Dịch vụ cung cấp thông tin dựa trên vị trí

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình gợi ý tour du lịch cá nhân sử dụng locatin based service (Trang 37)

b. Tìm kiếm địa chỉ bằng tọa độ vật lý

2.1.5.1.Dịch vụ cung cấp thông tin dựa trên vị trí

Một ví dụ tiêu biểu cho dịch vụ thông tin dựa trên vị trí là hệ thống định vị dẫn đường. Trong khi tham gia giao thông hàng ngày, không ít lần ta phải loay hoay tìm một trạm đổ xăng, một nhà hàng hoặc một trạm rút tiền tự động v.v... đó chính là lúc ta cần đến dịch vụ dẫn đường. Có nhiều cách để triển khai và khai thác dịch vụ này nhưng để có thể sử dụng nó một cách thuận lợi nhất khách hàng cần đến một thiết bị di động được tích hợp module GPS, có màn hình đồ họa, có khả năng kết nối Internet không dây và thuận tiện hơn nữa khi nó cho phép cài thêm các ứng dụng dịch vụ gia tăng giúp khách hàng tương tác với hệ thống dễ dàng hơn. Thiết bị di động này có thể là một chiếc điện thoại thông minh (smartphone), một chiếc PDA (Pocket PC hoặc PAM) hoặc một máy tính nhúng có màn hình tinh thể lỏng được thiết kế để đặt trên xe. Kịch bản sử dụng dịch vụ này như sau:

Xe của khách hàng hết xăng và anh này cần tìm trạm bán xăng gần nhất, anh ta dùng thiết bị của mình để truy nhập dịch vụ định vị dẫn đường. Tùy thuộc vào thiết bị anh ta sử dụng và nguyên tắc hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ mà quá trình khai thác dịch vụ có thể được tiến hành theo một trong hai cách:

30

Cách thứ nhất, nếu dịch vụ được nhà cung cấp triển khai dưới dạng ứng dụng Web (hoặc WAP), khách hàng có thể kết nối vào hệ thống bằng phần mềm duyệt Web (Web Browser – được tích hợp sẵn trong các thiết bị martphone, PDA). Trang web mà khách hàng kết nối đến sẽ cung cấp giao diện đồ họa cho phép khách hàng gửi nội dung yêu cầu đến nhà cung cấp. Nội dung yêu cầu sau khi được ghép thêm dữ liệu về vị trí sẽ được biểu diễn theo định dạng HTML và gửi đi bằng giao thức HTTP. Ứng dụng web nhận và xử lý yêu cầu sau đó gửi kết quả đáp ứng về cho khách hàng theo định dạng và giao thức đã dùng để gửi yêu cầu. Quá trình xử lý một yêu cầu tại Web Server diễn ra theo trình tự như sau:

 Bước 1: Nhận và phân tích yêu cầu, sau bước này dữ liệu về vị trí sẽ được tách ra khỏi nội dung yêu cầu.

 Bước 2: Căn cứ vào dữ liệu vị trí để xác định tọa độ hiện tại của khách hàng trên bản đồ.

 Bước 3: Tiến hành tìm kiếm các trạm xăng trên bản đồ và chọn ra một trạm xăng theo tiêu chí gần vị trí của khách hàng nhất.

 Bước 4: Tìm và đánh dấu trên bản đồ nền con đường đi từ vị trí của khách hàng đến trạm xăng vừa tìm được.

 Bước 5: Gửi bản đồ dẫn đường cho khách hàng dưới dạng một file ảnh.

Để thuận tiện cho các thao tác xử lý dữ liệu GIS, bản đồ số cài tại web server (bản đồ nền) được xây dựng theo định dạng vector, ở định dạng này mỗi đối tượng trong bản đồ được tạo thành từ các phần tử cơ bản, đó là điểm (point), đường (line), đường gấp khúc (polyline), vùng (region). Còn để thuận tiện cho việc truyền qua mạng và hiển thị trên thiết bị cầm tay, web server sẽ chụp lại bản đồ vector, hình ảnh thu được là một bản đồ biểu diễn theo định dạng mới có tên raster, bản đồ này thực chất là một file ảnh, mỗi điểm ảnh (pixel) gắn với một tọa độ trong hệ tọa độ địa lý (kinh độ, vĩ độ), để tăng tốc độ truyền dữ liệu, bản đồ raster được nén lại trước khi gửi về cho khách hàng, chuẩn nén ảnh được sử dụng để làm việc này thường là JPEG hoặc GIF.

31

Cách thứ hai, hệ thống được triển khai theo mô hình Client/Server, hệ thống xây dựng theo mô hình này gồm hai thành phần, thành phần Client được cài trên thiết bị của khách hàng, thành phần Server được cài trên hệ thống máy tính của nhà cung cấp dịch vụ. Trong mô hình này vai trò của thành phần Client tương tự như phần mềm duyệt web. Điểm khác biệt nằm ở nguyên tắc hoạt động của hệ thống. Thứ nhất, phần mềm Client được tích hợp sẵn bản đồ nền (có thể ở dạng vector hoặc raster), vì hạn chế về dung lượng bộ nhớ và tốc độ xử lý nên cơ sở dữ liệu thông tin địa lý của phần mềm Client bị hạn chế về kích thước, do đó bản đồ nền đi kèm nó sẽ rất đơn giản (có thể chỉ là mạng lưới đường giao thông). Thứ hai, vì lý do phần mềm Client đã có bản đồ nền nên ở bước cung cấp kết quả, phần mềm Server chỉ cần gửi trả các byte số liệu dưới dạng ký tự (nhỏ gọn hơn nhiều so với gửi một bản đồ dưới dạng file ảnh). Phần mềm Client sẽ giải mã các byte số liệu để hiển thị vị trí trạm xăng và con đường cần đi trên bản đồ nền của mình.

So sánh hai mô hình trên ta thấy, mô hình Client/Server có ưu điểm là tốc độ đáp ứng nhanh do cắt giảm kích thước dữ liệu gửi từ nhà cung cấp về khách hàng nhưng nó lại yêu cầu khách hàng phải cài thêm một phần mềm vào thiết bị của họ.

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình gợi ý tour du lịch cá nhân sử dụng locatin based service (Trang 37)