trên máy phay cnc
m] bài: mđ cg2 12 07 i. Mục tiêu thực hiện:
- Trình bày đ−ợc các phép tính hình học trên máy tính và các chỉ dẫn về thành phần ch−ơng trình
- Chọn đ−ợc thứ tự gia công các bề mặt hợp lý
- Tự động hoá việc lập trình gia công chi tiết có bề mặt phức tạp ii. Nội dung:
- Phân loại hệ thống tự động hoá lập trình - Cấu trúc cho tự động hóa lập trình - Ngôn ngữ lập trình tự động
- Các bài tập về tự động hoá lập trình 1. Học trên lớp về:
1.1. Phân loại hệ thống tự động hoá lập trình:
Các hệ thống tự động hoá lập trình đ−ợc phân loại nh− sau: - Dựa vào chức năng : Chuyên dùng; vạn năng; tổ hợp.
- Dựa vào phạm vi ứng dụng : Để gia công các mặt phẳng song song với các mặt phẳng toạ độ ; để phay 2,5 D; để gia công trên máy tia lửa điện ; để gia công chi tiết trên máy phay nhiều toạ độ; để gia công trên máy tiện; để gia công lỗ trên các máy khoan; để gia công các chi tiết dạng hộp trên các máy khoan – doa và các trung tâm gia công.
- Dựa vào mức độ tự động hoá : mức độ thấp; mức độ trung bình; mức độ cao. Hệ thống tự động hoá lập trình mức độ thấp thực hiện các phép tính hình học trên máy vi tính (xác định toạ độ các điểm của quỹ đạo dụng cụ cắt ) và thực hiện các chỉ dẫn về thành phần ch−ơng trình. Hệ thống tự động hoá lập trình mức độ trung bình cho phép chọn thứ tự các b−ớc công nghệ khi gia công từng bề mặt chi tiết . Hệ thống tự động hoá lập trình mức độ cao cho phép thiết kế nguyên công, điều chỉnh dao, thứ tự các b−ớc công nghệ và chế độ cắt.
1.2. Cấu trúc cho tự động hóa lập trình.
Sự hình thành một ch−ơng trình điều khiển bằng hệ thống tự động hoá lập trình có thể đ−ợc xem nh− là một quá trình xử lý thông tin. Thông th−ờng ch−ơng trình điều khiển đ−ợc hình thành qua 3 ch−ơng trình.
1.2.1. Ch−ơng trình tiền xử lý ( preprocessor).
Ch−ơng trình tiền xử lý là ch−ơng trình dịch những thông tin từ ngôn ngữ đầu vào sang ngôn ngữ của máy tính.
1.2.2. Ch−ơng trình xử lý.
Ch−ơng trình xử lý có các chức năng sau:
- Chuyển tất cả dữ liệu hình học về dạng công thức toán học.
- Xác định các điểm và các đ−ờng cắt nhau của các yếu tố hình học - Xấp xỉ hoá các đ−ờng cong khác nhau với dung sai nào đó
- Dự đoán các sai số hình học
- Xây dựng các đ−ờng cách đều có tính đến ph−ơng dịch chuyển và bán kính của dao
1.2.3. Ch−ơng trình hậu xử lý (postprocessor)
Ch−ơng trình hậu xử lý có các chức năng sau: - Tính toán tất cả các dữ liệu của ch−ơng trình xử lý - Chuyển đổi tất cả dữ liệu đó sang hệ toạ độ máy. - Kiểm tra theo giới hạn của máy
- Tạo các lệnh dịch chuyển dao có tính đến giá trị của các xung điều khiển - Tạo các lệnh cho chu kỳ thay dao
- Mã hoá cho các giá trị tốc độ, l−ợng chạy dao
- Xác định l−ợng chạy dao có tính đến giới hạn của máy - Tạo lệnh hiệu chỉnh dao
- In ra ch−ơng trình gia công chi tiết - Dự đoán các sai số
- Xác định thời gian gia công, tuổi bền của dao để định mức và tổ chức công việc trên máy
1.3. Ngôn ngữ lập trình tự động.
Ngôn ngữ lập trình tự động phổ biến nhất là ngôn ngữ APT(Automatically Programmed Tools: Công cụ lập trình tự động).Ngôn ngữ này đ−ợc phát triển từ
Viện nghiên cứu công nghệ Illinoi của Mỹ(Illinois Institute of Technology Research Instituition – IITRI). Với APT, cho phép lập ch−ơng trình với các máy 5D gồm trên 3000 từ.
APT bao gồm các nhóm cơ bản sau:
- Mô tả kích th−ớc và hình dáng hình học của chi tiết gia công. - Mô tả trình tự và quỹ đạo chuyển động của dụng cụ cắt.
- Điều khiển các cơ cấu của máy cũng nh− thay đổi các thông số cắt gọt.
- Bổ sung các chức năng chuyên dụng nh− chu trình ăn dao, bù dao và các chức năng chuyển tiếp khác.
Về thực chất, ngôn ngữ APT là biểu diễn một ch−ơng trình gia công bằng cách mô tả các hoạt động của dao cùng với các chức năng cắt gọt của nó bằng các câu lệnh trên cơ sở viết tắt của các từ trong tiếng Anh.
Ngày nay với việc sử dụng phần mềm CAD/CAM nh− công cụ trợ giúp để chuyển đổi dữ liệu hình học và dữ liệu công nghệ thành ch−ơng trình NC để lập trình đã trở thành ph−ơng pháp phổ biến, hiệu quả nhất , đặc biệt cho các tr−ờng hợp gia công mặt cong phức tạp.
2. Học theo nhóm: Hoạt động nhóm nhỏ
Sau khi giáo viên h−ớng dẫn chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 3 học sinh. các nhóm sẽ thực hiện các công việc cụ thể sau:
Đọc và nghiên cứu thảo luận theo nội dung câu hỏi giáo viên đã cung cấp tàI liệu câu hỏi phát tay cho các học viên
Bài 8