CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở CÁC ĐÔ THỊ VÀ VIỆC CHUẨN BỊ CHO CUỘC KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập lịch sử lớp 12 (Trang 70)

KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI.

1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16.

Lúc 20 giờ 19/12/1946, cuộc chiến đấu ở Hà Nội bắt đầu, ta tiến công các vị trí quân Pháp, dựng chướng ngại vật hoặc chiến lũy ngay trên đường phố để ngăn địch.

Trung đoàn thủ đô được thành lập đánh quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, Bưu điện Bờ Hồ, đầu cầu Long Bien, ga Hàng Cỏ, chợ Đồng Xuân...

Sau hai tháng chiến đấu kiên cường - ngày 17/02/1947, Trung đoàn thủ đô rút về căn cứ an toàn.

* Kết quả:

Trong 60 ngày đêm, Hà Nội chiến đấu gần 200 trận, giết và làm bị thương hàng ngàn địch, phá hủy nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh.

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương huy động kháng chiến, bảo vệ Trung ương Đảng về căn cứ Việt Bắc an toàn.

Ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng …quân ta bao vây, tiến công tiêu diệt địch.

Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

Quân dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng.

2. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài:

Chuyển các cơ quan Đảng, Chính phủ, vận chuyển móc, nguyên vật liệu …về Việt Bắc.

Khẩu hiệu: ”Vườn không nhà trống ”, ”Tản cư cũng là kháng chiến ”, ”Phá hoại để kháng chiến ”, phá nhà cửa, đường sá, cầu cống… không cho địch sử dụng.

+ Chính trị: Lập Ủy ban kháng chiến hành chính, thực hiện kháng chiến kiến

quốc; lập Hội Liên Việt.

+ Kinh tế: duy trì và phát triển sản xuất, nhất là lương thực.

+ Quân sự: quy định người dân từ 18t đến 45 t được tham gia các lực lượng chiến

đấu.

+ Văn hóa: tiếp tục duy trì,phát triển phong trào bình dân học vụ, trường phổ

thông các cấp vẫn giảng dạy, học tập trong hoàn cảnh chiến tranh.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập lịch sử lớp 12 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w