Là những hàng hoá được vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường sông và đường ven biển trong lãnh thổ quốc gia.
2.1 Rủi ro
2.1.1 Rủi ro được BH
- Cháy, nổ.
- Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thận, sét đánh.
- Phương tiện vận chuyển bị đắm, lật đổ, rơi, mắc cạn, đâm va vào vật thể khác, trật bánh.
- Cây gãy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trức khác bị sập đỏ.
- Phương tiển chở hàng mất tích.
- Các chi phí sau: Chi phí hợp lý cho việc phòng tránh hay giảm nhẹ tổn thất; dỡ hàng, lưu kho, gửi đi tiếp hàng hoá được BH tại 1 nơi dọc đường đi do hậu quả của rủi ro thuộc phạm vi BH; giám định tổn thất thuộc phạm vi BH.
2.2.2 Rủi ro loại trừ
- Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, phản loạn… - Hậu quả của phóng xạ, nhiễm phóng xạ.
- Hành động xấu, cố ý hay hành vi phạm pháp của người được BH hay người làm công cho họ.
- Mất mát, hư hỏng do khuyết tật vốn có hoặc nội tỳ của hàng hoá. - Xếp hàng quá tải hoặc sai quy cách an toàn về hàng hoá nguy hiểm - Đóng gói sai quy cách, bao bì không thích hợp hoặc hàng bị hỏng trước khi xếp lên phương tiện vận chuyển.
- Hao hụt tự nhiên của hàng hoá.
- Phương tiện vận chuyển không đủ khả năng lưu hành, không đảm bảo an toàn giao thông.
- Tổn thất có nguyên nhân trực tiếp do chậm trễ, dù chậm trễ đó do 1 rủi ro được BH.
- Trộm cắp, giao thiếu hàng, không giao hàng.
2.2 Giá trị BH, số tiền BH, phí BH
- GTBH, STBH được xác định tương tự như hàng hoá XNK (Tr 23) - Phí BH: P = Sb x R
+ Nếu là hàng thương mại: P = Sb x (a + 1) x R
Trong đó: Sb _STBH
R_Tỷ lệ phí BH a_Tỷ lệ % lãi dự tính Phí BH gồm 2 phần:
+ Phí chính: Tính theo phương thức vận chuyển (đường sắt, sông, ven biển, bộ). Tỷ lệ phí chính đối với đường bộ là thấp nhất, đường ven biển là cao nhất.
+ Phí phụ: Tính theo tuyến đường (Bắc Nam, miền núi, sang các nước lân cận…).
2.3 Trách nhiệm bồi thường của BH
Đối với hàng hoá vận chuyển nội địa, hồ sơ khiếu nại bồi thường bao gồm:
- Đơn BH gốc
- Bản chính HĐ vận chuyển hoặc giấy vận chuyển hàng do chủ phương tiện cấp.
- Hoá đơn bán hàng kèm theo bản ghi chi tiết hàng hoá, phiếu ghi trọng lượng số lượng hàng bán,
- Biên bản điều tra tai nạn - Biên bản giám định
- Chứng từ chứng minh tình trạng hàng hoá vào lúc dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển
- Biên lai, hoá đơn và các chi phí khác. - Thư khiếu nại…
DNBH sau khi xác định tổn thất thuộc trách nhiệm BH sẽ tiến hành tính toán bồi thường. Tổn thất của hàng hoá vận chuyển nội địa chủ yếu được chia làm TTBP & TTTB. TTR & TTC chỉ được áp dụng đối với TT của hàng hoá vận chuyển nội địa tượng tự như đối với hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển.
* Đối với TTBP:
STBT = STBH x Tỷ lệ tổn thất
Trong đó: tỷ lệ tổn thất được xác định tại nơi dỡ hàng theo CT:
Tỷ lệ tổn thất = Tổng giá trị hàng khi còn nguyên vẹn - Tổng giá trị hàng khi hàng bị tổn thất x 100 Tổng giá trị hàng khi còn nguyên vẹn
Trường hợp TTBP là 1 phần hàng bị tổn thất được bán dọc đường thì tổng giá trị hàng khi còn nguyên vẹn được xác định trong đơn BH. Tổng giá trị hàng còn lại khi hàng bị tổn thất là số tiền cứu vớt được.
* Đối với TTTB, có thể là TTTB thực tế hoặc TTTB ước tính. Nếu TTTB ước tính, khi người tham gia BH gửi thông báo từ bỏ hàng và DNBH chấp nhận thông báo đó, DNBH sẽ bồi thường TTTB thực tế.