Các nguyên tắc của CTXH được xây dựng trên cơ sở nền tảng triết lý và giá trị của CTXH, các nguyên tắc này được xem là kim chỉ nam cho hành động tương tác của NVXHvới đối tượng trong quá trình trợ giúp. Sau đây là những nguyên tắc của CTXH trong quá trình tiến hành hoạt động trợ giúp.
- Chấp nhận đối tượng
Khái niệm chấp nhận thân chủ là một khái niệm khá trừu tượng, nhưng có thể biến thành hành động cụ thể qua việc sử dụng các kỹ thuật. Chấp nhận đòi hỏi việc tiếp nhận thân chủ, theo nghĩa bóng và nghĩa đen, không tính toán, không thành kiến và không đưa ra phán quyết nào về hành vi của anh ta. Nguyên tắc chấp nhận thân chủ dựa trên nến tảng của giả định triết học mỗi cá nhân đều có giá trị bẩm sinh, bất kể địa vị xã hội hay hành vi của anh ta. Thân chủ được chú ý và nhìn nhận là một con người dù anh ta có thể phạm tội. Chấp nhận không có nghĩa là tha thứ cho hành vi xã hội không thể chấp nhận, nhưng là quan tâm và có thiện chí với con người phía sau hành vi.
Đối tượng phục vụ của ngành CTXH là con người, đặc biệt là nhóm người yếu thế, nhóm người có hoàn cảnh và nhu cầu cơ bản chưa được đáp ứng. Mỗi con người, dù là bình thường hay bất bình thường họ đều có nhân phẩm, có giá trị riêng và có quyền được tôn trọng, bình đẳng. Chính vì vậy trong các hoạt động trợ giúp, NVCTXH cần có thái độ tôn trọng phẩm giá con người và chấp nhận họ. Việc chấp nhận những hành vi, quan điểm hay giá trị của đối tượng không có nghĩa là đồng tình với những hành vi, suy nghĩ của họ. Sự tôn trọng hay chấp nhận ở đây ám chỉ sự ghi nhận sự tồn tại và không phán xét những hành vi hay suy nghĩ của họ.
Chấp nhận thân chủ với tất cả những phẩm chất tốt hoặc xấu, điểm mạnh hay điểm yếu, không xem xét đến hành vi của anh ta. Thái độ này có ý nghĩa rất gần với câu dạy của hầu hết các tôn giáo “Yêu người phạm lỗi, ghét hành vi tội”. Nguyên tắc này diễn đạt thái độ thân thiện đối với thân chủ một sự rộng lượng và mong muốn giúp đỡ.
Sự thực hiện nguyên tắc này giúp cho NVCTXH tạo được lòng tin từ đối tượng, qua đó thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ của họ, đó là nền tảng cho thiết lập mối quan hệ tương tác trong quá trình giúp đỡ.
- Tạo điều kiện để đối tượng tham gia giải quyết vấn đề
Nguyên tắc để đối tượng tham gia giải quyết vấn đề là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của NVCTXH. Vấn đề là của đối tượng, họ hiểu hoàn cảnh và khả năng của mình hơn ai hết nếu được sự trợ giúp. Và vì vậy họ cần là người tham gia chủ
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang25 yếu từ khâu đánh giá vấn đề tới ra quyết định, lựa chọn giải pháp, thực hiện giải pháp cũng như lượng giá kết quả của giải pháp đó. Việc để đối tượng tham gia vào hoạt động giải quyết vấn đề sẽ giúp cho họ học hỏi cách thức từ đó họ tăng cường khả năng đối phó với tình huống có vấn đề. NVCTXH chỉ đóng vai trò xúc tác, vai trò định hướng trong quá trình trợ giúp đối tượng thực hiện giải pháp cho vấn đề của họ mà không làm thay, làm hộ chủ yếu khích lệ họ có niềm tin để tự giải quyết vấn đề.
- Tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng
Mỗi cá nhân có quyền quyết định về các vấn đề thuộc về cuộc đời, những quyết định của người khác hướng dẫn họ nhưng không nên áp đặt trên họ. Trong các tình huống, NVCTXH không nên quyết định, chọn lựa hay lên kế hoạch cho thân chủ, ngược lại thân chủ có thể được hướng dẫn và họ có khả năng tự quyết định về mình.
Trong một số trường hợp đặc biệt đối tượng không tự quyết định được như trường hợp trẻ còn quá nhỏ, người có rối loạn tâm thần NVCTXH cần lấy ý kiến từ người bảo trợ của họ. Trong trường hợp quyết định của đối tượng có nguy cơ tổn hại tới tính mạng của bản thân đối tượng hay của người khác thì NVCTXH cũng không cần phải chấp thuận quyết định của đối tượng mà cần thông báo cho đối tượng về quy định của luật pháp.
Nguyên tắc Tự quyết định, giống như sự tự do, cũng có những giới hạn của nó, nó không mang nghĩa tuyệt đối. Quyết định của thân chủ được đặt trong mốt số những qui định như hậu quả của quyết định đó không được gây tác hại đến người khác và hại đến chính thân chủ. Hơn nữa hành vi tự quyết phải nằm trong những chuẩn mực hành vi mà xã hội có thể chấp nhận. Mỗi hành vi tự quyết còn có nghĩa là thân chủ lãnh trách nhiệm thực thi quyết định đó và đón nhận hoặc gánh các lấy kết quả theo sau quyết định.
Thực hiện nguyên tắc này cũng là cách mà NVCTXH giúp cho đối tượng trở nên tự tin, nâng cao khả năng đưa ra quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
- Đảm bảo tính cá nhân hóa
Con người có những nhu cầu cơ bản giống nhau, nhưng mỗi người do hoàn cảnh khác nhau. Mỗi người lại có những tính cách khác nhau và những mong muốn nguyện vọng không giống nhau. Mỗi gia đình cũng có những đặc điểm riêng với nếp sống, truyền thống gia đình. Người ta thường có câu "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Từng cộng đồng có những vấn đề riêng của họ, có nhu cầu riêng của cộng đồng. Mỗi cộng đồng cũng có đặc điểm văn hóa vùng miền, đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội khác nhau. Việc cá biệt hóa trường hợp của đối tượng (cá nhân, gia đình hay cộng đồng) giúp NVCTXH đưa ra phương pháp giúp đỡ thích hợp với từng trường hợp cụ thể.
Việc đảm bảo tính khác biệt trong trợ giúp đối tượng thể hiện ở việc tìm hiểu và phát hiện những nét đặc thù của trường hợp đó, linh hoạt trong giải quyết vấn đề, không áp dụng cách giải quyết giống nhau cho các trường hợp. Giải pháp cho mỗi trường hợp cần được cân nhắc trên cơ sở nhu cầu, đặc điểm, khả năng và nguồn lực mà họ có.
Thực hiện nguyên tắc này trong hoạt động của mình sẽ cho phép NVCTXH đảm bảo lợi ích thiết thực của các nhóm đối tượng, đáp ứng đúng nhu cầu của đối tượng và rèn luyện khả năng ứng phó linh hoạt trong giải quyết vấn đề, khắc phục sự bảo thủ, quan liêu, cứng nhắc trong quá trình trợ giúp.
- Đảm bảo tính riêng tư, kín đáo các thông tin về trường hợp của đối tượng
Kín đáo hay giữ bí mật thông tin là một trong những nguyên tắc cơ bản không chỉ ngành CTXH sử dụng mà nhiều ngành khác cũng áp dụng như: ngành luật, tài chính, y tế… Nó thể hiện sự tôn trọng những vấn đề riêng tư của đối tượng và không được chia sẻ những thông tin của đối tượng với người khác khi chưa có sự đồng ý của đối tượng. Nếu NVCTXH quán triệt tốt nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện để đối tượng chân thành
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang26 cởi mở, bộc lộ những cảm xúc, tâm trạng và những khó khăn của họ. NVXH chỉ chia sẻ thông tin khi được đối tượng đồng ý. Đảm bảo tính riêng tư của trường hợp còn thể hiện ở việc bảo mật lưu trữ hồ sơ. NVCTXH cần lưu trữ hồ sơ của đối tượng cẩn thận, có khóa tủ hay có mật khẩu trong máy tính. Khi tham vấn hay phỏng vấn cần đảm bảo không gian yên tĩnh và riêng tư cho cuộc trò chuyện, NVCTXH tránh trao đổi hay hỏi chuyện về những vấn đề mang tính tế nhị của đối tượng ở những chỗ đông người. Trong hoạt động đào tạo hay trao đổi thảo luận ca cần đảm bảo sự khuyết danh khi bàn luận về trường hợp cụ thể. NVCTXH tránh quay phim chụp ảnh khi đối tượng không đồng ý, cũng không nên sử dụng băng hình hay ghi âm trong khi trò chuyện với đối tượng nếu họ không chấp nhận.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ có ngoại lệ với nguyên tắc này nếu như những hành vi của đối tượng đe dọa tính mạng của bản thân họ hay của những người khác thì NVCTXH có quyền trao đổi thông tin với những người có thẩm quyền. Trong một số trường hợp khi cơ quan thẩm quyền như toà án, người quản lý có thẩm quyền... yêu cầu người NVCTXH có thể cung cấp thông tin mà không cần có sự chấp thuận ý kiến của đối tượng.
Việc đảm bảo bí mật thông tin của đối tượng sẽ giúp cho đối tượng tin tưởng vào nhân viên xã hội, từ đó họ sẵn sàng chia sẻ và hợp tác. Bên cạnh đó việc đảm bảo bí mật của đối tượng còn là yêu cầu mang tính nhân văn trong quan hệ con người và quan hệ nghề nghiệp.
- Tự ý thức về bản thân
Trong khi thực thi nhiệm vụ, với tư cách là người đại diện của cơ quan xã hội, NVCTXH cần ý thức rằng vai trò của mình là hỗ trợ đối tượng giải quyết vấn đề. Phục vụ đối tượng là trách nhiệm của NVCTXH, vì vậy cần tránh lạm dụng quyền lực, vị trí công việc để mưu lợi cá nhân. Đồng thời NVCTXH cũng cần phải ý thức được khả năng trình độ chuyên môn của bản thân có đáp ứng yêu cầu của công việc được giao hay không (tức là cần nhận biết được trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình tới đâu)… Khi gặp trường hợp quá phức tạp và vượt quá giới hạn khả năng cá nhân thì chuyển giao trường hợp đang thụ lý cho NVCTXH khác giúp đỡ.
Tự nhận thức về bản thân là một trong những nguyên tắc không thể thiếu được đối với v. Nó giúp NVCTXH biết giới hạn về quyền lực của mình và có ý thức hoàn thiện bản thân để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao phó. Việc nhận thức về bản thân NVCTXH còn đảm bảo cho lợi ích cũng như quyền lợi của đối tượng trong trường hợp vấn đề vượt quá khả năng của NVCTXH và cần chuyển tuyến. Việc ý thức được yếu tố này giúp cho NVCTXH trung thực trong công việc, trung thực với khả năng của bản thân.
Đồng thời, NVCTXH phải có khả năng nắm bắt suy nghĩ của mình, cảm xúc của thân chủ, mà không để cho các cảm xúc này chi phối quá trình suy nghĩ của mình. Vì thế, nếu có thể, NVCTXH nên duy trì một mức độ khoảng cách nhất định, bên cạnh sự đồng cảm và mức độ cảm xúc nào đó để có thể giúp thân chủ giải quyết vấn đề một cách khách quan và lập kế hoạch một cách thực tế.
- Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp
Công cụ chính trong các hoạt động CTXH là mối quan hệ giữa NVCTXH và thân chủ. Do đối tượng tác động của CTXH là con người nên NVCTXH cần có phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp. Những hành vi thể hiện mối quan hệ nghề nghiệp của NVCTXH như tôn trọng quan điểm giá trị, nguyên tắc nghề nghiệp; không lợi dụng cương vị công tác của mình để đòi hỏi sự hàm ơn của đối tượng, không nên có quan hệ nam nữ trong khi thực hiện sự trợ giúp. Mối quan hệ giữa NVCTXH và đối tượng cần đảm bảo tính thân thiện, tương tác hai chiều, song khách quan và đảm bảo yêu cầu của chuyên môn.
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang27 Nguyên tắc này giúp cho NVCTXH đảm bảo tính khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo sự công bằng trong giúp đỡ mọi đối tượng.
Để có thể giúp các thân chủ của mình theo các nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp, NVCTXH là người cần có các yếu tố: thiện chí, quyết tâm, kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp.
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang28
Bài 4:CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
Nguồn: Mendoza, T. (2008). Phúc lợi xã hội và công tác xã hội. Chương 10 - “Các lĩnh vực hoạt động của công tác xã hội” Thành phố Quezon: Cung cấp sách trung tâm, Inc. pp. 455- 493.
I. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CTXH
“Lĩnh vực hoạt động của CTXH” là một môi trường mà ở đó CTXH được thực hành, hoặc nơi kiến thức chuyên nghiệp của NVCTXH được sử dụng.
Việc lựa chọn lĩnh vực hoạt động hay môi trường làm việc của NVCTXH chịu tác động bởi các yếu tố sau đây:
- Cơ hội về việc làm
- Các yếu tố có liên quan về lương bổng và các chế độ khen thưởng;
- Điều kiện lao động, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.
- Ý muốn/sở trường của cá nhân
Lĩnh vực hoạt động của CTXH được hình thành ở nhiều nước mà ở đó cần có NVCTXH có kỹ năng. Ở một số nước nơi mà CTXH còn sơ khai, vẫn tồn tại các chương trình và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động, các nhân viên chưa được đào tạo chuyên nghiệp thì họ cần được huấn luyện về CTXH chuyên nghiệp.
Một số lĩnh vực cụ thể:
1. Phúc lợi trẻ em
- Lĩnh vực hoạt động phúc lợi trẻ em tồn tại nhằm nâng cao chất lượng sống của trẻ em và thanh niên thông qua việc cung cấp các chương trình và dịch vụ vì sự phát triển về thể chất, xã hội, tâm lý, tinh thần và văn hóa cho trẻ.
- Các nhóm trẻ thường là thân chủ được đặc biệt quan tâm đó là những trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như trẻ em bị lạm dụng, trẻ bị vi phạm các quyền và không có điều kiện thích hợp để tồn tại và phát triển. Bao gồm:
Trẻ em bị bỏ rơi, sao nhãng, mồ côi,
Trẻ em bị khuyết tật về thể chất và về các mặt khác, Trẻ em bị bóc lột sức lao động, làm việc nguy hiểm, Rẻ em lang thang, trẻ em nghiện hút,
Trẻ em bị lạm dụng về thể chất và tình dục, Trẻ em trong hoàn cảnh có xung đột vũ trang hoặc Vô gia cư do thảm họa thiên tai,
Trẻ em trong các cộng đồng văn hóa bản xứ,
Trẻ em có cha mẹ bị bệnh hiểm nghèo như bị HIV, người phạm tội trẻ tuổi bị tù và kết tội .v.v. (trang 457).
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang29
- Việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc trẻ em, lĩnh vực hoạt động phúc lợi trẻ em là lĩnh vực phổ biến của thực hành CTXH. Trẻ em lệ thuộc và bị bỏ rơi cần được cung cấp dự phòng ngắn hạn hay dài hạn ở cơ quan chức năng.
2. Phúc lợi gia đình
- Phúc lợi gia đình như một lĩnh vực hoạt động của CTXH có liên quan tới hoàn thiện, tăng cường và ủng hộ gia đình đáp ứng các nhu cầu của họ.
- Các hoạt động của NVCTXH trong phúc lợi gia đình bao gồm: Giúp gia đình giải quyết vấn đề;
Huy động các nguồn lực hiện có và nếu có thể tạo lập các nguồn lực mà gia đình cần;
Làm việc với các cá nhân, nhóm để giúp đỡ gia đình có hiệu quả;
Thường xuyên/ liên tục đánh giá sự thích hợp và hiệu quả của các chính sách, chương trình và dịch vụ hiện hành có liên quan đến gia đình
Giám sát NVCTXH trong các hoạt động khác nhau trong mối quan hệ với gia đình được phục vụ.
3. CTXHvề sức khỏe và y tế
- Cũng giống như các lĩnh vực hoạt động khác, NVCTXH trong lĩnh vực về sức khỏe, dù ở cấp độ quản trị, xây dựng kế hoạch hay thực hiện đều liên quan đến xác định và giải quyết vấn đề vì mục đích tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường các