Các nguyên nhân chính làm cho độ dày của các rôto đĩa phanh khác nhau

Một phần của tài liệu TOYOTA đào tạo kỹ thuật viên ô tô (Kỹ Thuật Viên 1) - P13 (Trang 26 - 28)

rôto đĩa phanh khác nhau

(1) Đĩa phanh bị gỉ

Nếu đỗ xe trong thời gian dài, gỉ sẽ xuất hiện trên bề mặt của các đĩa này.

Điều này làm cho độ dày thay đổi giữa phần bị gỉ và phần không bị gỉ.

Hơn nữa, chừng nào mà xe được dùng không thường xuyên thì không thể khử được gỉ này.

(2) Độ đảo của đĩa rôto

Nếu có độ đảo của đĩa, một phần của đĩa này luôn luôn tiếp xúc với má phanh. Nếu để trong tình trạng này, khi quãng đường chạy xe lớn (10.000 km hoặc dài hơn), phần đĩa tiếp xúc với má phanh sẽ bị mòn, tạo ra sự thay đổi về độ dày. Thông thường thì các lý do sau đây là các nguyên nhân gây ra độ đảo của đĩa.

ã Bản thân đĩa có độ đảo (do đĩa bị biến dạng, v.v...) ã Moay ơ cầu xe bị đảo (mayơ cầu xe bị biến dạng, ổ bi

của bán trục bị mòn).

ã Có độ đảo ở điểm khi lắp vành xe.

(Độ đảo của mâm vành xe cũng có thể phát sinh do độ chính xác hoặc cứng vững khi gia công vành xe. Tương tự, khi các vành xe hoặc các lốp không phải là phụ tùng chính hiệu và có độ lệch khác nhau hoặc khi lắp các loại lốp rộng, độ đảo đĩa phanh có thể xuất hiện khi các lốp tiếp xúc với đường).

(3) Sự kéo lê của phanh

Khi càng phanh không trượt êm dịu, điều này có thể cho thấy rằng má phanh và đĩa phanh tiếp xúc với nhau thường xuyên và có độ mòn bất thường làm thay đổi độ dày.

Kiểm tra sự thay đổi về độ dầy của đĩa phanh 1. Đo

(1) Tháo càng phanh và má phanh của lốp trước. (2) Lau sạch đĩa

(3) Dùng dụng cụ vạch dấu chịu nước vạch một vòng tròn trên đĩa đồng tâm và cách chu vi ngoài 10 mm (đưa bút tiếp xúc với một điểm trên rôto cách chu vi ngoài khảng 10 mm, rồi quay rôto của đĩa một vòng để vẽ vòng tròn này).

Tiếp theo đánh dấu 8 phần bằng nhau trên vòng tròn đó.

(4) Dùng một panme, đo độ dày của đĩa tại các dấu được đã đánh dấu ở mục (3)

(5) Tính chênh lệch độ dầy Chênh lệch độ dày (mm) =

Độ dày tối đa (mm)- độ dày tối thiểu (mm) Gợi ý:

Kiểm tra chênh lệch độ dày của đĩa khi các phanh còn nguội.

(1/1)

Kiểm tra khe hở của ổ bị bánh xe 1. Đo

(1) Tháo đĩa

(2) Đặt một đồng hồ so vào gần tâm của moayơ cầu xe và kiểm tra độ đảo theo chiều trục ổ bi.

(3) Nếu các giá trị đo được ở mục (2) lớn hơn giá trị tiêu chuẩn, phải tiến hành sửa chữa.

2. Sửa chữa

(1) Tháo chốt chẻ và chụp hãm. (2) Nới lỏng đai ốc hãm.

(3) xiết chặt một lần nữa đến mômen xiết tiêu chuẩn (4) Kiểm tra khe hở ở ổ bi bánh xe

(5) Nếu giá trị đo được ở mục (4) lớn hơn giá trị tiêu chuẩn, phải thay thế ổ bi bánh xe.

Kiểm tra độ đảo của moayơ cầu xe 1. Đo

(1) Tháo đĩa

(2) Dùng một đồng hồ so, đo độ đảo moayơ cầu xe gần chu vi ngoài của bề mặt lắp đĩa.

Gợi ý:

Nếu là loại có đĩa lắp ở bên trong moayơ cầu xe, hãy đo theo chỉ dẫn của hình minh hoạ ở bên trái.

Các giá trị tiêu chuẩn đối với độ đảo của moayơ cầu xe được trình bày trong sách hướng dẫn sửa chữa.

(1/1)

Kiểm tra độ đảo của đĩa 1. Đo

(1) Nếu đĩa này là loại lắp ở bên ngoài (xiết chặt cùng với lốp), phải lắp tất cả các đai ốc moayơ.

Gợi ý:

ã Nếu lắp một đĩa mới, phải làm sạch bề mặt lắp của đĩa moayơ cầu xe.

ã Xiết chặt đều các đai ốc moayơ.

ã Không được dùng chìa vặn bằng khí nén

(2) Dùng một đồng hồ so, đo độ đảo của đĩa tại vị trí ở bên trong cách chu vi ngoài gần 10 mm.

Gợi ý:

ã Nếu độ đảo này vượt quá giá trị tiêu chuẩn, phải chỉnh đúng vị trí.

ã Cho dù giá trị này nằm trong tiêu chuẩn, phải chỉnh đĩa vào đúng vị trí mà, tại đó đĩa có độ đảo nhỏ nhất.

Một phần của tài liệu TOYOTA đào tạo kỹ thuật viên ô tô (Kỹ Thuật Viên 1) - P13 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)