Tổng hợp và Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Tài liệu Đánh giá các rào cản ảnh hưởng tới quản lý rừng bền vững và công bằng ppt (Trang 35 - 43)

Sự khẳng định quyền kiểm soát nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Hiến Pháp và hệ thống luật pháp hiện có ở Việt Nam đã dẫn đến tình trạng các cơ quan của chính phủ chi phối việc quản lý rừng. Theo số liệu năm 2005, các cơ quan nhà nước, lâm trường quốc doanh (SFE) hoặc ban quản lý (rừng đặc dụng và phòng hộ) quản lý hơn 72% tổng diện tích rừng. Thành phần kinh tế tư nhân, bao gồm các công ty tư nhân, công ty liên doanh, hộ gia đình và cá nhân quản lý 23% và các đơn vị tập thể, cộng đồng chỉ quản lý 4%. Tại các vùng miền núi, từ bao đời nay cuộc sống của cộng đồng dân tộc thiểu số phụ thuộc vào khả năng tiếp cận đất rừng thông qua các hoạt động du canh và khai thác gỗ (làm nhà) và lâm sản ngoài gỗ. Hệ thống quản trị rừng theo luật tục đưa ra những quy định về quản lý đất rừng lâu đời của cộng đồng. Luật tục cũng trao toàn quyền sở hữu diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong cộng đồng thuộc quyền kiểm soát của già làng, trưởng bản và đội ngũ bảo vệ rừng đồng thời trao quyền sở hữu, quyền sử dụng và tham gia, chia sẻ lợi ích và giải quyết tranh chấp cho các thành viên trong cộng đồng phù hợp với các cơ chế tuân thủ và thực hiện luật pháp

30

Nghiên cứu điểm ở Việt Nam

ĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Tuy nhiên, còn tồn tại mâu thuẫn trong một số lĩnh vực quan trọng giữa 2 hệ thống luật pháp và luật tục:

Quyền miễn trừ: Cả hai hệ thống quản trị đều có các điều

khoản về miễn trừ. Mâu thuẫn xẩy ra khi đất rừng truyền thống được giao theo luật pháp hiện hành cho các đối tượng bên ngoài cộng đồng hoặc thậm chí giao cho các hộ gia đình trong cộng đồng.

Chia sẻ lợi ích: Luật tục kiểm soát việc chia sẻ lợi ích trong phạm vi cộng đồng trong khi đó luật pháp hiện hành quy định các phương thức chia sẻ lợi ích rất phức tạp và thường cho phép người dân được hưởng lợi ít hơn so với các phương thức áp dụng của luật tục.

Sử dụng đất: Luật tục cho phép cộng đồng ra quyết định

về sử dụng đất trong khi đó luật pháp hiện hành không cho phép người sử dụng thay đổi mục đích sử dụng đất đã được thống nhất.

Cuộc sống của nhiều cộng đồng dân tộc vùng cao vẫn tiếp tục phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Tuy nhiên, những khu rừng này thường đã được giao cho các cơ quan, tổ chức của nhà nước để quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Trên thực tế, cộng đồng dân cư vẫn tiếp tục triển khai các hoạt động theo truyền thống trên những diện tích rừng này và vì vậy đã phát sinh mâu thuẫn với hệ thống luật pháp hiện hành. Quyền hưởng dụng không được đảm bảo chắc chắn đã dẫn đến các hành vi vi phạm luật tục, khai thác quá tải tài nguyên rừng và làm suy thoái rừng tại các khu vực miền núi. Tình trạng này thậm chí còn trở nên xấu hơn bởi những người dân di cư, họ cần đất để sinh sống và họ cũng có thể được giao đất rừng theo quy định của luật pháp. Tranh chấp về sử dụng đất rừng giữa các cộng đồng dân tộc gây mất ổn định xã hội nghiêm trọng trong những năm gần đây. Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực để khôi phục lại hình thức quản lý rừng cộng đồng thông qua việc lồng ghép các điều khoản về quyền sử dụng đất của cộng đồng trong luật đất đai và quyền sử dụng rừng của cộng đồng trong luật BVPTR. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn pháp lý liên quan đến khái niệm và mâu thuẫn trong cộng đồng. Ví dụ: Luật Dân sự không công nhận cộng đồng là một chủ thể pháp lý dân sự. Chính phủ đã triển khai thí điểm quản lý rừng cộng đồng tại 40 xã và đã ban hành các điều khoản về xây dựng hương ước thôn bản và cơ chế chia sẻ lợi ích. Cho đến nay, hoạt động quản lý rừng cộng đồng đã mang lại một số kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Chính sách và quy định của chính phủ tương đối phức

tạp và thay đổi thường xuyên do vậy đã hạn chế hiểu biết rộng rãi của nhân dân về văn bản pháp luật cũng như thực thi pháp luật.

Người dân thôn bản rất hạn chế trong việc tiếp cận với

nguồn thông tin về các quy định quản lý rừng rất hạn chế.

Quy định về chia sẻ lợi ích phức tạp và thường đặt người

dân ở mức hưởng lợi thấp.

Cộng đồng địa phương cho rằng Quy chế quản lý rừng cấp

thôn bản là một hình thức văn bản do nhà ước áp đặt.

Các quy định về khai thác, vận chuyển và tiếp thị lâm sản

tạo cơ hội tham nhũng cho các cá bộ nhà nước cấp cơ sở.

Hiểu biết và kiến thức hạn chế về luật tục của đội ngũ cán

bộ đã hạn chế khả năng của họ trong việc xây dựng chính sách quản lý rừng cộng đồng hiệu quả.

Một số những yếu tố ảnh hưởng rộng hơn cũng tác động tới các vấn đề quản trị lâm nghiệp. Những yếu tố này bao gồm vài trò quan trọng của các tổ chức tài trợ trong lĩnh vực xây dựng chính sách lâm nghiệp, quản trị rừng và hỗ trợ nguồn lực phát triển. Nguồn tài trợ nước ngoài có xu hướng giảm trong tương lai gần khi Việt Nam đạt được mức thu nhập trung bình. Mối quan hệ tương quan mật thiết giữa đói nghèo và lâm nghiệp tại các vùng miền núi cho thấy các chính sách của chính phủ trong tương lai cần quan tâm đến vai trò tiềm năng của quản lý rừng trong mối quan hệ đối với giảm nghèo.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và thảo luận, nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị đối với Dự án SVBC như sau:

Hỗ trợ giao quyền quản lý rừng cho người dân: Mặc dù

quá trình giao rừng đã được tiến hành khá nhanh chóng ở Việt Nam trong thập kỷ vừa qua, sở hữu của người dân đối với tài nguyên rừng vẫn còn khá hình thức do nhiều quy định hạn chế vẫn còn điều tiết người dân thực sự kiểm soát rừng. Để làm cho việc giao rừng có ý nghĩa thực tiễn hơn, điều quan trọng không chỉ là giao quyền đối với rừng, mà còn phải chuyển giao cả quyền lực cần thiết để ra quyết định về quản lý tài nguyên rừng cho dân cư địa phương trong đó có lưu ý đến cấu trúc điều hành truyền thống của người dân. Ngoài ra, cần phải có sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời để tăng cường năng lực của người dân trong việc sử dụng các quyền và quyền lực mới được trao.

Đóng góp vào quá trình sửa đổi chính sách và quy trình

về chia sẻ lợi ích: Đảm bảo các bên liên quan hiểu đầy đủ các cơ chế hiện có. Ngoài ra, cần rà soát nội dung các chính sách về chia sẻ lợi ích và xây dựng các quy trình, thủ tục thực hiện thực tế để cho phép người dân địa phương khai thác hợp pháp lâm sản trên diện tích rừng được giao hoặc tiếp thị và sử dụng sản phẩm.

Cải thiện sự tiếp cận của người dân đối với thông tin luật pháp: Phổ biến thông tin pháp lý bằng ngôn ngữ đơn giản và xây dựng các phương tiện truyền thông hữu hiệu, bao gồm radio, tài liệu trực quan (áp phích, tranh ảnh), và ấn phẩm (tờ rơi đơn giản). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cải thiện khả năng tiếp cận nguồn tín dụng: Cung cấp

thông tin về tín dụng và giúp đỡ nông dân xây dựng đề xuất vay tín dụng tại Ngân hàng NN-PTNT và Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Khuyến khích khu vực tư nhân giúp đỡ người nghèo: Tăng

cường sự tham gia của người dân nghèo vào các hoạt động kinh doanh lâm sản như là những đối tác tham gia trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng hoặc là những người đóng góp vốn bằng giá trị đất lâm nghiệp.

Cung cấp thông tin cho các nhà quyết sách chính: Giúp

các bên liên quan chính hiểu rõ hơn về thực tế hoạt động cũng như năng lực của các nhóm người dân tộc thiểu số trong lập kế hoạch, quản lý và kinh doanh tài nguyên rừng khi họ có quyền và trách nhiệm để thực hiện điều đó.

Tài liệu tham khảo

ADB, AusAID, DFID, GTZ, JICA, Save the Children UK, UNDP,

và WB (2003) Báo cáo về phát triển ở Việt Nam 2004: Nghèo

đói. Hà Nội, Việt Nam: Báo cáo hỗn hợp của các nhà tài trợ tại Hội nghị nhóm tư vấn ngày 2- 3 tháng 12 năm 2003, Boissière, M., I. Basuki, P. Koponen, M. Wan, và D. Sheil (2006)

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương về vùng đệm của khu bảo tồn, thôn Khe Trăn, Việt Nam. Bogor, Indonesia: Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế, Chiến lược Giảm nghèo và Tăng trưởng toàn diện -

Nhómcông tác quốc tế (2005) Việt Nam: Báo cáo tiến độ

hàng năm về tăng trưởng và giảm nghèo 2004-2005. Hà Nội, Việt Nam, Uỷ ban điều hành Chiến lược Tăng trưởng và Gảm nghèo toàn diện,

Dinh, D. T. và nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Lâm nghiệp

Việt Nam (2005) Báo cáo nghiên cứu tư vấn hiện trường về lâm

nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam

ETSP (Dự án đào tạo phổ cập và hỗ trợ). (2005) Nghiên cứu lâm nghiệp, Giáo dục, Đào tạo và Phổ cập (RETE): Phân tích tình hình, nhu cầu, đánh giá nhu cầu và khuyến nghị cho Chiến lược lâm nghiệp quốc gia 2006 - 2020. Hà Nội, Việt

Nam, Dự án hỗ trợ đào tạo và phổ cập nông nghiệp và lâm nghiệp tại các vùng cao.

FLEG Hội nghị cấp bộ trưởng Đông Á (2001) Tuyên ngôn Bali. Bali, Indonesia.

FSSP-CO (2005) Chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và

Đối tác: Báo cáo tổng kết năm 2005. Hà Nội, Việt Nam

Tổng cục Thống kê (GSO) (2006) Niên giám thống kê - Sách

thống kê hàng năm 2005. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Thống kê,

Ho, H. (2006) Cơ chế và những thách thức trong việc giao đất lâm nghiệp ở Thừa Thiên Huế. Chi cục Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế.

McElwee, P. (2004) bạn nói bất hợp pháp, tôi nói hợp pháp: Mối quan hệ giữa “khai thác “bất hợp pháp” và quyền hưởng

dụng đất, đói nghèo và quyền sử dụng rừng ở Việt Nam. Bản

tin lâm nghiệp bền vững số 19 (1/2/3): 97-135.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) (2003)

Định hướng phát triển lâm nghiệp, Cẩm nang lâm nghiệp

Việt Nam, Hà nội, Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ NN-PTNT (2004) Hệ thống tổ chức và hành chính lâm

nghiệp, Cẩm nang lâm nghiệp Việt Nam, Hà nội, Việt Nam.

Bộ NN-PTNT (2005a) Dự thảo Chiến lược lâm nghiệp quốc

gia giai đoạn 2006 - 2020. Hà Nội, Việt Nam.

Bộ NN-PTNT (2005b) Báo cáo quốc gia tại Diễn đàn Lâm nghiệp liên

hợp quốc: Vietnam.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA) (2001) Chiến lược

giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2010. Hà Nội, Việt Nam.

Moore, P. (2005) Khung pháp lý: xu hướng, thách thức và các vấn đề liên quan: N. O’Brien, S. Mathews và M. Nurse (eds) Diễn đàn lâm nghiệp cộng đồng khu vực: Khung pháp lý về lâm nghiệp cộng đồng ở Châu Á – Kỷ yếu diễn đàn khu vực tổ chức tại Băng Kok, Thái Lan vào tháng 8/2005, pp. 137-43. Bangkok, Thailand: Trung tâm đào tạo lâm nghiệp cộng đồng khu vực Châu Á, Thái Bình Dương (RECOFTC) Ngo, T. D. (2003) Tìm hiểu luật tục các dân tộc ở Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam, Nhà Xuất Bản Khoa học Xã hội.

32

Nghiên cứu điểm ở Việt Nam

ĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Ngo, T. D. và T. Cam (1999) Luật tục Thái ở Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam, Nhà Xuất Bản Văn hóa Dân gian.

Ngo, T. D. và S. T. Chu (1996) Luật tục Ede. Ngo, T. D. và Chu,S. T. (eds).

Hà Nội, Việt Nam, Nhà Xuất Bản Văn hóa Dân gian.

Nguyen, C. V. (2005a) ‘Đánh giá tác động của quy ước bảo vệ rừng thôn bản đến công tác bảo vệ rừng các xã vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Dkrong, tỉnh Quảng Trị’. Đại học Nông - Lâm Huế. Nguyen, Q. H. and P. X. Pham (2005) ‘Một số vấn đề về lâm

nghiệp cộng đồng và phát triển rừng ở Việt Nam’, Thông tin

chuyên đề Lâm nghiệp (1).

Nguyen, M. V. (2001) Luat Tuc Cua Nguoi Ta Oi, Co Tu, Bru –

Van Kieu o Quang Tri, Thua Thien Hue, Vietnam: Nha Xuat Ban Thuan Hoa.

Nguyen, Q. H. and P. X. Pham (2005) Mot So Van De Lam

Nghiep Cong Dong Va Phat Trien Rung O Vietnam, Thong

Tin Chuyen De Lam Nghiep 1.

Nguyen, T. Q. (2006) Tái tạo lại các cơ quan lâm nghiệp: Cải tổ thể chế các cơ quan lâm nghiệp ở Việt Nam từ 1994. Báo cáo cho nghiên cứu của FAO về “Tái tạo các cơ quan lâm nghiệp ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương”. Hà Nội, Việt Nam. Nguyen, T. Q. (2006b) Xu hướng về sở hữu rừng, quyền hưởng dụng tài nguyên rừng và xắp xếp về thể chế: Những thành phần này có đóng góp quản lý rừng và giảm nghèo

hiệu quả hơn không? Nghiên cứu điểm tại Việt Nam, Hiểu

biết về quyền hưởng dụng rừng tại miền Nam và Đông Nam Á – Chính sách và thể chế lâm nghiệp – tài liệu số 14,pp. 355- 407. Rome, Italy: (FAO)

Phan, N. D. (2003) Luat tuc Cham va Luat Tuc Raglai

(Customary Laws of the Cham and Raglai). Phan, N. D. (ed).

Hanoi, Vietnam: Nha Xuat Ban Van Hoa Dan Toc, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phan, N. D. and B. N. Vu (1996) Luat Tuc Jrai (Tap quan phap)

(Customary Law of the Jrai People). Phan, N. D. and Vu, B. N.

(eds). Pleiku, Vietnam: So Van Hoa Thong Tin Gia Lai.

REFAS (Cải cách hệ thống hành chính lâm nghiệp). (2005) Phân tích các hệ thống hành chính lâm nghiệp - Khuyến nghị về cải cách ở Việt Nam.

CHXHCN Việt Nam (SRV) (2002) Chiến lược Giảm nghèo và

Tăng trưởng toàn diện. Hà Nội, Việt Nam:

Stibig, H-J., Beuchle, R. and Achard, F. 2003. Mapping of the

tropical forest cover of insular Southeast Asia from SPOT4- Vegetation images. International Journal of Remote Sensing 24 (18): 3651-3662.

Sunderlin, W. D. and B. T. Huynh (2005) Poverty Alleviation

and Forests in Vietnam. Jakarta, Indonesia: Center for International Forestry Research (CIFOR).

Thua Thien Hue Forest Protection Sub-department. (2006a)

Bao Cao Mot So Ket Qua Thuc Hien Va Kinh Nghiem Cua Mo Hinh Giao Rung Tu Nhien Cho Cong Dong Dan Cu Thon O Huyen Phu Loc, Tinh Thua Thien Hue (Report on the Results and Lessons Learnt from the Model of Allocation of Natural Forest for the Village Community in Phu Loc District, Thua Thien Hue Province). Hue, Vietnam.

Thua Thien Hue Forest Protection Sub-department. (2006b)

Bao Cao Ve Ddu An Nang Cao Nang Luc Quan Ly Rung Tu Nhien Cho Cong Dong (Report on the Project Enhancing the Capability of Local Communities in Natural Forest Management. Hue, Vietnam.

To, P. X. và T. Sikor. (2006) khai thác gỗ bất hợp pháp tại Việt

Nam: Ai được hưởng lợi từ quá trình tư nhân hóa rừng trong mối liên kết với lệnh cấm khai thác rừng? Bali, Indonesia, tài

liệu báo cáo tại hội nghị bán thường niên lần thứ 11th – hội

nghị của các hiệp hội quốc tế về nghiên cứu sở hữu chung (IASCP) tổ chức vào tháng 6, 2006.

Tổ chức Minh bạch quốc tế (2006) Báo cáo về tham nhũng

toàn cầu 2006. London: Pluto Press.

Tropenbos Quốc tế. (2005) Cảnh quan thể chế tỉnh Thừa Thiên Huế. Việt Nam, Tropenbos Quốc tế.

Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) (2006)

Báo cáo phát triển con người 2006 - Trên sự khan hiếm: Năng lượng, Nghèo đói và Khủng hoảng nước toàn cầu

Vickers, B. và Mackenzie, C. (2006) Chia sẻ sự giầu sang? Nghiên cứu điểm về thí điểm khai thác gỗ cộng đồng tại miền Trung Việt Nam.. Tài liệu trình bày tại Hội thảo quốc tế về quản lý rừng và giảm nghèo tổ chức tại Thành phố HCM, Việt Nam tháng 10, 2006.

Vien Van Hoa Dan Gian (1999) Luat Tuc Va Phat Trien Nong Thon Hien Nay O Viet Nam (Customary Law and Rural Development in Vietnam Today). Hanoi, Vietnam: Nha Xuat Ban Chinh Tri Quoc Gia.

Vu, L. D. (1994) Gia Dinh Va Hon Nhan O Cac Dan Toc Malayo

- Polynsia Truong Son - Tay Nguyen (Family and Marriage of Malayo-Polynsia Ethnic Groups in Truong Son and Central Highlands). Hanoi, Vietnam: Nha Xuat Ban Khoa Hoc Xa Hoi.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đánh giá các rào cản ảnh hưởng tới quản lý rừng bền vững và công bằng ppt (Trang 35 - 43)