6. Kết cấu của khóa luận
1.2.3 Thời kỳ đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và tiến
1954)
Những năm 1945 - 1946, Đảng ta phải hoạt động trong một tình thế hết sức khó khăn.
Cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945, hai mươi vạn quân Tưởng kéo vào miền Bắc nước ta. Âm mưu của chúng là “Cầm Hồ, diệt cộng phá tan Việt Minh, lật đổ chính phủ cách mạng”. Gần sáu nghìn quân Anh kéo vào miền Nam cùng bọn tay sai hung bạo, đòi chia quyền lãnh đạo cách mạng nhằm cướp đoạt thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã giành được trong cách mạng tháng Tám. Khó khăn chồng chất khó khăn. Theo chân quân Anh, hàng vạn quân viễn chinh Pháp kéo vào, nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ 2 chỉ sau khi chúng ta giành được chính quyền 3 tuần lễ. Cùng với đó là hàng vạn quân Nhật đang chờ được giải giáp cũng ra sức chống phá. Chình quyền cách mạng còn non trẻ đã phải đặt trước những thử thách vô cùng nghiêm trọng. Vận nước lâm nguy tựa như “Ngàn cân treo sợi tóc”.
Nắm bắt được quy luật khách quan, dự báo được chiều hướng phát triển của sự nghiệp cách mạng, tin tưởng sâu sắc vào nhân dân và dựa hẳn vào dân, Đảng ta đã có rất nhiều giải pháp để giữ vững chính quyền cách mạng. Cùng với việc tăng cường thực lực về mọi mặt, biện phát thể hiện tư tưởng độc lập tự chủ sáng tạo là: Triệt để lợi dụng mâu thuẫn, phân hóa hàng ngũ kẻ thù và nhân nhượng có nguyên tắc.
Trước tình thế hiểm nghèo, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bình tĩnh sáng suốt phân tích đánh giá đúng âm mưu thủ đoạn, thế và lực của từng kẻ thù, xác định thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm nhất, là kẻ thù chính cần tập trung mũi nhọn vào chúng. Để tập trung chống Pháp ở Nam bộ, lúc đầu Đảng ta tạm thời hòa hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc.
Về sau, khi Pháp –Tưởng câu kết với nhau, nhân nhượng dàn xếp quyền lợi cho nhau ở Đông Dương bằng hiệp ước Hoa - Pháp ngày 28-2-
1946, Đảng ta chủ trương tạm thời hòa hoãn với Pháp nhằm gạt nhanh hai mươi vạn quân Tưởng và bọn tay sai phản động của chúng ra khỏi miền Bắc nước ta, để có thời gian củng cố phát triển thực lực cách mạng. Đây là những biện pháp cực kỳ sáng tạo và là “Một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lênin nít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù về sự nhân nhượng có nguyên tắc” [19, tr.31].
- Thời kỳ 1946 - 1954
Với tư tưởng yêu hòa bình, trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải ép lòng ký với nước Cộng hòa Pháp Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946). Hai văn bản ngoại giao này đã giành cho họ nhiều lợi ích về kinh tế - văn hóa. Tuy nhiên, do mưu đồ muốn đưa dân tộc Việt Nam trở lại thân phận nô lệ, thực dân Pháp đã nuốt chửng lời cam kết, trắng trợn xóa bỏ hiệp định. Độc lập của dân tộc, quyền tự do của nhân dân đứng trước nguy cơ bị thủ tiêu một lần nữa.
Trước tình thế đó, ngày 18-12-1946 Thường vụ trung ương Đảng đã họp, hạ quyết tâm phát động toàn quốc kháng chiến và vạch ra những phương hướng cơ bản của cuộc kháng chiến. Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Vào lúc 20h ngày 19-12-1946 cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân ta đã bùng nổ. Trong 9 năm kháng chiến, Đảng ta mở nhiều Hội nghị quan trọng vạch đường lối kháng chiến - kiến quốc, quyết định mở các chiến dịch, ra quyết định xây dựng Đảng, quân đội các đoàn thể vững mạnh bảo đảm có thực lực kháng chiến lâu dài, đánh thắng thực dân Pháp.
Chỉ thị kháng chiến kiến quốc, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951), Hội nghị Trung ương lần thứ 2 khóa II (10-1951) thể hiện sâu sắc tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo
Trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, không kể việc Đảng ta tiếp tục phát huy tư tưởng tự lực tự cường, sáng tạo trên nhiều vấn đề đã có từ trước, mà còn thể hiện tư tưởng đó trên những vấn đề mới nổi bật nhất là một số vấn đề sau đây:
Một là: Xác định ngay từ đầu đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
Trong hoàn cảnh phải chiến đấu trong vòng vây, vấn đề đưa ra được đường lối đúng là một điều có ý nghĩa rất quan trọng. Để giải quyết vấn đề đó, Đảng ta biết động viên toàn dân tham gia kháng chiến “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, Đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước” [28, tr.480]. Đó là nét tiêu biểu về tinh thần tự lực tự cường và bản chất của chiến tranh nhân dân Việt Nam.
Toàn dân kháng chiến chính là phát huy truyền thống “ Cả nước đánh giặc”, “Trăm họ ai cũng là binh”, “Toàn dân nổi dậy” của dân tộc ta. Đảng ta luôn luôn tin ở dân và dựa vào sức mạnh đoàn kết toàn dân, một nguồn lực vô tận của cuộc kháng chiến.
Cuộc kháng chiến chỉ giành được thắng lợi khi việc tham gia kháng chiến đã trở thành hành động tự giác của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mỗi người dân đều là chiến sĩ, mỗi làng xóm, khu phố đều là chiến lũy, là pháo đài để chống lại thực dân Pháp xâm lược. Khó mà phân biệt được người dân và người lính, hậu phương và tiền tuyến. Chiến lược đó sẽ phát huy được chí sáng tạo sinh động muôn màu, muôn vẻ về cách đánh giặc của nhân dân, vì vậy sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp to lớn cho cách mạng.
Chiến lược của Đảng ta so với chiến lược của Trung Quốc trong kháng chiến chống Nhật thì hoàn toàn khác. Trung Quốc tiến hành cuộc kháng chiến dựa vào lực lượng vũ trang là chính. Còn ta thì mở mặt trận đánh địch ở khắp mọi nơi, đánh trước mặt, sau lưng địch, đánh trong “ruột địch” làm cho địch có nửa triệu quân mà vẫn thấy thiếu, càng đánh càng bị tiêu hao lực lượng, ý chí tinh thần chiến đấu bị giảm xút. Toàn dân kháng chiến thể hiện tư tưởng độc lập tự chủ sáng tạo của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Hai là kết hợp chặt trẽ giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trong đó đấu tranh quân sự ngày càng giữ vai trò nòng cốt.
Đó chính là nội dung của bạo lực cách mạng đã được Đảng ta phát triển trong điều kiện mới. Trong cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, chúng ta đã kết hợp chặt chẽ hai lực lượng và hai hình thức đấu tranh lấy lực lượng chính trị là chủ yếu. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, để thực hiện một cuộc chiến tranh nhân dân lâu dài, Đảng ta chủ trương càng phải kết hợp chặt chẽ hai lực lượng và hai hình thức đấu tranh, nhưng lấy đấu tranh vũ trang là hình thức chủ yếu.
Quyết định đó là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo. Bởi vì cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của thực dân Pháp là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ, biện pháp cơ bản xuyên suốt trong quá trình chiến tranh của chúng là vũ trang xâm lược, cơ bản là dùng biện pháp quân sự, ngay cả sau này có sự can thiệp của Mỹ sâu hơn, thì về cơ bản cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp vẫn là chiến tranh xâm lược kiểu cũ.
Chúng ta phải đánh thắng địch về mặt quân sự thì chúng ta mới giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến. Nhìn chung, nhờ chiến lược chiến tranh và phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, lại được sự giúp đỡ của
cách mạng thế giới nhất là của Liên Xô, Trung Quốc, quân dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
Độc lập tự chủ là quy luật sinh tử của mỗi con người và mỗi quốc gia dân tộc. Nhưng thực hiện được không phải là dễ, nhất là trong bối cảnh quốc tế ngày càng có mối quan hệ hữu cơ. Nửa đầu thế kỷ XX, khi mà trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có một bộ chỉ huy tối cao là QTCS, mọi chủ trương đường lối đều phải thông qua nó thì vấn đề độc lập tự chủ trong việc hoạch định đường lối cho mình là vô cùng khó khăn. Những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc bị QTCS phủ quyết vào năm 1924 và những năm sau đó là một bằng chứng tường minh.Tuy vậy, bằng bản lĩnh chính trị và trí tuệ mẫn tiệp của mình, trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, của tư tưởng Hồ Chí Minh, ĐCSVN đã căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể để thực hiện được quy luật đó ở mọi thời điểm cam go của đất nước. Nhờ đó, giữa các dân tộc hiểu nhau hơn, bổ sung cho nhau hoàn thiện hơn, bởi lẽ, mọi kinh nghiệm đều chưa hoàn hảo.
Tiểu kết chương I
Bên cạnh những thành công, vào thời gian cuối của cuộc kháng chiến, có lúc Đảng ta chưa quán triệt tư tưởng độc lập tự chủ sáng tạo nên đã phạm một số sai lầm: ví như, hiệp định Giơnevơ được ký kết nhưng không phản ánh trung thực tương quan lực lượng giữa ta và địch, hạn chế thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Hơn nữa, lại phạm sai lầm nghiêm trọng trong cải cách ruộng đất ở thời gian sau. Sai lầm là khó tránh, nhưng Đảng ta đã kiên quyết sửa chữa và tiến lên. Nhưng kẻ địch còn lợi dụng mãi sai lầm của ta để phản tuyên truyền chống phá cách mạng. Vấn đề là phải hết sức cẩn thận để khỏi phạm sai lầm nghiên trọng và kéo dài. Để khắc phục, cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã căn dặn cán bộ, Đảng viên, nhân dân: “Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo”. Vận dụng những nguyên lý
macxit cơ bản, Đảng ta càng quán triệt hơn tinh thần độc lập tự chủ sáng tạo của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính vì thế mà trong việc lãnh đạo quân dân ta kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường lối cách mạng, đường lối đấu tranh đã được Đảng hoạch định đúng đắn bảo đảm đánh thắng kể thù và góp phần to lớn vào việc bảo vệ và làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chương 2
TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP TỰ CHỦ SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG TRONG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG Ở MIỀN NAM 1954 - 1964 2.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG Ở MIỀN NAM
2.1.1. Bối cảnh lịch sử
2.1.1.1 Tình hình thế giới
Bối cảnh chính trị quốc tế có những thay đổi cơ bản, đặc biệt là những nhân tố mang tính thuận lợi:
+ Sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa, bao gồm Liên Xô; các nước dân chủ nhân dân Đông Âu; nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa từ sau chiến tranh tiếp tục phát triển và lơn mạnh cả về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kĩ thuật.v.v, nhất là sự lớn mạnh của Liên Xô. Sức mạnh vật chất và tinh thần đó là chỗ dựa vững chắc của các dân tôc bị áp bức, là yếu tố góp phần ngăn chặn chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc , là nhân tố quan trọng để bảo vệ hòa bình ổn định và phát triển của thế giới.
+ Cùng với sự phát triển lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc phát triển ngày càng mạnh mẽ ở khắp các châu lục, góp phần làm tan rã và sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Chỉ tính trong vòng 15 năm, từ 1945 đến 1960 đã có “Bốn mươi nước giành được chủ quyền ở Châu Á, Chân Phi và Châu Mỹ Latinh”[1, tr.21].
Nhiều dân tộc lập quan hệ mật thiết với chủ nghĩa xã hội và có một số nước khi giành được độc lập dân tộc đã lựa chọn con đường phát triển phi tư bản chủ nghĩa. Xu thế hòa bình trung lập ở các nước dân tộc chủ nghĩa, do
giai cấp tư sản dân tộc nắm quyền, cũng là một nét mới trong tình hình chính trị thế giới.
Phong trào giải phóng dân tộc phát triển cũng là một yếu tố thuận lợi đối với cách mạng Việt Nam, tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam, tiếp tục đấu tranh đánh đuổi đế quốc giành độc lập hoàn toàn.
+ Được cổ vũ bởi hệ thống xã hội chủ nghĩa, và phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa, phụ thuộc, làn sóng đấu tranh dồn dập của phong trào công nhân ở các nước chính quốc phát triển mạnh với nhiều mục tiêu: đòi tăng lương, chống thất nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc, đấu tranh đòi giải trừ quân bị, chống chạy đua vũ trang, đòi thủ tiêu vũ khí hạt nhân và bảo vệ hòa bình thế giới.v.v..
Tất cả đã trở thành 3 làn sóng cách mạng của thời đại cùng tiến công vào chủ nghĩa đế quốc, vì mục tiêu hòa bình - độc lập - dân tộc - dân chủ, chủ nghĩa xã hội và tiến bộ.
Là thành viên của hệ thống xã hội chủ nghĩa, lại là tấm gương tiên phong của phong trào giải phóng dân tộc, Việt Nam nhận được sự giúp đỡ to lớn của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, sự ủng hộ to lớn của nhân dân yêu chuộng hòa bình, trong đó có cả nhân dân tiến bộ của các nước đế quốc đang đối đầu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Đây là thuận lợi cơ bản, là nguồn lực mới rất quan trọng của cách mạng Việt Nam sau năm 1954.
Bên cạnh những thuận lợi căn bản nêu trên, tình hình quốc tế trong những năm 50 - 60, còn có những phức tạp khó khăn, ảnh hưởng bất lợi đến cách mạng.
+ Trước hết phải kể đến chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ có âm mưu bá chủ thế giới. Thực trạng đó làm cho tình hình thế giới trở nên phức tạp với thế 2 cực đối đầu của một hình thái
+ Trong lúc đó, sự bất đồng giữa các nước xã hội chủ nghĩa, giữa các Đảng anh em và khuynh hướng thỏa hiệp với Mỹ xuất hiện ngay trong phe xã hội chủ nghĩa, những yếu tố tiêu cực này được đế quốc Mỹ sử dụng như một vũ khí lợi hại. Một mặt chia rẽ, khoét sâu thêm những bất đồng giữa các nước Xã hội chủ nghĩa, mặt khác tiếp tục leo thang chiến tranh và theo đuổi ý đồ xâm lược.
Tình hình thế giới đặt ra yêu cầu mới đối với sự lãnh đạo của Đảng ta. Làm thế nào để khai thác được các nhân tố thuận lợi, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, để tăng cường thế và lực cho ta và hạn chế được của những khó khăn tiêu cực, làm cho bạn bè quốc tế hiểu ta, ủng hộ, giúp đỡ ta trong bối cảnh mới là đòi hỏi của cách mạng mà Đảng ta phải giải đáp.
2.1.1.2 Đặc điểm tình hình trong nước sau năm 1954
Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, cách mạng Việt Nam cũng đứng trước những thuận lợi và khó khăn từ bình diện quốc gia:
+ Thuận lợi:
Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, Đảng ta lãnh đạo nhân dân tiến hành nốt những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ: hoàn thành cải cách ruộng đất, xóa bỏ vĩnh viễn chế độ chiếm hữu phong kiến đối với ruộng đất, thực hiện triệt để khẩu hiệu “Người cày có ruộng” và chuyển sang thời kỳ quá