Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh đầu cho nam học sinh khối 10 trường THPT sóc sơn hà nội (Trang 25)

Chủ thể : Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh đầu cho nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội

Khách thể : 40 nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội ( 20 nam học sinh nhóm TN và 20 nam học sinh nhóm ĐC)

2.3.3. Địa điểm nghiên cứu:

- Trường ĐHSP Hà Nội 2

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá thực trạng khả năng thực hiện kĩ thuật đánh đầu của nam học sinh khối 10 trƣờng THPT Sóc Sơn - Hà Nội

3.1.1. Thực trạng sự phát triển môn bóng đá tại trường THPT Sóc Sơn – Hà Nội

Trường THPT Sóc Sơn là một trường có bề dày truyền thống về dạy và học. Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục của nhà trường không ngừng được nâng cao về mọi mặt. Trong đó GDTC là một môn học luôn được nhà trường quan tâm.

Tại trường THPT Sóc Sơn, các môn thể thao như: Cầu lông, Đá cầu, Bóng bàn, Bóng đá… được rất nhiều học sinh tham gia tập luyện. Trong đó, Bóng đá là môn thể thao được nhiều người tham gia chơi nhất. Mặc dù môn bóng đá chưa được nhà trường quan tâm nhiều so với các môn khác nhưng vai trò của bóng đá rất quan trọng trong công tác Đoàn và các phong trào của nhà trường. Bóng đá là một phương tiện giáo dục có hiệu quả cao nhất so với các nội dung môn học khác trong chương trình GDTC ở trường THPT Sóc Sơn. Nhu cầu tập luyện bóng đá của học sinh nhà trường là rất lớn, nhưng nhà trường chỉ đáp ứng được phần nào số lượng học sinh tham gia, vì cơ sở vật chất phục vụ môn bóng đá còn thiếu, không có giáo viên chuyên sâu môn bóng đá hướng dẫn tập luyện. Nhà trường đã thường xuyên tổ chức các giải thi đấu giữa các lớp với nhau và qua đó tuyển chọn những cá nhân xuất sắc để đào tạo nâng cao.

Bằng phương pháp quan sát sư phạm, kết hợp với phỏng vấn một số giáo viên và học sinh trường THPT Sóc Sơn – Hà Nội, cho thấy số liệu thu tập được về thực trạng việc huấn luyện đội tuyển bóng đá của trường như sau:

- Sân bóng đá là: 1 sân với kích thước 50m x 20m - Số lượng bóng: 5 quả kém chất lượng

- Số lượng khung thành là: 1 bộ, kích thước 3m x 2m kém chất lượng - Các phương tiện phục vụ huấn luyện khác không có

Đội ngũ giáo viên GDTC của nhà trường là những thầy cô có chuyên môn nghiệp vụ tốt, lối sống lành mạnh, luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, được học sinh yêu quý và kính trọng, nhà trường có 5 giáo viên TT.

Tinh thần tập luyện của học sinh nhà trường rất nhiệt tình, chăm chỉ. Phương pháp huấn luyện của giáo viên còn nhiều hạn chế do nhà trường không có giáo viên chuyên sâu môn bóng đá. Qua kết quả trên cho thấy cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu cần được bổ sung thêm.

3.1.2. Thực trạng tập luyện của nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội

Bóng đá luôn là môn được trường THPT Sóc Sơn quan tâm và đầu tư nhưng do kinh phí có hạn nên việc đầu tư cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn. Vì vậy, việc học tập và ngoại khóa các môn TT khác cũng còn nhiều khó khăn. Hàng năm, vào tháng 11 và ngày 26 tháng 3, nhà trường thường tổ chức giải bóng đá nam cho các em học sinh. Sau khi kết thúc giải bóng đá, nhà trường còn tuyển chọn ra một số cá nhân xuất sắc để thành lập đội tuyển và tổ chức cho đội tuyển bóng đá nam của trường thi đấu giao lưu với các đội tuyển bóng đá của một số trường trong khu vực, chính vì vậy mà các em luôn nhiệt tình và chăm chỉ trong tập luyện cũng như thi đấu. Phong trào tập luyện của học sinh trong các nhà trường rất sôi nổi vì tuổi trẻ rất thích bóng đá, vừa là nhiệm vụ học tập vừa là niềm đam mê ham vận động để chứng tỏ bản thân.

Thông qua tìm hiểu và trực tiếp phỏng vấn các giáo viên TT của trường về chương trình học đang áp dụng cho nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội, cho thấy kết quả thu được như sau:

+ Về thời điểm học tập của học sinh là vào 2 tiết học trong tuần ( học trái buổi)

+ Số tiết học kỹ thuật trong một tuần là 1 tiết và 1 tiết tập thể lực + Thời gian cho một tiết học kỹ thuật là 20 - 35 phút

+ Từ kết quả trên cho thấy, giáo án hiện đang áp dụng cho học sinh còn nhiều bất cập

+ Thời gian trong một buổi học kỹ thuật và thể lực chuyên môn từ 20- 30 phút như vậy chỉ tính riêng thời gian khởi động và thả lỏng hồi tĩnh đã gần hết thời gian chứ chưa nói đến việc phát triển thể lực và kỹ thuật

+ Các bài tập hiện đang áp dụng quá ít như vậy sẽ gây cảm giác nhàm chán trong quá trình tập luyện, hiệu quả bài tập sẽ không cao. Bên cạnh đó, các bài tập này hầu hết khối lượng vận động nhỏ

Qua các kết quả phân tích ở trên, đề tài kết luận rằng: Công tác huấn luyện kỹ thuật cho nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội trong năm 2015 không đạt hiệu quả cao. Điều này đồng nghĩa với việc kỹ thuật đánh đầu của nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội hiện nay đang ở mức thấp.

Qua nghiên cứu quan sát trong quá trình tập luyện và việc thu thập thông tin từ giáo án tập luyện của nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội, cho thấy sự phân chia thời gian cho huấn luyện kỹ thuật đang sử dụng (180 phút/ 15 giáo án). Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Phân chia thời gian huấn luyện kỹ thuật bóng đá trong chương trình huấn luyện bóng đá của nam học sinh khối 10 trường THPT

Sóc Sơn.

TT Nội dung huấn luyện Thời gian (Phút) Tỷ lệ %

1 Kỹ thuật đá bóng( không đá phạt) 40 25 2 Kỹ thuật giữ bóng 18 11,25 3 Kỹ thuật đánh đầu 7 4,375 4 Kỹ thuật tâng bóng 10 6,25 5 Kỹ thuật dẫn bóng 25 15,625 6 Kỹ thuật tranh cướp bóng 20 12,125 7 Kỹ thuật đá phạt 21 13,125 8 Kỹ thuật ném biên 19 11,875

Thông qua kết quả được thống kê ở bảng 3.1 cho thấy trong quá trình tập luyện của nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội dành thời gian cho tập luyện kỹ thuật đánh đầu còn ít ( chỉ có 4,375%) so với các kỹ thuật khác.

Từ những thực trạng trên mà chất lượng huấn luyện bóng đá của nhà trường còn chưa cao, thành tích thi đấu của đội tuyển bóng đá trường còn rất thấp, khả năng thực hiện kỹ thuật của các em còn kém đặc biệt là kỹ thuật đánh đầu. Để làm rõ hơn điều này tôi tiến hành thu thập thông tin từ giáo án tập luyện của nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội, cho thấy các bài tập mà các giáo viên thể thao của trường đang sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh đầu cho các học sinh trong trường. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2

Bảng 3.2: Thực trạng việc sử dụng các bài tập kỹ thuật đánh đầu của nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội

TT Nội dung bài tập Khối lƣợng Nghỉ giữa

1 Bật hố cát (bài tập thể lực) 15-20 lần x 1 phút 2 phút 2 Bài tập mô phỏng kỹ thuật đánh đầu 2 lần x 5 phút 2 phút 3 Tung bóng đánh đầu 5 lần x 5 quả 4 phút 4 Bật cóc (bài tập thể lực) 4 lần x 15m 3 phút 5 Đánh đầu bằng trán giữa qua lại 2 lần x 10 phút 1 phút 6 Đá phạt góc chạy vào đánh đầu 5-10 lần x 1 phút 1 phút Thông qua kết quả phân tích ở bảng 3.2 cho thấy hình thức tập luyện chưa được đa dạng phong phú, việc tập luyện còn chưa tạo được hứng thú cao trong tập luyện. Chưa chú trọng đến tập thể lực cho các cầu thủ và các bài tập với bóng. Các bài tập chuyên môn còn ít, nhất là các bài tập với bóng mang tính tĩnh. LVĐ chưa hợp lý thể hiện sự lặp đi lặp lại số lần sử dụng kỹ thuật có bóng và không bóng còn ít.

3.1.3. Hiệu quả sử dụng kỹ thuật đánh đầu của nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội

Trong thi đấu bóng đá, các tình huống trên sân luôn biến đổi nên tùy từng vị trí, từng tư thế và tình huống cụ thể của mỗi cầu thủ mà có thể sử dụng các kỹ thuật đánh đầu khác nhau. Cũng như các kỹ thuật chơi bóng dùng chân, kỹ thuật đánh đầu luôn phát huy tốt trong cản phá, chuyền bóng tần công và tấn công cầu môn.

Đánh đầu bằng trán giữa có thể cản phá, chuyền bóng hay trực tiếp tấn công cầu môn với đường bóng đầy uy lực và có độ chính xác cao. Ngoài ra trong thi đấu còn xuất hiện những đường chuyền chiến thuật hay trực tiếp ghi bàn thắng bằng đỉnh đầu rất hiệu quả. Như vậy, kỹ thuật đánh đầu luôn là một vũ khí lợi hại cho cầu thủ tấn công cầu môn đối phương cũng như phòng ngự bảo về cầu môn bên mình. Tuy nhiên để có thể tạo được những đường bóng

đầy bất ngờ và hiểm hóc như vậy thì đòi hỏi cầu thủ phải sử dụng tốt kỹ thuật đánh đầu.

Để đánh giá thực trạng việc sử dụng kỹ thuật đánh đầu cho nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội, tôi tiến hành kiểm tra một số kỹ thuật đánh đầu của 40 nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn được trình bày ở phụ lục 5. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.( các kết quả nghiên cứu theo thực tiễn cơ sở vật chất của trường)

Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra một số kỹ thuật đánh đầu của nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội (n=40)

Nội dung tập

Kết quả

SL %

Đánh đầu vào ½ cầu môn (5 quả) 2 40 Đá phạt góc chạy vào đánh đầu (5 quả) 1,9 38 Tâng bóng bằng đầu (10 quả) 3,6 36 Đánh đầu vào ô cố định (5 quả) 1,95 39

Phân tích bảng 3.3 cho thấy trình độ kỹ thuật đánh đầu của nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội ở mức dưới trung bình. Hay nói cách khác trình độ đánh đầu của nam học sinh còn kém. Các vần đề nêu trên là cơ sở để tiến hành lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh đầu cho nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội.

3.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả của một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh đầu cho nam học sinh khối 10 trƣờng THPT Sóc Sơn - Hà Nội.

3.2.1. Những căn cứ để lựa chọn bài tập

Tổng hợp các cơ sở lý luận và thực tiễn trong tập luyện và giảng dạy, tôi đã xác định khi lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh đầu cho đối tượng nghiên cứu dựa vào các căn cứ sau:

- Các bài tập lựa chọn phải có nội dung và hình thức phù hợp với mục đích của quá trình giảng dạy và huấn luyện.

- Phân chia tối ưu LVĐ của từng bài tập hoặc từng nhóm bài tập nhằm đảm bảo cho người tập phát triển những tố chất cần thiết theo yêu cầu kỹ thuật.

- Các bài tập phải thích hợp, kỹ thuật động tác phải phù hợp với cấu trúc bài tập, LVĐ phải nâng cao liên tục và có tính khoa học.

- Bài tập lựa chọn dựa trên cơ sở đặc điểm trình độ của người tập, cũng như điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc tập luyện.

* Các nguyên tắc lựa chọn

+ Nguyên tắc 1: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo tính định hướng phát triển toàn diện cho quá trình phát triển kỹ thuật đánh đầu cho nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội.

+ Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông báo cần thiết đối với đối tượng nghiên cứu.

+ Nguyên tắc 3: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo có chỉ tiêu đánh giá cụ thể, hình thức tập luyện đơn giản phù hợp với đặc điểm đối tượng, điều kiện thực tiễn của công tác huấn luyện.

3.2.2. Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả khi thực hiện kỹ thuật đánh đầu cho nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội

Với mục đích xác định một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh đầu cho nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội. Đề tài tiến hành xây dựng được 11 bài tập:

1. Bật cóc

2. Bật nhảy đánh đầu bóng treo cố định 3. Đánh đầu qua lại

4. Ke bụng thang gióng

5. Đá phạt góc chạy vào đánh đầu 6. Đánh đầu xa trong hành lang 5m

7. Bật nhảy hố cát

8. Bài tập theo nhóm 3 người

9. Đánh đầu ½cầu môn (cầu môn rộng 3m, cao 2m) 10. Tung bóng đánh đầu bằng trán bên

11. Thi đấu

Các bài tập trên sử dụng cơ sở vật chất theo thực tiễn của trường.Sau khi chọn ra được 11 bài tập trên nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh đầu, để tăng thêm độ tin cậy và đảm bảo tính khách quan cho các bài tập, tôi tiến hành phỏng vấn 2 giáo viên TT trường THPT Sóc Sơn và 18 sinh viên lớp k37 GDTC của trường ĐHSP Hà Nội 2. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh đầu cho nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội

(n=20)

TT Nội dung bài tập

Kết quả phỏng vấn Số phiếu tán thành Số phiếu không tán thành Không có ý kiến SL % SL % SL %

1 Bật nhảy đánh đầu bóng treo cố định

15 75 5 25 0 0 2 Bật cóc (bổ trợ kĩ thuật đánh

đầu) 11 55 8 40 1 5

3 Đá phạt góc chạy vào đánh đầu 15 75 5 25 0 0 4 Đánh đầu qua lại 12 60 7 35 1 5 5 Ke bụng thang gióng (bổ trợ kĩ

thuật đánh đầu) 17 85 3 15 0 0 6 Đánh đầu xa trong hành lang

5m

18 90 1 5 1 5 7 Bật nhảy hố cát (bổ trợ kĩ thuật

đánh đầu) 15 75 4 20 1 5 8 Bài tập theo nhóm 3 người 15 75 5 25 0 0 9 Đánh đầu ½ cầu môn 18 90 2 10 0 0 10 Tung bóng đánh đầu trán bên 13 65 5 25 2 10 11 Thi đấu 20 100 0 0 0 0

Thông qua kết quả phỏng vần ở bảng 3.4 tôi nhận thấy có 8 bài tập ( số 1, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 11) có số phiếu tán thành 75% trở lên, được đề tài chọn trong việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh đầu cho nam học sinh khối 10 trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội

Các bài tập đƣợc lựa chọn:

*Bài tập 1: Bật nhảy đánh đầu bóng treo cố định

- Cách thực hiện: Bóng treo trên xà, học sinh thực hiện lần lượt - Mục đích: Tạo cảm giác với bóng

- Yêu cầu: Đánh đầu đúng kỹ thuật liên tục - Số lần lặp lại: 5 tổ ( mỗi tổ 10 lần)

- Quãng nghỉ: 1 phút

* Bài tập 2: Đá phạt góc chạy vào đánh đầu

- Cách thực hiện: Tạt bóng từ điểm phạt góc, học sinh lần lượt chạy vào đánh đầu

- Mục đích: Tăng khả năng phán đoán

- Yêu cầu: Đánh đầu đúng kỹ thuật cầu môn - Số lần lặp lại: 5 tổ (mỗi tổ 10 lần)

- Quãng nghỉ: 1 phút

* Bài tập 3: Ke bụng thang gióng

- Cách thực hiện: học sinh thực hiện lần lượt theo tổ - Mục đích: Nâng cao sức mạnh cơ bụng

- Yêu cầu: Thực hiện đủ số lượng - Số lần lặp lại: 5 tổ (mỗi tổ 25 lần)

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh đầu cho nam học sinh khối 10 trường THPT sóc sơn hà nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)