Phân bón cung cấp cho cây một số nguyên tố cần thiết mà cây chƣa có khả năng lấy đƣợc từ môi trƣờng xung quanh. Tác động lên toàn bộ hệ sinh thái, lên môi trƣờng xung quanh nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất, đặc biệt là quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ, nhằm tạo ra những nguyên tố cần thiết cho nhu cầu dinh dƣỡng của cây. Tạo nên một môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động tạo ra và tích lũy năng suất cây trồng (môi trƣờng đất, nƣớc, không khí…).
Phân bón là những yếu tố dinh dƣỡng thiết yếu đối với cây trồng, chúng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với năng suất và chất lƣợng nông sản. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón càng bị lạm dụng đặc biệt là những vùng đất nông nghiệp 3 vụ nhƣ Châu Phú,
19
An Giang ngày càng chai cứng. Việc bón phân không hợp lý đã tác động mạnh mẽ đến môi trƣờng đất gây ra nhiều ảnh hƣởng tiêu cực.
Phân bón gây nên tác động ô nhiễm môi trƣờng thƣờng biểu hiện ở các khía cạnh sau:
+ Trƣớc hết tác động của phân bón đối với việc gây ô nhiễm môi trƣờng phải kể đến đó là lƣợng dƣ thừa các chất dinh dƣỡng do cây trồng chƣa sử dụng đƣợc hoặc do bón không đúng cách... Do tập quán canh tác, do chƣa đƣợc đào tạo, tập huấn rất nhiều nông dân hiện nay bón phân chƣa đúng lƣợng và đúng cách.
+ Ngay trong bản thân một số loại phân bón đã có chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng và cho con ngƣời nhƣ các kim loại nặng hoặc các vi sinh vật gây hại, các chất kích thích sinh trƣởng đôi khi vƣợt quá mức quy định. Theo quy định hiện hành, các loại kim loại nặng có trong phân bón gồm asen (As), chì (Pb), thuỷ ngân (Hg) và cadimi (Cd); các vi sinh vật gây hại có trong phân bón hữu cơ gồm: E. Coli, Salmonella, Coliform là những loại gây nên các bệnh đƣờng ruột nguy hiểm.
+ Dƣ thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối với môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời. Do bón quá dƣ thừa hoặc do bón đạm không đúng cách đã làm cho nitơ và phospho theo nƣớc chảy xuống các thủy vực là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho các nguồn nƣớc. Các chất gây ô nhiễm hữu cơ bị khử dần do hoạt động của vi sinh vật, quá trình này gây ra sự suy giảm oxy dƣới hạ lƣu. Đạm dƣ thừa bị chuyển thành dạng nitrate (NO3-) hoặc nitrite (NO2-) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nƣớc.
Phân bón hóa học phá hủy hệ sinh thái và chuỗi thức ăn. Bón phân đạm, kali nhiều năm liên tục đất sẽ hóa chua, vì vậy sau nhiều năm bón phân đạm, kali, cần bón vôi cải tạo.
(Nguồn: http://www.agroviet.gov.vn/)