Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; trước hết cần tập trung vào công nghệ sinh học, chương trình giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ bảo quản và công nghiệp chế biến lâm, thuỷ sản. Dành kinh phí để nhập khẩu công nghệ cao, thiết bị hiện đại, các loại giống tốt. Đầu tư hiện đại hoá hệ thống viện, trường, nâng cao năng lực đào tạo cán bộ khoa học, nghiên cứu và tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học, nhất là cơ chế quản lý tài chính, nhân sự nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ cho nông dân.
Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và đổi mới công nghệ: ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong các nghành tạo ra sự tăng trưởng nhanh của các nghành, do đó là động lực quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Trong điều kiện thiếu thốn, cần có sự lựa chọn tiến bộ kỹ thuật và công nghệ. Trong nông lâm thủy, khuyến khích sử dụng các giống mới cây trồng vật nuôi có năng xuất cao, chất lượng tốt, ứng dụng phòng trừ diệt hại tổng hợp IPM, hoá học hoá, cơ giới hoá sản xuất…Trong công nghiệp cần ưu tiên lựa chọn công nghệ thích hợp cho công nghiệp chế biến cạnh tranh của các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu…Cần hình thành hệ thống thông tin tư vấn giám định công nghệ và kỹ thuật, tư vấn có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ các trung tâm nghiên cứu – triển khai và dịch vụ kỹ thuật có khả năng nghiên cứu tạo ra các sản phẩm kỹ thuật mới.
Chuyển giao công nghệ có thể thực hiện bằng cách mua, thuê mua tài chính có sự hỗ trợ của nhà nước, liên kết liên doanh để thu hút công nghệ
mới…Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ để mở rộng nguồn vay với lãi suất vay ưu đãi, thanh toán thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.