Hệ thống ống kiểu treo.

Một phần của tài liệu Kĩ thuật lạnh về miệng thổi và ống gió (Trang 41)

II. HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ

c) Hệ thống ống kiểu treo.

Hệ thống đường ống treo là hệ thống đường ống được treo trên các giá đỡ đặt ở trên cao. Do đó yêu cầu đối với đường ống gió treo tương đối nghiêm ngặt: - Kết cấu gọn, nhe;

- Bền và chắc chắn;

- Dẫn gió hiệu quả, thi công nhanh chóng; - Dễ chế tạo và giá thành thấp.

Đường ống gió treo có thể chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau, tiết diện đường ống cũng có hình dạng rất khác nhau.Đường ống gió treo cho phép dễ dàng điều chỉnh tiết diện để đảm bảo phân phối gió đều trên toàn tuyến đường ống.

Treo đỡ đường ống gió

1- Trần bê tông 5- Thanh sắt đỡ

2- Thanh treo 6- Bông thuỷ tinh cách nhiệt 3- Đoạn ren 7- Ống gió

4- Bu lông + đai ốc 8- Vít nỡ

(1) Vật liệu sử dụng

Vật liệu chế tạo đường ống gió thường là tole tráng kẽm, inox, nhựa tổng hợp, foam định hình.

Trên thực tế sử dụng phổ 1,2mm theo÷biến nhất là tôn tráng kẽm có bề dày trong khoảng từ 0,5 tiêu chuẩn qui định phụ thuộc vào kích thước đường ống. Trong một số trường hợp do môi trường có độ ăn mòn cao có thể sử dụng chất dẻo hay inox. Hiện nay người ta có sử dụng foam để làm đường ống: ưu điểm nhẹ , nhưng gia công và chế tạo khó, do đặc điểm kích thước không tiêu chuẩn của đường ống trên thực tế.

Khi chế tạo và lắp đặt đường gió treo cần tuân thủ các qui định về chế tạo và lắp đặt.Hiện nay ở Việt nam chưa có các qui định cụ thể và chi tiết về thiết kế chế tạo đường ống.Tuy nhiên chúng ta có thể tham khảo các qui định đó ở các tài liệu nước ngoài như DW142, SMACNA.

Các qui định về gia công và lắp đặt ống gió hình dạng tiết diện

Hình dáng đường ống gió rất đa dạng: Chữ nhật, tròn, vuông và ô van. Tuy nhiên, đường ống gió có tiết diện hình chữ nhật được sử dụng phổ biến hơn cả vì nó phù hợp với kết cấu nhà, dễ treo đỡ, chế tạo, dễ bọc cách nhiệt và đặc biệt các chi tiết phụ như cút, xuyệt, chạc 3, chạc 4 vv . . . dễ chế tạo hơn các kiểu tiết diện khác.

Các loại tiết diện đường ống

a- Chữ nhật; b- Tiết diện vuông; c- Tiết diện tròn; c- Tiết diện ô van

(2) Cách nhiệt

Để tránh tổn thất nhiệt, đường ống thường bọc một lớp cách nhiệt bằng bông thủy tinh, hay stirofor, bên ngoài bọc lớp giấy bạc chống cháy và phản xạ nhiệt. Để tránh chuột làm hỏng người ta có thể bọc thêm lớp lưới sắt mỏng.

Qui định về bọc cách nhiệt

Hiện nay người ta thường sử dụng bông thuỷ tinh chuyên dụng để bọc cách nhiệt các đường ống gió, bông thuỷ tinh được lắp lên đường ống nhờ các đinh mũ được gắn lên đường ống bằng các chất keo, sau khi xuyên lớp bông qua các đinh chông người ta lồng các mảnh kim loại trông giống như các đồng xu vào bên ngoài kẹp chặp bông và bẻ gập các chông đinh lại.

Cần lưu ý sử dụng số lượng cách chông đinh một cách hợp lý , khi số lượng quá nhiều sẽ tạo cầu nhiệt không tốt, nhưng nếu quá ít thì bông sẽ được giữ không chặt. Mật độ đinh gắn khoảng 01 đinh trên 0,06m2 bề mặt ống gió.

Cách gắn lớp cách nhiệt

1- Đinh chông; 2- Lớp bông thuỷ tinh cách nhiệt

Khi đường ống đi ngoài trời người ta bọc thêm lớp tôn ngoài cùng để bảo vệ mưa nắng

Cần lưu ý các loại đường ống gió nào thì cần bọc cách nhiệt và độ dày tương ứng bao nhiêu. Các đường ống bọc cách nhiệt bao gồm: đường cấp gió và đường hồi gió. Các đường ống cấp gió tươi, hút xả và thông gió không cần bọc cách nhiệt. Đường hồi gió đi trong không gian điều hòa không cần bọc cách nhiệt.Riêng đường ống cấp gió đi trong không gian điều hoà có thể bọc hoặc không tuỳ thuộc nhiệt độ và tầm quan trọng của phòng.Khi không bọc cách nhiệt trên bề mặt đường ống khí mới vận hành có thể đọng sương, do nhiệt độ trong phòng còn cao, sau một thời gian khi nhiệt độ phòng đã giảm thì không xảy ra đọng sương nữa.

Chiều dày lớp bông thủ tinh cách nhiệt phụ thuộc kích thước đường ống và tính năng của đường ống. Nói chung đường ống cấp gió cần bọc bông thuỷ tinh dày hơn đường hồi gió. Đường ống càng lớn, bọc cách nhiệt càng dày. Chiều dày lớp bông 75mm.÷cách nhiệt nằm trong khoảng 20

(3) Ghép nối đường ống

Để tiện cho việc lắp ráp, chế tạo, vận chuyển đường ống được gia công từng đoạn ngắn theo kích cỡ của các tấm tôn. Việc lắp ráp thực hiện bằng bích hoặc bằng các nẹp tôn.Bích có thể là nhôm đúc, sắt V hoặc bích tôn. Trước kia người ta thường sử dụng các thanh sắt V để làm bích đường ống gió. Ưu điểm của bích

nối kiểu này là rất chắc chắn, ghép nối dễ dàng, tuy nhiên việc gắn kết các thanh sắt V vào đường ống gió khó khăn và khó tự động hoá, nên chủ yếu chế tạo bằng thủ công. Đối với công trình lớn, việc làm bích V sẽ rất chậm chạp, khó đạt được tiến độ yêu cầu.

Chi tiết bích nối đường ống

1- Bích sắt V; 2- Đinh tán; 3- Gân gia cường; 4- Ống gió

Để chế tạo hàng loạt bằng máy, hiện nay người ta thường sử dụng bích tôn.Bích tôn có nhiều kiểu gắn kết khác nhau cho ở hình 9-5 dưới đây.

Các kiểu lắp ghép đường ống

(4) Treo đỡ

Việc treo đường ống tùy thuộc vào kết cấu công trình cụ thể: Treo tường, trần nhà, xà nhà .

- Khi nối đường ống gió với thiết bị chuyển động như quạt, động cơ thì cần phải nối qua ống nối mềm để khử chấn động theo đường ống gió.

- Khi kích thước ống lớn cần làm gân gia cường trên bề mặt ống gió. - Đường ống sau khi gia công và lắp ráp xong cần làm kín bằng silicon.

Một phần của tài liệu Kĩ thuật lạnh về miệng thổi và ống gió (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w