Phương pháp phân tích mẫu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân xỉ thép đến một số đặc tính lý – hóa của đất trồng đậu xanh vụ xuânhè và hèthu tại xã mỹ khánh, tp long xuyên, tỉnh an giang (Trang 40)

Các chỉ tiêu lý-hóa đất:

Bảng 3.5 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu lý-hóa đất

STT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp

01 pHH2O Trích bằng nước cất, tỉ lệ 1:5 (đất/nước), bằng máy pH cầm tay Hanna 8424 (Ngô Ngọc Hưng, 2004)

02 EC mS/cm Trích bằng nước cất, tỉ lệ 1:2 (đất/nước), bằng máy EC Hanna HI 99300 (Ngô Ngọc Hưng, 2004)

03 Chất hữu cơ % CHC Phương pháp Walkley-Black (Ngô Ngọc Hưng, 2004) 04 N tổng số %N Phương pháp đạm tổng số Kjeldahl

05 P tổng số % P2O5 Phương pháp so màu 06 Fe tổng số %Fe2O3 Phương pháp Thiocianate

07 Dung trọng g/cm3 Phương pháp sấy khô cân trọng lượng 08 Tỉ trọng g/cm3 Phương pháp pycnometer 09 Độ xốp % Pr =[(1-рb/рp)]*100 Trong đó: рb: Dung trọng đất рp: Tỉ trọng đât 3.4 Phương pháp xử lý số liệu

 Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán số liệu và vẽ biểu đồ.

 Phân tích phương sai một nhân tố (one-way ANOVA) để tìm sự khác biệt giữa các nghiệm thức, so sánh trung bình bằng phương pháp kiểm định Tukey HSD ở mức ý nghĩa 5% bằng phần mềm Statgraphics.

30

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm lý-hóa đất của khu vực nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí trên nền đất làm rẫy lâu năm trong vùng đất không bao đê ở Long Xuyên – An Giang. Các đặc tính lý học của đất được đánh giá trước khi tiến hành thí nghiệm được trình bày trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1 Đặc tính vật lý của đất Long Xuyên, An Giang được sử dụng để nghiên cứu bón phân xỉ thép cho Đậu xanh (Vigna radiata L.)

Thông số Đơn vị Giá trị Danh mục phân loại

Tỉ trọng g/cm3 2,19±0,05 Ðất có lượng mùn cao Dung trọng g/cm3 1,09±0,02 Đất mới xới hoặc đất thuộc Độ xốp % 49,97±1,29 Trung bình cho lớp đất mặt

Trung bình± SE, n=8

Ghi chú: Nguồn tham khảo thang đánh giá theo Karchinski (1965)

Tỉ trọng của đất được đánh giá là đất có lượng mùn cao (Karchinski, 1965; trích bởi Trần Văn Chính, 2006). Với dung trọng đất có giá trị là 1,09g/cm3 thì đây được xem là loại đất canh tác thông thường, mới xới, mới canh tác gần đây hoặc đất thuộc (Karchinski, 1965 trích bởi Trần Thành Lập, 1999; Taylor et al., 1966). Do đây là đất làm rẫy của nông dân thường xuyên được cày xới, bón lót tro trấu, rơm rạ nên nền đất tươi xốp có dung trọng nằm trong khoảng thích hợp cho cây trồng. Các loại đất tơi xốp thường có dung trọng nhỏ và ngược lại những đất bí chặt, kém tơi xốp thì dung trọng lớn (Lê Thanh Bồn, 2009). Theo Võ Thị Gương và ctv. (2004) đất có dung trọng thích hợp nhất cho cây là 1,0 – 1,1 g/cm3. Theo Karchinski (1965) trích bởi Đỗ Thị Thanh Ren (1999) độ xốp của đất là 50% được đánh giá là trung bình cho lớp đất mặt. Đất phù sa thường có độ xốp trong khoảng 40 - 69% (Theo Trần Bá Linh, 2007; được trích bởi Trần Hồng Điệp, 2012). Độ xốp của đất phụ thuộc vào các yếu tố tỉ trọng, dung trọng và kết cấu của đất. Ngoài ra, độ xốp đất còn phụ thuộc rất lớn vào các biện pháp canh tác như: cày, bừa, xới... Độ xốp rất có ý nghĩa trong thực tế sản xuất nông nghiệp, vì độ phì đất phụ thuộc đáng kể vào độ xốp của đất. Nếu đất tơi xốp sẽ tạo điều kiện cho rễ cây phát triển dễ dàng, làm cho khả năng thấm nước và không khí trong đất trở nên thuận lợi và nhanh chóng. Độ xốp đất trồng trọt tốt nhất là 50%, khi đó chế độ nước và không khí trong đất được điều hòa và chế độ cung cấp thức ăn cho cây trồng cũng được điều hòa tốt (Lê Thanh Bồn, 2009). Tỷ trọng, dung trọng đất ở khu vực nghiên cứu có xu hướng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Lê Văn Khoa (2004) đã khảo sát một số đặc tính vật lý của đất ĐBSCL cho thấy dung trọng và tỉ trọng đất ở vùng

31

Tịnh Biên, An Giang ở tầng đất từ 0-15 cm có giá trị lần lượt là 1,27 và 2,41 g/cm3. Từ những đánh giá trên thì đây là loại đất có những thành phần lý học thích hợp cho bố trí thí nghiệm trồng đậu xanh.

Bảng 4.2 Đặc tính hóa học của đất Long Xuyên, An Giang được sử dụng để nghiên cứu bón phân xỉ thép cho Đậu xanh (Vigna radiata L.)

Trung bình± SE, n=6

Ghi chú: Nguồn tham khảo thang đánh giá theo Ngô Ngọc Hưng (2004), trừ pH tham khảo thang đánh giá của Lê Thanh Bồn, 2009)

Theo kết quả được trình bày trong Bảng 4.2 cho thấy giá trị pH của đất trong vùng nghiên cứu được đánh giá là chua vừa (Lê Thanh Bồn, 2009). Kết quả này gần giống với kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Xuân (2004) cho rằng pH đất ở vùng đất không đê bao xã Phú Hội, huyện An Phú, Tỉnh An Giang có pH nằm ở khoảng chua ít (pH=5,85). Sự sinh trưởng của cây trồng bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi pH của đất. Giá trị pH ảnh hưởng đến độ hòa tan và dạng hữu dụng của các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng. Trần Văn Chính (2006) cho rằng độ pH tối thích cho đậu tương là 6,5 – 7,5. Theo Nguyễn Mạnh Chính & Nguyễn Mạnh Cường (2008), độ pH đất thích hợp cho cây đậu xanh là từ 5,5 – 7,5 và nếu pH < 5,0 sẽ làm giảm sút rõ rệt sự hình thành và hoạt động của vi khuẩn (Rhizobium). Do đó pH đất trong điểm nghiên cứu này được xem như phù hợp cho canh tác đậu xanh.

Theo Western Agricultural Laboratories (2002) được trích bởi Ngô Ngọc Hưng (2004), giá trị EC trong đất ở điểm nghiên cứu (Bảng 4.2) ở mức nhạy cảm với năng suất cây trồng. Kết quả này cho thấy EC đất ở khu vực nghiên cứu cao hơn rất nhiều so với EC ở vùng đất không đê bao xã Phú Hội, huyện An Phú, Tỉnh An Giang (0,13 mS/cm) (Phạm Ngọc Xuân, 2004). Đây là khu vực đất phù sa nhưng do thường xuyên được bón lót tro trấu trong canh tác của người nông dân nên hàm lượng các ion hòa tan trong đất cao. Theo Ngô Ngọc Hưng (2004) hàm lượng muối cao trong đất ảnh hưởng đến khả năng hút nước của rễ cây trồng. Theo Trần Sỹ Nam (2011) đất mặn thường chứa một lượng lớn muối hòa tan trong dung dịch, những muối này thường làm giảm sự nảy mầm của hạt và sự tăng trưởng của cây. Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến sinh

Thông số Đơn vị Giá trị Danh mục phân loại

pH

EC µS/cm

5,43±0,06

941±159

Chua vừa

Nhạy cảm với năng suất cây trồng CHC TN TP % CHC % N % P2O5 1,45±0,03 0,17±0,01 0,25±0,05 Nghèo Thấp Giàu

32

trưởng và phát triển của đậu phộng, mức độ ảnh hưởng tăng dần theo độ mặn của nước (Sái Hồng Dương và Phạm Văn Đông, 2012).

Riêng hàm lượng chất hữu cơ (CHC) trong đất ở địa điểm nghiên cứu (1,45 %CHC) được đánh giá là đất nghèo chất hữu cơ (theo Chiurin (1972) trích bởi Ngô Ngọc Hưng, 2004). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Ngọc Xuân (2004) cho biết hàm lượng chất hữu cơ ở vùng đất không đê bao xã Phú Hội, huyện An Phú, Tỉnh An Giang cũng được đánh giá là đất nghèo chất hữu cơ (1,5 %CHC). Theo thực tế tại địa điểm nghiên cứu, chủ hộ canh tác hoa màu quanh năm và liên tục trên khu đất nhưng không quan tâm đến việc bổ sung phân hữu cơ. Theo Võ Thị Gương (2002), chất hữu cơ trong đất ảnh hưởng đến độ phì nhiêu và liên quan rất nhiều đến các tính chất khác của đất. Hầu hết các loại đất ở Việt Nam có hàm lượng chất hữu cơ không cao, thường tập trung chủ yếu ở lớp đất mặt (Trần Phương Trâm, 2010).

Theo Nguyễn Mạnh Chính & Nguyễn Mạnh Cường (2008) thì đạm (N) là một trong những yếu tố chính cho sự sinh trưởng và năng suất đậu, nhất là nơi đất xấu, đất nghèo dinh dưỡng rất cần đạm. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, thân cành nhỏ, lá nhỏ và kém xanh tươi. Tuy nhiên, không nên bón đạm nhiều vì bản thân cây đậu đã được vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium) cung cấp thêm một lượng đạm khá lớn. Bón nhiều đạm khiến cho chi phí canh tác tăng lên và có thể làm yếu hoạt động của vi khuẩn. Kết quả ở Bảng 4.2 cho thấy hàm lượng đạm tổng số (0,17% N) trong đất canh tác có hàm lượng đạm thấp (theo Metson, 1961; được trích bởi Ngô Ngọc Hưng, 2004). Hàm lượng đạm tổng số ở khu vực nghiên cứu có xu hướng giống hàm lượng đạm của vùng đất không đê bao xã Phú Hội, huyện An Phú, Tỉnh An Giang (0,19 %N) đều là loại đất có hàm lượng đạm tổng số thấp (Phạm Ngọc Xuân, 2004). Trong đất Việt Nam N% chứa khoảng 0,1-0,2%, có loại dưới 0,1% như đất bạc màu. Hàm lượng N trong đất phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng hữu cơ. Nói chung hàm lượng mùn càng nhiều thì đạm càng nhiều (N chiếm 5-10% khối lượng của mùn) (Trần Văn Chính, 2006).

Bên cạnh các yếu tố trên, vai trò của lân (P) trong đất là rất quan trọng. Lân giúp cho vi khuẩn cộng sinh hoạt động tốt hơn. Việc bón lân làm tăng năng suất đậu rõ rệt, thiếu lân cây chậm lớn lá có màu xanh tối, mép lá biến vàng, bộ rễ phát triển kém, cây chậm ra hoa và chín muộn (Nguyễn Mạnh Chính & Nguyễn Mạnh Cường, 2008). Hàm lượng lân tổng số trong khu đất nghiên cứu (0,25% P2O5) được đánh giá là loại đất giàu lân (theo Lê Văn Căn (1978) được trích dẫn bởi Ngô Ngọc Hưng, 2004). Hàm lượng lân tổng số ở khu vực nghiên cứu rất giàu và cao hơn hàm lượng lân tổng số ở vùng không có đê bao xã Phú Hội, huyện An Phú, Tỉnh An Giang (0,02 %P2O5). Theo Nguyễn Thế Đặng (1999) được trích bởi Trần Hồng Điệp (2012), đất có hàm lượng %P2O5 > 0,1% sẽ cho năng suất cao và ổn định.

33

Sắt là một trong những nguyên tố cần thiết cho thực vật nhưng cây sử dụng rất ít. Thiếu sắt cây không thể tạo được chất diệp lục nhưng nếu hàm lượng sắt di động trong đất cao thì cũng gây độc cho cây (Trần Văn Chính, 2006). Hàm lượng sắt tổng trong đất ở địa điểm nghiên cứu (3,21% Fe2O3) được đánh giá là cao (Ngô Ngọc Hưng, 2004).

Tóm lại tính chất hóa học đất tại điểm nghiên cứu ở xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên, An Giang có cùng đặc điểm với nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo (2011) đã thực hiện trên đất đồi núi ở vùng Tri Tôn – An Giang có pH nằm ở khoảng chua vừa (pH = 5,12), hàm lượng đạm (0,18% N) và chất hữu cơ (0,83%) được đánh giá là thấp.

Với những thành phần hóa học đất nêu trên cho thấy đất này thích hợp cho bố trí thí nghiệm trồng đậu xanh.

4.2 Đặc điểm lý hóa học của đất trong 2 vụ canh tác đậu xanh 4.2.1 Tính chất vật lý của đất 4.2.1 Tính chất vật lý của đất

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân xỉ thép đến một số đặc tính lý – hóa của đất trồng đậu xanh vụ xuânhè và hèthu tại xã mỹ khánh, tp long xuyên, tỉnh an giang (Trang 40)