Ngày dạy : Tiết 22 Bài : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG I. MỤC TIÊU :
- Tìm được thí dụ thực tế về các nội dung :
+ Thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên , giảm khi lạnh đi . + Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Làm được thí nghiệm, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận cần thiết.
II. TRỌNG TÂM :
* Nắm được sự nở vì nhiệt của chất lỏng .
* Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .
III. CHUẨN BỊ :
- Một bình thủy tinh đáy bằng. - Một ống thủy tinh thẳng có thành dày.
- Một nút cao su có đục lỗ. - Một chậu thủy tinh hoặc nhựa.
- Nước, rượu có pha màu. - Một phích nước nóng.
- Một chậu nước thường. - Tranh vẽ hình 19.3 SGK / 60.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định : kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn ? ( + Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. + Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau ).
- BT 18.3 1. C. Hợp kim platinit. Vì có độ nở dài gần bằng độ nở dài của thủy tinh. 2. Vì thủy tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thủy tinh thường tới 3 lần.
- BT 18.4 Các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng để khi dãn nở vì nhiệt ít cản trở, tránh sự hư hỏng tôn.
3. Bài mới :
* Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập. @. Khi đun nóng một ca nước đầy thì nước có tràn ra ngoài không ?
* Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm xem nước có nở ra khi nóng lên không ?
@. Hướng dẫn dụng cụ thí nghiệm như hình 19.1, 19.2 / 60 – Theo dõi h/s làm thí nghiệm – điều kiển việc thảo luận ở lớp.