OptiX OSN 7500 là nền tảng truyền tải thông minh thế hệ kế tiếp của Huawei. Nó phát triển theo hướng của mạng MAN trong tương lai với lõi IP. Với kiến trúc brand-new, nó đạt được một lớp quang động và một lớp điện mềm dẻo. Nó cũng có các đặc trưng như tính tích hợp cao, độ tin cậy cao và đa dịch vụ. Hình 2-13 chỉ ra kiến trúc của thiết bị này.
L0 là lớp quang. L1 và L2 là 2 lớp điện.
Các giải pháp phân phối của tài nguyên bước sóng trung của thiết bị WDM bao gồm bộ ghép xen/rẽ quang cố định FOADM và và bộ ghép xen/rẽ quang có thể cấu hình lại ROADM.
Lớp điện L1 hỗ trợ grooming các dịch vụ GE, các tín hiệu ODU1 và dịch vụ Any. Lớp điện L2 hỗ trợ các dịch vụ đường riêng Ethernet (EPL), đường riêng ảo Ethernet (EVPL), mạng nội hạt riêng Ethernet (EPLAN) và các dịch vụ mạng nội hạt riêng ảo Ethernet (EVPLAN) chuyển mạch dựa trên VLAN và Stack VLAN.
Hình 2-13:Kiến trúc nền tảng truyền tải quang thông minh thế hệ kế tiếp
Về kiến trúc phần cứng thì OptiX OSN 7500 có 3 phần chính là cabinet, subrack và frame. Trong đó quan trọng nhất là subrack. Subrack bao gồm nhiều vùng trong đó vùng board được chia thành 21 khe để lắp các board hoạt động.
Các board được chia thành 14 loại: Khối OTU, Khối ghép và giải ghép kênh quang, Khối ghép xen/rẽ quang, Khối ghép xen/rẽ có khả năng cấu hình lại, Khối nhánh, Khối đường, Khối kết nối chéo, Khối khuếch đại quang, Khối kênh giám sát quang, Khối điều
khiển hệ thống và truyền thông, Khối bảo vệ quang, Khối phân tích phổ, Khối suy hao quang thay đổi, Khối cân bằng độ dốc suy hao và công suất quang.
Kiểu board Tên board Mô tả
OTU
ECOM giao diện truyền thông nâng cao
L4G bộ chuyển đổi bước sóng đường với dung lượng 4xGE LDGS bộ 2xGE, single fed và thu đơn
LDGD bộ 2xGE, dual fed và thu có chọn lọc
LOG bộ 8xGE
LOM board chuyển đổi bước sóng và ghép đa dịch vụ 8 cổng LQMS bộ chuyển đổi bước sóng đa tốc 4 kênh (100Mb/s-2Gb/s),
single fed và thu đơn
LQMD bộ chuyển bước sóng đa tốc 4 kênh (100Mb/s-2.5Gb/s), dual fed và thu có chọn lọc
LSX bộ chuyển đổi bước sóng 10Gb/s LSXL board chuyển đổi bước sóng 40Gb/s LSXLR bộ trễ chuyển đổi bước sóng 40Gb/s LSXR bộ trễ chuyển đổi bước sóng 10Gb/s LWXS board chuyển đổi bước sóng tốc độ tùy ý
(16Mb/s-2.7Gb/s), phát đơn
LWXD board chuyển đổi bước sóng tốc độ tùy ý (16Mb/s-2.7Gb/s), phát kép
LWX2 board chuyển đổi 2 bước sóng tốc độ tùy ý (16Mb/s-2.7Gb/s)
TMX board chuyển đổi bước sóng 4 kênh OC-48/STM-16/ OTU1 ghép không đồng bộ OTU2
Khối ghép và giải ghép kênh quang
M40 bộ ghép 40 kênh
D40 bộ giải ghép 40 kênh
M40V bộ ghép 40 kênh với VOA
D40V bộ ghép 40 kênh với VOA
FIU giao diện sợi
ITL board chèn
MR4 bộ ghép xen/rẽ quang 4 kênh
MR8 bộ ghép xen/rẽ quang 8 kênh
CMR2 bộ ghép kênh xen/rẽ quang 2 kênh CWDM CMR4 bộ ghép kênh xen/rẽ quang 4 kênh CWDM DMR1 bộ ghép kênh xen/rẽ quang song hướng 1 kênh DWDM
SBM2 board xen/rẽ song hướng 1 sợi 2 kênh CWDM Khối ghép xen/rẽ
quang có thể cấu hình lại
ROAM board xen quang có thể cấu hình lại
WSM9 board ghép chuyển mạch lựa chọn bước sóng 9 cổng WSD9 board giải ghép chuyển mạch lựa chọn bước sóng 9 cổng
RMU9 board ghép kênh ROADM 9 cổng
WSMD4 board ghép/giải ghép chuyển mạch chọn bước sóng 4 cổng
Khối nhánh TBE board nhánh 10GE
TDX board xử lý dịch vụ nhánh 2x10G TQM 4xboard xử lý dịch vụ nhánh đa tốc
TDG 2xboard xử lý dịch vụ nhánh GE
TQS board xử lý dịch vụ nhánh 4xSTM-16/OC-48/OTU1 NS2 board giao diện quang 4xODU1 ghép kênh OTU2 Khối kết nối chéo XCS board đồng hồ và kết nối chéo
Khối khuếch đại quang
HBA board khuếch đại tăng thế công suất cao
OAU1 bộ khuếch đại quang
OBU1 bộ tăng thế quang
OBU2 bộ tăng thế quang
CRPC bộ khuếch đại bơm Raman case-shape cho băng C Khối kênh giám
sát quang
SC1 bộ kênh giám sát quang đơn hướng SC2 bộ kênh giám sát quang song hướng Bộ điều khiển hệ
thống và truyền
SC bộ điều khiển hệ thống và truyền thông
AUX giao diện hỗ trợ hệ thống
Bảng 1:Danh sách các board 2.6 Kết luận chương II
Chương 2 tìm hiểu về một số giải pháp ASON của Huawei với các series thiết bị cho từng mặt phẳng kiến trúc: series OSN cho mặt phẳng truyền tải, mặt phẳng điều khiển được hỗ trợ bởi phần mềm OptiX GCP, hệ thống quản lý T2000 và các phần mềm hỗ trợ khác. Thiết bị OptiX OSN 7500 được triển khai cho mặt phẳng truyền tải của ASON với
những đặc trưng riêng trong đó có tính ưu việt của các loại bảo vệ như bảo vệ VLAN SNCP, bảo vệ chia sẻ bước sóng quang, được coi là sức mạnh của sản phẩm này.
CHƯƠNG III
ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG EVN TELECOM 3.1 Giới thiệu mạng viễn thông EVN Telecom
EVNTelecom là một doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVNTelecom được phép cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Dựa trên cơ sở hạ tầng vững mạnh, công nghệ tiên tiến, kênh phân phối rộng khắp, đội ngũ nhân viên năng động và chuyên nghiệp, EVNTelecom đang không ngừng nỗ lực cung cấp những dịch vụ tiện ích, chất lượng ổn định, giá cả cạnh tranh..., đem đến cho khách hàng nhiều lựa chọn mới.
3.1.1 Cơ sở hạ tầng:
- EVNTelecom đã tham gia vào các mạng cáp quang lớn nhất thế giới và khu vực, kết nối Việt Nam với các nước trên thế giới qua 03 cổng truyền dẫn Quốc tế: - Cổng Quốc tế Móng Cái, dung lượng 12,5 Gbps
- Cổng Quốc tế Lạng Sơn, dung lượng 10 Gbps - Cổng Quốc tế Mộc Bài, dung lượng 2,5 Gbps
- Cổng Quốc tế Khánh Bình (An Giang), dung lượng 2,5 Gbps - Cổng quốc tế Lao Bảo, dung lượng 2,5 Gbps
Về đường trục truyền dẫn phục vụ dung lượng quốc tế:
· Hướng Hà Nội - Móng Cái - Lạng Sơn: dung lượng 40 Gbps · Hướng Hà Nội - TP Hồ Chí Minh: dung lượng 80 Gbps Tuyến cáp quang biển liên Á – IACS:
Tuyến cáp biển Liên Á – IACS có tổng dung lượng là 3.84Tbps (4x96x10), trong đó EVNTelecom sở hữu 50 Gbps (trong tương lai có thể nâng cấp lên 450Gbps). Từ tuyến cáp biển Liên Á, EVNTelecom có thể cung cấp kết nối đến các trung tâm chuyển tiếp lưu lượng trong khu vực như HongKong, Singapore, Nhật Bản, Mỹ và các nước Châu Âu. Với hệ thống cáp trên biển, EVNTelecom sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho sự bùng nổ băng thông rộng chất lượng cao, các dịch vụ viễn thông khác trong những năm tới và đảm bảo dự phòng an toàn toàn cho mạng lưới viễn thông quốc gia.
Mạng viễn thông trong nước
a. Mạng truyền dẫn đường trục quốc gia gồm:
Với trên 40.000 km cáp quang, mạng truyền dẫn của EVNTel đã có mặt tại 63 tỉnh và thành phố trên cả nước.
EVNTelecom đang sử dụng hệ thống đường trục Bắc – Nam chạy song song đồng thời trên các tuyến dây tải điện 500kV, 220kV với công nghệ hiện đại và dung lượng thiết kế lên đến 400Gbps. Với dung lượng này, mạng truyền dẫn viễn thông Điện lực sẽ góp phần vào việc nâng cao năng lực truyền dẫn quốc gia, chia sẻ tài nguyên, góp phần khai thác hiệu quả hệ thống thông tin và truyền thông trên cả nước.
Hệ thống mạng truyền dẫn nội hạt của EVNTelecom có độ an toàn, tin cậy cao do được thiết lập đảm bảo chặt chẽ nguyên tắc mạch vòng bảo vệ.
Đặc biệt, với việc sử dụng hệ thống cáp OPGW trên lưới điện cao thế 500kV, 220kV, 110kV và hệ thống cáp treo ADSS trên lưới điện trung và hạ thế, mạng truyền dẫn của EVNTelecom đã trở thành mạng truyền dẫn có độ an toàn cao nhất so với các giải pháp khác.
Mạng truyền dẫn viễn thông Điện lực được xây dựng trên nguyên tắc tiếp cận linh hoạt với các công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.
b. Mạng CDMA 20001xEVDO
Hệ thống mạng mà EVNTelecom đang khai thác sử dụng công nghệ tiên tiến CDMA 2000 1x EVDO phủ sóng trên 63/63 tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc đảm bảo
cung cấp không chỉ các dịch vụ thoại thông thường mà còn có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ giá trị gia tăng với chất lượng tốt nhất cho khách hàng, truy cập Internet không dây tốc độ cao.
Bên cạnh những lợi thế về hạ tầng mạng, dịch vụ mạng CDMA 20001x của EVNTelecom thể hiện rõ những ưu thế rõ rệt khi so sánh với các dịch vụ hữu tuyến và vô tuyến truyền thống khi triển khai cho vùng sâu, vùng xa, cung cấp đa dịch vụ trên nền một hạ tầng mạng.
Dịch vụ EV-DO hiện nay của EVNTelecom đã được cung cấp tại 03 thành phố lớn: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
c. Mạng NGN & Dịch vụ
EVNTelecom đã xây dựng một mạng NGN trên quy mô toàn quốc dựa trên hạ tầng mạng truyền tải IP/MPLS với cấu trúc phân lớp (core, edge và access) bao phủ khắp 63 tỉnh/thành phố, bao gồm các thiết bị Softswitch, Media Gateway, Router, hệ thống cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng... Mạng NGN hiện nay cũng là hạ tầng mạng cung cấp dịch vụ VoIP đến tất cả các tỉnh trên toàn quốc. Ngoài các POP trong nước, EVNTelecom đã triển khai nhiều POP trên thế giới (Hồng Kông, Mỹ...) tạo thành một mạng kết nối toàn cầu.
Song song với mạng NGN, EVNTelecom cũng đang triển khai mạng điện thoại cố định hữu tuyến. Hạ tầng mạng điện thoại cố định được triển khai sử dụng cả 2 công nghệ TDM truyền thống (mạng tổng đài TDM) và công nghệ IP (trong mạng NGN). Đơn vị hỗ trợ kỹ thuật 24/7 (EVNTel NOC) luôn sẵn sàng khắc phục và giải quyết ngay các vấn đề kỹ thuật phát sinh.
d. Mạng Internet
EVNTelecom là một trong các nhà cung cấp có đầy đủ các giấy phép về dịch vụ Internet, sẵn sàng cung cấp đầy đủ các dịch vụ như kết nối Internet quốc tế (IXP), dịch vụ truy nhập Internet (ISP) và các dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet (OSP).
Hiện nay đang triển khai phủ sóng Wifi trên các thành phố lớn.
3.1.2 Cung Cấp Các Dịch Vụ
A. Truyền dẫn
- Thuê kênh riêng (Leased Line), các dịch vụ MPLS, IPVPN. - Thiết lập mạng tương tác: LAN, WAN
- Truyền dữ liệu (kết nối về hệ thống Server tập trung). - Các dịch vụ mạng riêng ảo (VPN)
B. Các dịch vụ mạng CDMA
- Dịch vụ điện thoại cố định không dây E-Com - Dịch vụ điện thoại di động nội tỉnh E-Phone
- Dịch vụ gọi thương mại miễn phí và mạng doanh nghiệp. C. Các dịch vụ Internet:
- Dịch vụ kết nối Internet IXP.
- Dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp.
- Dịch vụ truy nhập Internet băng thông rộng ADSL. - Dịch vụ truy nhập Internet qua mạng cáp truyền hình. - Dịch vụ truy nhập Internet qua mạng WLL/CDMA. - Dịch vụ hội nghị truyền hình.
- Dịch vụ băng rộng không dây tốc độ cao - Dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ, thiết kế web. - Dịch vụ đăng ký và duy trì tên miền.
- Dịch vụ FTTx
D. Các dịch vụ trên nền mạng NGN:
- Dịch vụ điện thoại cố định (POTS) và các dịch vụ bổ trợ
- Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế VoIP (trả trước và trả sau). - Dịch vụ miễn cước người gọi 1800
- Dịch vụ thông tin giải trí 1900
- Dịch vụ điện thoại cố định sử dụng IP phone và các dịch vụ gia tăng như: IP Centrex, multimedia call...
- Các dịch vụ giá trị gia tăng phong phú dựa trên hạ tầng IP của mạng NGN như IPTV, Video on Demand, Game online...
E. Các dịch vụ mạng 3G.
- Đàm thoại thấy hình giữa các thuê bao - Xem truyền hình trên di động
- Truy cập Internet tốc độ cao từ điện thoại
3.2 Ứng dụng triển khai ASON trên mạng EVN Telecom
Mô hình dưới đây thể hiện tuyến cáp quang đường trục WDM của EVN Telecom. Hệ thống được kết nối bởi các thiết bị Optix OSN 7500 của Huawei, các thiết bị kết nối với nhau qua hai sợi quang và mỗi sợi (thu, phát) được ghép 4 bước sóng . Hệ thống được quản lý bởi phần mềm T-2000 của Huawei, phần mềm hỗ trợ quản lý, giám sát, khai báo tại 2 điểm đầu và cuối. Các điểm còn lại cũng được giám sát bằng T-2000 bằng các phiên bản khác, thực hiện giám sát, khai báo riêng biệt.
Nghĩa Đàn Hà Tĩnh Ngọc Lạc Đà Nẵng Huế Quảng Bình Pleiku Kon Tum Quảng Nam Chư Sê Di Linh TP.HCM Ring 3 Ring 2 Ring 4 Nho Quan Thường Tín Hòa Bình Hà Nội Ring 1 Ring 5 Yên Thành Quảng Trị Tân Định
3.3 Các ứng dụng dịch vụ ASON trên mạng EVN Telecom