Ngôn ngữ S7-GRAPH:

Một phần của tài liệu Dây chuyền sản xuất mì ăn liền bằng phần mềm s7300 và WinCC (Trang 37)

Đây là ngôn ngữ lập trình rất trực quan và theo kiểu đồ hình trạng thái.

Ví dụ:

Hình 3.10 Giao diện ngôn ngữ S7-Graph

3.4.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN S7-300 BẰNG HÌNH ẢNH:

I0.0 I0.1 I0.0

I0.2 I0.3

Khởi động chương trình S7 bằng cách: Chọn Start All Programs

SimaticSIMATIC Manager. Cửa sổ SIMATIC Manager xuất hiện cùng với hộp

thoại STEP 7 Wizard: “ Newproject”.

Bên trong hộp thoại, chọn Next. Trong ô CPU nhấp chọn CPU312, rồi nhấn

Next. Giao diện mới xuất hiện, chọn khối OB1 và ngôn ngữ lập trình LAD sau đó nhấn Next .

Hộp thoại xuất hiện, đặt tên tại mục Project name là “quy trinh san xuat mi an lien” xong nhấn Finish hoàn thành

Ta tiếp tục click vào OB1 thì giao diện lập trình xuất hiện

3.5. CÁC NGÕ VÀO/RA (input/output)

Ngõ vào Tên bit Ghi chú

I0.0 star Nút khởi động

I0.1 stop Nút dừng toàn bộ hệ thống

I0.2 CBnguyen_lieu Cảm biến báo đầy khi bồn

chưa nước và bồn chứa bột đã đầy

I0.3 CBtron Cảm biến báo nguyên liệu đã

đầy bồn trộn

I0.4 CBhap Cảm biến phát hiện khi có

vật đi vào lò hấp

I0.5 CBcat Cảm biến phát hiện khi có

vật đi vào máy cắt mì

I0.6 CBchien Cảm biến phát hiện khi có

vật rơi vào bồn chiên mì

I0.7 CBlam_nguoi Cảm biến phát hiện khi có

vật đi vào vùng đóng hộp

I1.1 CTHT_ha Công tắc hành trình hạ của

máy cắt mì, khi động cơ quay thuận hạ khuôn cắt đi xuống và dừng lại khi chạm

vào CTHT_ha

I1.2 CTHT_nang Công tắc hành trình nâng

của máy cắt mì, khi động cơ quay nghịch nâng khuôn cắt

đi lên vị trí xuất phát và dừng lại khi chạm vào

CTHT_nang

I1.4 Sua_loi Nút sữa lỗi giúp cho hệ

thống hoạt động trở lại khi đã sữa chữa hệ thống

I2.1 Loi_BT1 Cảm biến khi phát hiện lỗi ở

băng tải 1

I2.2 Loi_DCcan Cảm biến khi phát hiện lỗi ở

động cơ cán mì

I2.3 Loi_BT2 Cảm biến khi phát hiện lỗi ở

băng tải 2

I2.4 Loi_BT3 Cảm biến khi phát hiện lỗi ở

băng tải 3

Ngõ ra Định nghĩa bit

Q0.0 den_bao

Q0.6 DCchien_mi Q0.7 DC_BT_cat_mi Q1.0 DChap Q1.1 BT2 Q1.2 DClam_nguoi Q1.3 BT3 Q1.4 BT4 Q1.5 DC_ha_cat_mi Q1.6 DC_nang_cat_mi Q1.7 van3 Q2.0 DC_ha_chien Q2.1 DC_nang_chien Q2.2 DC_gat_chien

Chú ý: khi ta set bit Mx.y tương đương với việc ta tác động tiếp điểm Ix.y (M0.0 = 1< => I0.0=1)

Hình 3.11 Sơ đồ mạch lực động lực

3.7. GIẢI THÍCH TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ:

- Đưa nguyên liệu vào: BT1 chuyển bột vào bồn cân bột đồng thời nước được bơm vào bồn nước,khi cả nước và bột được cân đo đã đủ thì CBnguyen_lieu = 1

- Bộ phận trộn nguyên liệu: khi CBtron(CB mức chất lỏng) = 1 nghĩa là nguyên liệu được bơm đủ vào bồn trộn => DCtron = 1 lưỡi trộn xoay (10s)

- Bộ phận cán mì: sau khi trộn 10s bột được xả qua van3 đồng thời DCcan hoạt động, mì được cán và di chuyển theo băng tải tới bộ phận hấp

- Bộ phận hấp: khi CBhap = 1 => bộ phận hấp khởi động(10s) => kết thúc công đoạn hấp

- Bộ phận chiên mì: CBchien = 1 => DC_ha_chien = 1 động cơ quay thuận làm cho rá mì được hạ xuống bồn chiên mì (3s) , sau 3s động cơ dừng và chiên mì với thời gian 10s, sau 10s DC_nang_chien = 1 động cơ quay ngược => rá mì được nâng lên để kết thúc giai đoạn chiên, 3s tiếp theo động cơ dừng lại, cánh tay gạt (DC_gat_chien=1) gạt mì sang băng tải 2

- Bộ phận làm nguội: CBlamnguoi = 1,=> DClam_nguoi hoạt động (10s) => BT3 hoạt động để đưa mì tới bộ phận đóng hộp

- Bộ phận đóng hộp: CBdonghop = 1,=> BT4 ứng với động cơ đóng hộp hoạt động và đưa mì tới kho trữ mì

3.8. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN: 3.8.1. Lập trình điều khiển bằng ngôn ngữ LAD:

Khởi động dây chuyền bằng cách ấn nút star => I0.0=1 => M2.0=1 (khởi động tất cả các network) Q0.0=1 (bật đèn báo dây chuyền đang hoạt động)

Băng tải 1 chỉ được phép hoạt động khi tất cả các công đoạn khác ngừng hoạt động (trộn, cán, cắt, hấp, chiên…). Ở network 2 này có ý nghĩa vừa cho băng tải 1 chạy và lập lại quy trình. Thời điểm ban đầu các bit Q0.3, Q0.4, Q0.5,… đều bằng 0 => Q0.1=1 (BT1=1) băng tải 1 chạy để đưa nguyên liệu vào trong bồn cân đo định lượng.

Khi nguyên liệu đã đạt đến mức định trước thì cảm biến CBnguyenlieu=1 (I0.2=1). Q0.2=1 (van1=1), Q0.3=2 (van2=1) cả van 1 và van 2 đều xả vào bồn trộn. Đồng thời reset băng tải 1.

Khi nguyên liệu xả vào bồn trộn và ngập cảm biến trộn (CBtron=1) => DCtron=1(động cơ trộn được khởi động) =>timer T1 bắt đầu đếm thời gian=> trộn nguyên liệu trong 10s. Đồng thời reset van1 và van2(ngừng xả nguyên liệu vào bồn trộn).

Khi bột được cán lớp xong và được chuyển vào lò hấp bột. Khi đó bột chạm vào cảm biến hấp (CBhap=1) và reset bộ phận cán mì Q0.5=0, đồng thời set Q0.6 (khởi động động cơ hấp).

Ở network 10 Q0.6=1 => timer T2 bắt đầu đếm thời gian. Sau 10s T2=1 =>reset Q0.6 (động cơ hấp ngừng hoạt động). Đồng thời Q0.7=1 (DC_BT_cat_mi=1) động cơ băng tải bên trong máy cắt mì hoạt động mục đích đưa mì vào vị trí cắt. Khi đã vào đúng vị trí thì cảm biến máy cắt mì tác động (CBcat=1) I0.5=1 ở network 12 reset băng tải, tại thời điểm đó động cơ hạ cắt mì di chuyển khuôn cắt xuống để cắt theo kiểu dập khuôn. Di chuyển cắt mì xong và chạm CTHT dưới (CTHT_ha=1),I1.1 =1 => động cơ ngừng và di chuyển lên (network 13). Ở network 14 băng tải chuyển mì đã được cắt vào bồn chiên.

Khi chạm vào cảm biến chiên mì (CBchien=1) I0.6=1 => băng tải trong máy cắt mì dừng lại(reset Q0.7), Q2.0=1 động cơ di chuyển xuống để rá đặt mì được nhúng vào trong bồn dầu, sau 3s, ở network 17 T3=1 động cơ di chuyển ngừng đi xuống (reset Q2.0) đồng thời set Q1.0 (dầu được gia nhiệt ). Sau 10s, ở network 19 T9=1 =>

Q1.0=0 (ngừng gia nhiệt cho bồn chiên), Q2.1=1 (động cơ quay nghịch nâng rá đặt mì lên khỏi bồn dầu)

Sau đó 3s, Q2.1=0 (ngừng động cơ nâng), Q2.2=1(động cơ gạt mì xoay làm cho mì được chuyển qua băng tải BT2), sau 3s, ở network 23 T8=1 => Q2.2=0 (động cơ gạt trở lại vị trí ban đầu) và set Q1.1 (BT2=1 băng tải 2 hoạt động để chuyển mì tới bộ phận làm nguội)

Khi mì được băng tải 2 di chuyển tới bộ phận làm nguội và chạm tác động

CBlamnguoi (I0.7=1) => set Q1.2 (khởi động động cơ quạt gió làm nguội mì), reset Q1.1 (băng tải BT2 dừng)

Và cũng tại thời điểm đó ở network 25 Q1.2=1 (T4 đếm thời gian). Sau đó 10s, tại network 26 T4=1 => reset Q1.2 (dừng động cơ quạt nguội), Q1.3=1 (khởi động băng

Khi mì di chuyển tới vùng đóng gói và tác động cảm biến đóng gói CBdonghop=1 (I1.0=1) => set Q1.4 (động cơ đóng gói đưa mì vào gói và đóng lại). Sau 5s, T5=1 => reset Q1.3 và Q1.4 (dừng BT3 và dừng bộ phận đóng gói). Lúc này tất cả các công đoạn đều ngừng nên các đầu ra đều bằng 0 => network 2 hoạt động trở lại (bắt đầu lặp lại chu kì mới)

network 30 và 31 sử dụng để tạo lỗi va sữa lỗi cho hệ thống

Một phần của tài liệu Dây chuyền sản xuất mì ăn liền bằng phần mềm s7300 và WinCC (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w