Hiển thị nội dung trang web với WebView

Một phần của tài liệu Bài giảng phát triển ứng dụng cho thiết bị di động hồ thị thảo trang (Trang 123)

WebView cho phép chúng ta nhúng trình duyệt web vào bên trong ứng dụng của mình. Sử dụng web view rất hữu dụng trong trường hợp chúng ta cần hiển thị nội dung một trang web bên trong ứng dụng, cũng như khi chúng ta muốn thiết kế một phần hoặc thậm chí toàn bộ giao diện bằng ngôn ngữ web quen thuộc (HTML5, Javascript, CSS).

Trong ví dụ dưới đây, ta sẽ sử dụng web view để hiển thị nội dung của một trang web trên Internet, cụ thể ta sẽ hiển thị một biểu đồ từ dịch vụ Chart của Google.

Trước tiên, ta cần thêm một WebView vào file layout của Activity: <?xml version="1.0" encoding="utf-8"?>

<LinearLayout

xmlns:android="http://schemas.android.com/apk/res/android"

android:layout_width="fill_parent"

android:layout_height="fill_parent"

android:orientation="vertical" > <WebView android:id="@+id/webview1"

android:layout_width="wrap_content"

android:layout_height="wrap_content" /> </LinearLayout>

Phát triển ứng dụng cho thiết bị di động Hồ Thị Thảo Trang

124

WebSettings webSettings = wv.getSettings(); webSettings.setBuiltInZoomControls(true); wv.loadUrl( "http://chart.apis.google.com/chart" + "?chs=300x225" + "&cht=v" + "&chco=FF6342,ADDE63,63C6DE" + "&chd=t:100,80,60,30,30,30,10" + "&chdl=A|B|C");

Ngoài ra, do ứng dụng muốn truy cập vào Internet để lấy dữ liệu từ trang web của Google Chart, ta cần khai báo quyền truy cập Internet một cách tường mình trong file AndroidManifest.xml như sau:

<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?>

<manifest xmlns:android="http://schemas.android.com/apk/res/android"

package="net.learn2develop.WebView"

android:versionCode="1"

android:versionName="1.0" >

<uses-sdk android:minSdkVersion="14" />

<uses-permission android:name="android.permission.INTERNET"/>

<application android:icon="@drawable/ic_launcher" android:label="@string/app_name" > … </application> </manifest>

Chạy ứng dụng trên điện thoại hoặc Emulator, ta sẽ thấy một đồ thị được vẽ bởi dịch vụ Google Chart trên màn hình:

Ngoài ra, WebView cũng có thể được dùng để hiển thị giao diện bằng HTML ta tự khai báo trong mã nguồn như ví dụ dưới đây:

WebView wv = (WebView) findViewById(R.id.webview1);

WebSettings webSettings = wv.getSettings(); webSettings.setBuiltInZoomControls(true);

final String mimeType = "text/html";

final String encoding = "UTF-8";

String html = "<H1>A simple HTML page</H1><body>" +

"<p>The quick brown fox jumps over the lazy dog</p></body>"; wv.loadDataWithBaseURL("", html, mimeType, encoding, "");

Phát triển ứng dụng cho thiết bị di động Hồ Thị Thảo Trang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 6. Lưu trữ dữ liệu

Trong chương này chúng ta sẽ xem xét cách thức lưu trữ dữ liệu trong Android. Lưu trữ dữ liệu là tính năng quan trọng đối với những ứng dụng nghiêm túc, giúp cho người dùng có thể dùng lại được những dữ liệu trước đó mà không cần nhập lại. Trong Android có 3 cách để lưu lại dữ liệu:

➤ Cơ chế “cấu hình chia sẻ” (shared preferences) được dùng để lưu những dữ liệu nhỏ dưới dạng key-value (tên khóa – giá trị khóa)

➤ Lưu dữ liệu cố định vào tập tin trong bộ nhớ trong hoặc bộ nhớ ngoài của điện thoại

➤ Lưu dữ liệu quan hệ sử dụng cơ sở dữ liệu quan hệ cục bộ SQLite

Chúng ta sẽ lần lượt duyệt qua các phương pháp kê trên trong chương này.

Một phần của tài liệu Bài giảng phát triển ứng dụng cho thiết bị di động hồ thị thảo trang (Trang 123)