Hệ thống phun

Một phần của tài liệu Thực tập tại Công ty TNHH Hồng Vĩnh Phát (Trang 37)

Hệ thống phun có nhiệm vụ đưa nhựa vào khuôn thông qua các quá trình cấp nhựa, nén, khử khí, làm chảy dẻo nhựa, phun nhựa lỏng và định hình sản phẩm. Gồm:

• Phễu cấp liệu (hopper): chứa vật liệu dạng viên để cấp vào khoang trộn.

• Khoang chứa liệu (Barrel): chứa nhựa để vis trộn di chuyển qua lại bên trong

nó. Khoang trộn được gia nhiệt bằng các băng cấp nhiệt. Nhiệt độ xung quanh khoang chứa liệu cung cấp khoảng 20-30% nhiệt độ cần thiết để làm chảy nhựa.

• Băng gia nhiệt (Heater band): Giúp duy trì nhiệt độ khoang chứa liệu để

nhựa bên trong khoang luôn ở trạng thái chảy dẻo. Trên máy có nhiều băng gia nhiệt, cài đặt với nhiệt độ khác nhau, tạo ra các vùng nhiệt độ thích hợp cho quá trình ép phun.

Hình 4.3: Băng gia nhiệt

• Trục vít (screw): có chức năng nén, làm chảy dẻo và tạo áp lực để đẩy nhựa

chảy dẻo vào lòng khuôn. Cấu tạo:

Hình 4.4: Cấu tạo trục vis

• Bộ hồi tự hở (non-return assembly, non-return valve)

Bộ phận này gồm vòng chắn hình nêm, đầu trục vis và seat. Chức năng của nó là tạo dòng nhựa bắn vào khuôn.

Hình 4.5: Bộ hồi tự hở

Khi trục vis lùi về thì vòng chắn hình nêm di chuyển hướng về vòi phun và cho phép nhựa chảy về phía trước đầu trục vis. Còn khi trục vis di chuyển về phía trước thì vòng chắn hình nêm sẽ di chuyển về hướng phễu và đóng kín với seat không cho nhựa chảy ngược về phía sau

Hình 4.6: Các loại bộ hồi tự hở

• Vòi phun (nozzle): có chứa năng nối khoang trộn với cuống phun và phải có

hình dạng đảm bảo bịt kín khoang trộn và khuôn. Trong quá trình phun nhựa lỏng vào khuôn, vòi phun phải thẳng hàng với bạc cuống phun và đầu vòi phun nên được lắp kín với phần lõm của bạc cuống phun thông qua vòng định vị để đảm bảo nhựa không bị phun ra ngoài và tránh mất áp.

Hình 4.7: Vòi phun

Một phần của tài liệu Thực tập tại Công ty TNHH Hồng Vĩnh Phát (Trang 37)