Chỉ tiêu này được World Bank xếp hạng năm 2012 là 149/183, trong đó
- Thời gian giải quyết phá sản, giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam là 5 năm, chi phí thời gian kéo dài hơn nhiều so với các nước có thu nhập trung bình (3,3 năm) và các nước trong khu vực (2,9 năm).
- Mức chi phí để hoàn tất thủ tục là 15% tổng tài sản. - Tỷ lệ thu hồi chỉ đạt 13,9% tài sản.
Đánh giá: Rất thấp trong mối tương quan với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Thực tế ở Việt Nam, số DN tạm ngừng hoạt động lại rất cao, còn số doanh nghiệp xin phá sản thì rất nhỏ. Nhiều DN buộc phải ở trong tình trạng mất khả năng thanh toán nhưng không xử lý được, hoặc chọn hình thức xin tạm ngừng hoạt động thay vì phá sản.
Nguyên nhân: Việc thời gian giải quyết phả sản, giải thể DN ở Việt Nam mất nhiều thời gian so với các nước khác do một số bất cập sau:
Thủ tục phá sản nhiêu khê, rắc rối, khó thực hiện.
Nếu mọi việc trôi chảy thì từ khi mở thủ tục phá sản đến khi mở thủ tục thanh lý tài sản mất ít nhất là sáu tháng. Nhưng trong thực tế, trường hợp xử lý nhanh nhất cũng mất 1 năm. Luật Phá sản năm 2004 quy định thời gian ra quyết định mở thủ tục phá sản là 30 ngày kể từ ngày tòa án thụ lý hồ sơ. Tuy nhiên, khi hồ sơ đến tay thẩm phán, thời hạn chỉ còn khoảng 20 ngày. Khoảng thời gian này hoàn toàn không đủ để thẩm phán xem xét hồ sơ, triệu tập các phiên họp cần thiết với sự tham gia của chủ doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức khác có liên quan để xem xét những bằng chứng chứng minh doanh nghiệp thật sự lâm vào tình trạng phá sản.
Điều 3 Luật Phá sản quy định “DN, HTX không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi có chủ nợ yêu cầu thị bị coi là lâm vào phá sản”, thế nhưng lại không có tiêu chí cụ thể để xác định các trường hợp “rơi vào tình trạng phá sản”.Chính quy định này gây ách tắc trong khâu xử lý, giải quyết bởi một DN không thanh toán được các khoản nợ đến hạn bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, bị coi là lâm vào tình trạng phá sản lại đang là chủ nợ của một hoặc nhiều DN khác, làm sao DN đó có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản với các con nợ của mình? Luật cũng không quy định nợ quá hạn không thanh toán là bao nhiêu, tài sản âm bao nhiêu thì xếp vào diện lâm vào tình trạng phá sản
Bên cạnh đó là các bất cập trong luật phá sản khiến cho DN rất hạn chế thực hiện theo luật khi mất khả năng thanh toán, dẫn đến việc nhiều DN vẫn tồn tại trên thị trường và chưa được xử lý, cụ thể :
- Theo quy định, chủ doanh nghiệp phá sản và những người quản lý doanh nghiệp đó sẽ bị tòa ra quyết định không được quyền thành lập cũng như cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý doanh nghiệp từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Đối với người giữ chức vụ quản lý, điều hành công ty 100% vốn nhà nước, người được giao đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp khác bị tuyên bố phá sản thì sẽ không được đảm đương chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào, cũng như doanh nghiệp nào có vốn nhà nước. Chính điều này không khuyến khích doanh nghiệp chọn cách phá sản theo luật phá sản.
- Luật Phá sản chưa thật sự có lợi đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nên nhiều doanh nghiệp thường chọn cách tránh né nó. Chưa có chế tài cho các DN không thực hiện việc phá sản theo luật. Theo quy định, khi nhận thấy doanh nghiệp của mình lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp đó phải có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Số liệu từ Tòa Kinh tế TPHCM cho thấy cả năm 2011 chỉ thụ lý 11 vụ phá sản doanh nghiệp; trong khi chỉ hai tháng đầu năm 2012 Cục Thuế TPHCM công bố có đến trên 3.100 doanh nghiệp ngừng kinh doanh và phá sản.
khác, chủ doanh nghiệp cũng không muốn phá sản, đặc biệt khi chuyện phá sản gắn với việc “phân chia gia tài”Theo luật, khi phá sản, giá trị tài sản doanh nghiệp sẽ phải chia theo thứ tự ưu tiên như sau: lương và trợ cấp thôi việc cho nhân viên; thuế; chủ nợ; chủ doanh nghiệp và cổ đông; ngân sách nhà nước. Có nghĩa sau khi trả cho hết cho nhân viên và chủ nợ, số còn lại mới chảy về túi chủ doanh nghiệp và cổ đông. Nếu như ở các nước như Mỹ, chủ doanh nghiệp thường sở hữu tỉ lệ cổ phần khá nhỏ thì các ông chủ doanh nghiệp Việt Nam lại nắm giữ lượng cổ phần rất lớn. Vì thế, trong trường hợp công ty phá sản họ sẽ chịu thiệt hại nặng nề hơn.
- Tất cả các DN phá sản đều mất khả năng trả nợ nhưng Luật Phá sản lại quy định DN phải thanh toán hết các khoản nợ trước khi phá sản thay vì cho làm thủ tục phá sản và họp các chủ nợ lại với nhau để giải quyết. Với quy định phi lý này, DN dù muốn cũng không thể phá sản. Bản thân các chủ nợ cũng không muốn con nợ của mình phá sản bởi theo quy định hiện hành, khi DN phá sản, thứ tự trả nợ ưu tiên lần lượt là: phí phá sản; lương, trợ cấp thôi việc cho nhân viên, bảo hiểm; các khoản nợ không có bảo đảm cho chủ nợ; thuế, chủ nợ, chủ DN và cổ đông… Theo trình tự này, nhiều khả năng chủ nợ/ngân hàng không thu hồi được đồng nào.
- Khả năng đòi nợ của doanh nghiệp yêu cầu tuyên bố phá sản rất thấp. Theo thống kê thì số nợ mà chủ nợ có thể nhận lại sau khi tuyên bố phá sản là khoảng 15%.
- Tâm lý người nộp đơn rất e ngại khi nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Bởi vì, họ vừa mất thời gian, chi phí nhưng khi thanh toán thì cũng được thanh toán bằng với các chủ nợ khác theo tỷ lệ tương ứng.
- Các cơ quan giám sát quản lý doanh nhiệp quá yếu kém. Việc yếu kém này thể hiện khi gần như không có cơ quan nào phát hiện doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hay không có cơ quan nào giám sát và có biện pháp thích hợp đối với doanh nghiệp phá sản.
Các ví dụ
Ví dụ 1: WonderBuy, một trong số ít thương hiệu “dũng cảm” tuyên bố phá sản năm
2011 cũng bị mắc cạn ở đây. Thương hiệu bán lẻ điện máy này phải phá sản sau khi lỗ tới 52 tỉ đồng.
- WonderBuy nộp đơn xin phá sản từ tháng 5.2011 nhưng tòa án vẫn chưa đưa ra phán quyết vì các hồ sơ liên quan chưa hoàn tất. Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Hợp Nhất, sở hữu
thương hiệu WonderBuy, cũng đã có buổi gă ̣p với khoảng 80 nhà phân phối và khách hàng để giải đáp về vấn đề trả nợ. Mặc dù các chủ nợ đã đề xuất nhiều cách thu hồi nợ, nhưng ông Phan Thanh Hà, Chủ ti ̣ch Hô ̣i đồng Quản tri ̣ kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hơ ̣p Nhất, vẫn khẳng định: “Phải chờ phán quyết của tòa!”.
Về nguyên tắc, nếu mọi việc suôn sẻ, sau 90 ngày kể từ ngày nô ̣p đơn, WonderBuy sẽ có phán quyết cuối cùng của tòa án. Tuy nhiên, đến lúc này, sau hơn 3 tháng, câu chuyện phá sản vẫn giậm chân tại chỗ. Điện thoại của ông Hà lúc nào cũng “ngoài vùng phủ sóng”, trong khi tòa án cho biết vẫn chờ WonderBuy bổ sung các chứng từ liên quan như đã yêu cầu.
Sau hơn 3 tháng, câu chuyện phá sản vẫn giậm chân tại chỗ, thủ tục tiếp tục bị kéo dài và việc giải quyết công nợ là câu chuyện chưa có hồi kết
Ví dụ 2: Trường hợp của Công ty CP dược Viễn Đông (DVD), một vụ phá sản chấn
động trên thị trường chứng khoán . Trong khi cổ phiếu ngành dược được đánh giá là triển vọng thì cổ phiếu DVD của công ty này bị cá nhân lãnh đạo làm giá. Hoạt động kinh doanh của Dược Viễn Đông đình đốn, nợ đầm đìa đến hơn 900 tỉ đồng với các khoản phải thu không nhỏ. Cho đến khi Ngân hàng ANZ, một chủ nợ lớn của Dược Viễn Đông, yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty này và được tòa án chấp nhận, câu chuyện phá sản mới trở thành hiện thực. Từ đầu năm, giới đầu tư nước ngoài đã khiếp sợ và bán tháo cổ phiếu DVD và người mua lại là nhà đầu tư trong nước. Kết quả, mặc dù giám đốc đi tù, DN có đơn xin phá sản, tòa thụ án nhưng đến gần nửa năm vẫn chưa thể hoàn thành xong các thủ tục và giải quyết được các nghĩa vụ, trách nhiệm có liên quan.
Ví dụ 3: Một trường hợp khác là công ty Q. (TP.HCM), hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh phân bón, khi đã 7 năm trôi qua họ vẫn không "được chết". Cụ thể, cuối năm 2005, công ty gặp khó khăn khi số nợ không trả nổi lên tới 25 tỉ đồng và 258.000 USD. Chủ nợ đã gửi đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản. Tổ thanh lý tài sản kiểm kê, định giá tài sản chỉ vỏn vẹn 2,8 tỉ đồng. Ba năm sau, phần đất Công ty Q. thuê xây dựng nhà làm việc bị thu hồi (dù thời gian thuê đất vẫn còn) và tài sản trên đất này định giá còn khoả̉ng vài trăm triệu đồng.
Phần đất trên được hỗ trợ chi phí đền bù, thiệt hại gần 1,5 tỉ đồng nhưng đơn vị thuê sau không thanh toán nên Công ty Q. không trả được nợ cho ngân hàng. Tính đến nay, đã 7 năm trôi qua, tòa án vẫn chưa thể tuyên bố DN bị phá sản dù trên thực tế công ty không còn hoạt động.
Ví dụ 4: Tháng 10.2008, do làm ăn thua lỗ, bà Noh Yeon Hong, Giám đốc Công ty
Vina Haeng Woon Industry, đã bỏ trốn khi còn nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH của CN hơn 3,5 tỉ đồng. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, LĐLĐ quận 8 - TPHCM đã được tập thể CN ủy quyền yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản công ty để có cơ sở giải quyết quyền lợi. Mãi đến ngày 27.4.2009, TAND TP mới có quyết định mở thủ tục phá sản và 2 tháng sau mới ban hành quyết định thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản công ty.
Thế nhưng việc thanh lý tài sản DN vẫn giậm chân tại chỗ do vướng nhiều thủ tục dẫn đến máy móc, thiết bị ngày càng xuống cấp. Trước tình hình này, tổ quản lý, thanh lý tài sản đề nghị TAND TP áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là bán đấu giá toàn bộ tài sản của công ty. Đến ngày 15.11.2011, TAND TP mới có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Mất thêm 7 tháng nữa, việc bán đấu giá tài sản của công ty mới hoàn tất. Khi ấy, tổng số tiền thu được chỉ được hơn 1,9 tỉ đồng và CN nhận được thông báo tiếp tục chờ!
Một số so sánh
Thủ tục giải quyết hậu quả kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp rất đa dạng và mềm dẻo. Điểm chung của các nước là tuỳ theo tình hình cụ thể của các doanh nghiệp mà áp dụng thủ tục phục hồi (cứu vãn) hay thủ tục thanh lý (phá sản). Trong quá trình thực hiện không cứng nhắc trong một thủ tục mà có thể chuyển từ thủ tục này sang thủ tục khác một cách linh hoạt.
Pháp luật phá sản các nước đều thể hiện vai trò của người quản tài (người quản lý tài sản). Chỉ một người thực hiện chức năng, nhiệm vụ và có vai trò như Tổ quản lý, thanh lý tài sản của Luật Phá sản năm 2004 của Việt Nam. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản được ban hành một cách nhanh chóng nếu doanh nghiệp thực sự đã phá sản. Toà án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản và sau đó việc lập danh sách chủ nợ, danh sách người
mắc nợ và kiểm kê tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản được tiến hành sau khi đã có quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Qua việc tìm hiểu pháp luật phá sản của một số nước trên thế giới, có thể thấy một số vấn đề cần nghiên cứu thêm trong các quy định của Luật Phá sản năm 2004 của Việt Nam: Thứ nhất, theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 của Luật Phá sản năm 2004 về quyền nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là rất chặt chẽ và nhiều hơn trong trường hợp chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Tuy nhiên, kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho thấy là trong trường hợp người mắc nợ nộp đơn (hay chính doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản nộp đơn), Toà án thường yêu cầu ít giấy tờ, tài liệu hơn so với trường hợp chủ nợ nộp đơn (ví dụ: pháp luật phá sản của Nhật Bản).
Thứ hai, theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Phá sản năm 2004 thì khi nhận thấy doanh nghiệp của mình lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên, Luật Phá sản năm 2004 đã không quy định chế tài nên trách nhiệm này không được người mắc nợ nghiêm chỉnh chấp hành. Việc không quy định chế tài ở trong Luật Phá sản năm 2004 dẫn đến quy định tại Điều 15 dường như không có ý nghĩa. Về vấn đề này, nên chăng cần tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đặc biệt là pháp luật phá sản của Pháp. Điều 128 Luật Phá sản của Pháp quy định, người mắc nợ có thể bị kết tội phá sản trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ khởi kiện nếu không có lý do chính đáng. Mặt khác, Luật Phá sản của Pháp còn trao quyền cho Công tố viên yêu cầu mở thủ tục phá sản. Hoặc, chúng ta có thể xem xét nghiên cứu việc trao quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Thanh tra Nhà nước hay Cơ quan kiểm toán. Trong tình trạng hiện nay, khi mà tồn tại phổ biến tâm lý e ngại khởi kiện phá sản, thì việc trao quyền khởi kiện phá sản cho các cơ quan đó có thể là cần thiết nhưng việc nghiên cứu các tiêu chí khởi kiện là vấn đề quan trọng.