

- Tổ chức thực hiện:

Chia các nhóm nhỏ (2-3 học viên/nhóm)

Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện thả cá giống vào ao, bè.

- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm.

- Phương pháp đánh giá:

Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên.

Kết quả cần đạt được: Thao tác đúng.

V.Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Bài 1. Chuẩn bị ao nuôi cá Bài 1. Chuẩn bị ao nuôi cá

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Xác định đúng lượng vôi, clorin cần dùng

Bài báo cáo, kiểm tra của học viên

Thực hiện cải tạo ao đúng quy trình Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với hướng dẫn của bài học

Bài 2. Chuẩn bị bè nuôi cá

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Trình bày đầy đủ yêu cầu quy định về đăng ký bè cá

Bài báo cáo, kiểm tra của học viên

Cố định bè nuôi cá đúng cách Quan sát thao tác của học viên, đối

chiếu với hướng dẫn của bài học

Bài 3. Chọn cá giống

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Trình bày đúng và đầy đủ tiêu chuẩn của cá tra, cá ba sa giống

Bài báo cáo, kiểm tra của học viên

Kiểm tra chính xác cá giống Quan sát thao tác của học viên, đối

chiếu với tiêu chuẩn hướng dẫn của bài học

Trình bày đúng và đầy đủ điều kiện cơ sở sản xuất, kinh doanh cá tra, cá ba sa

Bài báo cáo, kiểm tra của học viên

Bài 4. Vận chuyển cá giống

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Trình bày đúng, đầy đủ công tác vận chuyển giống

Bài báo cáo, kiểm tra của học viên

Luyện cá, đóng bao cá đúng cách, cá khỏe

Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với hướng dẫn của bài học Vận chuyển cá nhanh chóng, an

toàn, tỷ lệ hao hụt thấp

Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với hướng dẫn của bài học

Bài 5. Thả cá giống

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Kiểm tra môi trường nước nuôi cá chính xác

Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với hướng dẫn của bài học

Tắm cá, thả cá giống đúng cách Quan sát thao tác của học viên, đối

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Phạm Văn Khánh, 2003. Kỹ thuật nuôi cá tra và ba sa trong bè. Nhà xuất

bản Nông nghiệp;

- Chương trình Bạn nhà nông. Nuôi cá tra trong ao đầm. Phim phổ biến kỹ

thuật. Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam;

- Chương trình Bạn nhà nông. Nuôi cá tra trong lồng. Phim phổ biến kỹ thuật. Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam;

- Vụ Công nghiệp cơ sở (DPI), bang Victoria, Australia; Mạng lưới các trung

tâm NTTS châu Á-Thái Bình Dương (NACA); Viện Nghiên cứu nuôi trồng

thủy sản 2 (RIA2); Trường Đại học Cần Thơ (CTU). Quy phạm thực hành

tốt hơn (BMP) cho nuôi cá tra thương phẩm. 2009;

- Vụ Công nghiệp cơ sở (DPI), bang Victoria, Australia; Mạng lưới các trung

tâm NTTS châu Á-Thái Bình Dương (NACA); Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (RIA2); Trường Đại học Cần Thơ (CTU). Quy tắc thực hành quản lý tốt hơn cho nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Phiên bản 3.0. Tháng 5, 2011;

- Dương Tấn Lộc. Những điều cần biết về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá

tra xuất khẩu.Nhà xuất bản Thanh Hóa;

- Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM

XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 1415 /QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Bà Lê Thị Minh Nguyệt - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản

Chủ nhiệm 2. Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Quản lý đào tạo,

Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phó chủ nhiệm 3. Bà Huỳnh Thị Minh Hằng - Giáo viên Trường Trung học Thủy sản Thư ký 4. Bà Đặng Thị Minh Diệu - Phó trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản

Ủy viên 5. Bà Nguyễn Thị Phương Thanh - Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản Ủy viên 6. Ông Nguyễn Quốc Đạt - Phó trưởng khoa

Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ Ủy viên

7. Ông Mai Thành Lộc - Phó giám đốc

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH

DẠY NGHỀ NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Kèm theo Quyết định số 1785/BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Ông Lê Thái Dương - Hiệu trưởng

Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ Chủ tịch

2. Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên

Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thư ký

3. Bà Nguyễn Kim Nhi - Giảng viên

Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ Ủy viên

4. Ông Đỗ Văn Sơn - Giáo viên Trường Cao đẳng Thủy sản Ủy viên

5. Ông Nguyễn Văn Toán - Kỹ thuật viên

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá tra, cá ba sa - MĐ02- Nuôi nuôi cá tra, cá ba sa (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)