Pheromone giới tính của sâu đục trái C punctiferalis

Một phần của tài liệu khảo sát diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại của sâu đục trái conogethes punctiferalis guenée (lepidoptera: pyralidae) bằng bẫy pheromone giới tính tổng hợp tại tỉnh hậu giang và thành phố cần thơ (Trang 27)

a) Một số nghiên cứu ở ngoài nƣớc

Konno et al. (1982) đã xác định đƣợc (E)-10-hexadecenal (E10-16:Ald) là cấu trúc hóa học của pheromone giới tính của SĐT C. punctiferalis. Những thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã cho thấy pheromone giới tính tổng hợp thật sự có hiệu quả dẫn dụ với côn trùng. Tuy nhiên, khi tiến hành thử nghiệm sinh học trên đồng ruộng, Konno đã phát hiện ra rằng hỗn hợp pheromone giữa (E) và (Z) của 10- hexadecenal theo tỉ lệ 9:1 mới là tỉ lệ dẫn dụ hiệu quả. Khi thử nghiệm sinh học trong tự nhiên thì tỉ lệ (E10)/(Z10) = 9/1 cho kết quả bẫy đƣợc côn trùng cao hơn gấp 4 lần so với chỉ dùng (E10).

Kenji Mori (1990) đã tổng hợp (E)-8-tetradecenal format giả pheromone giới tính của SĐT C. punctiferalis từ 3-nonyl-1-ol và thử nghiệm thành công với tỉ lệ đồng phân hình học dẫn dụ côn trùng giữa (E) và (Z) là 10:1.

Ishmuratov et al. (2000) đã đƣa ra quy trình tổng hợp (E)-10-hexadecenal từ axit 10-undecenoic, bằng con đƣờng phản ứng Wittig sử dụng chất xúc tác n-BuLithium để cho ra cấu hình (E) với hiệu suất toàn phần của phản ứng là khoảng 19%.

14 b) Một số nghiên cứu trong nƣớc

Nguyễn Công Hào (1987) đã tổng hợp thành công hợp chất (E)-10- hexadecenal từ acrolein tạo tiền đề cho những thí nghiệm về pheromone giới tính của SĐT C. punctiferalis sau này.

Đặng Chí Hiền và ctv. (2008) đã tổng hợp giả pheromone giới tính (E)-8- tetradecen-1-yl format từ hexan-1,6-diol và tổng hợp pheromone giới tính (E)-10- hexadecenal từ acrolein và hexan-1,6-diol.

Hà Thị Thu Sƣơng (2009) đã tiến hành thí nghiệm sinh học đối với hợp chất (E)-10-hexadecenal (thành phần chính trong pheromone giới tính của SĐT C.

punctiferalis) với nồng độ khoảng 10 mg/mồi nhử tại các vƣờn nhãn ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Sau khi theo dõi trong 7 ngày (bẫy đƣợc kiểm tra hàng ngày) nhận thấy bẫy sử dụng pheromone giới tính đã có hiệu quả dẫn dụ ngay ngày đầu tiên sau khi đặt bẫy. Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy bẫy pheromone có tính chuyên biệt cao, mồi nhử pheromone chỉ hữu hiệu cho một loại côn trùng nhất định.

Đinh Thị Chi (2010) qua quá trình phân tích GC-EAD và GC-MS đã xác định đƣợc thành phần pheromone giới tính tổng hợp của SĐT C. punctiferalis. Qua phân tích cho thấy pheromone giới tính của loài SĐT C. punctiferalis ở ĐBSCL bao gồm hai thành phần, trong đó, thành phần chính là hợp chất E10-16:Ald. Kết quả đánh giá ngoài đồng tại xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang cho thấy hợp chất Z10-16:Ald đối với C. punctiferalis ở tỉ lệ 10% thêm vào đã làm tăng có ý nghĩa hiệu lực hấp dẫn của hợp chất Z10-16:Ald đối với C. punctiferalis. Hiệu lực hấp dẫn của các tỉ lệ hỗn hợp 8:2 (14,67 TT/bẫy/tuần) và 9:1 (18 TT/bẫy/tuần) là cao nhất. Bên cạnh đó, kết quả thử nghiệm khác còn cho thấy hợp chất E10-15:Ald ở tỉ lệ 5% thêm vào đã ức chế sự hấp dẫn của hỗn hợp E10-16:Ald và Z10-16:Ald (tỉ lệ 9:1) đối với C. punctiferalis, từ đây mở ra một hƣớng nghiên cứu mới đó là ứng dụng hợp chất E10-15:Ald làm chất quấy rối bắt cặp đối với thành trùng SĐT C.punctiferalis.

Theo kết quả nghiên cứu của Lâm Minh Đăng (2012), con đƣờng tổng hợp chọn lọc thông qua phản ứng bắt cặp đã tổng hợp thành công hai hợp chất E10- 16:Ald và Z10-16:Ald, pheromone giới tính của SĐT C. punctiferalis. Hợp chất E10-16:Ald đã thành công trong việc hấp dẫn bƣớm C. punctiferalis ở điều kiện ngoài đồng. Tuy nhiên, khi thêm vào mồi ở tỷ lệ 10% hợp chất Z10-16:Ald đã làm gia tăng có ý nghĩa số lƣợng bƣớm vào bẫy. Trong khi đó, các hợp chất E10- 15:Ald, E10-16:OH và E10-16:OAc khi đƣợc thêm vào mồi đã ức chế sự hấp dẫn. Thí nghiệm của Dƣơng Kiều Hạnh (2012) cũng cho thấy hợp chất E10-15:Ald có khả năng ức chế hiệu quả hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp đối với SĐT C.

15

punctiferalis, nồng độ E10-15:Ald càng cao thì hiệu quả ức chế càng tăng. Hàm

lƣợng 1,0 mg/mồi là thích hợp cho việc ứng dụng pheromone giới tính của

C. punctiferalis. Kết quả phòng trừ C.punctiferalis trên các vƣờn ổi của pheromone giới tính áp dụng theo biện pháp bẫy tập hợp bƣớc đầu cho hiệu quả tốt khi đặt 16 bẫy pheromone/1000 m2 đã cho hiệu quả giảm tỷ lệ phần trăm trái ổi bị hại và tƣơng đƣơng với biện pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật theo nông dân ở các thời điểm từ 1,5 – 2,5 tháng (Lâm Minh Đăng, 2012).

16

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu khảo sát diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại của sâu đục trái conogethes punctiferalis guenée (lepidoptera: pyralidae) bằng bẫy pheromone giới tính tổng hợp tại tỉnh hậu giang và thành phố cần thơ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)