GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP (sau 1960).

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ HỌC: CHƯƠNG 2 (Trang 32 - 37)

1/ Lý thuyết quản trị theo quá trình (Management by process- MBP): process- MBP):

Lý thuyết quản trị theo quá trình MBP (Tác giả tiêu biểu là Harold Koontz) thì lấy khách hàng làm trọng tâm phân tích và cơ cấu tổ chức theo kiểu dàn ngang

Các cấp quản trị trung gian giảm tối đa, nhân viên trang bị kiến thức tổng hợp để có khả năng đưa ra những quyết định độc lập.

2/ Lý thuyết hệ thống:

Trường phái quản trị hệ thống xem tổ chức là một hệ thống mở, gồm nhiều phần tử tập hợp thành, được sắp xép một cách có hệ thống, tác động qua lại với nhau, tạo ra năng lực mới, tính chất mới cho cả hệ thống.

Thông qua các phần tử của hệ thống có thể giảm bớt các bất trắc hoặc tận dụng các cơ hội để từ đó hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Hình 2.3 cho thấy tổng quan về hệ thống của một tổ chức. Môi trường Tổ chức           Phản hồi Đầu

vào Biến đổi Đầu ra

3/ Lý thuyết Z của William Ouchi (1981)

3/ Lý thuyết Z của William Ouchi (1981)

- Giá trị của thuyết Z nổi lên nhờ sự trình bày về vai trò của “một nền văn hóa kiểu Z” đối với sự phát triển nhanh và vững chắc của một doanh nghiệp,

- Văn hoá của doanh nghiệp bao gồm một tập hợp biểu tượng, nghi lễ,huyền thoại, triết lý … cho phép truyền đạt đến người làm việc các giá trị và niềm tin nội thân của doanh nghiệp, hạt nhân cuả văn hoá một doanh nghiệp là triết lý kinh doanh của nó.

- Chú trọng đến tinh thần và giá trị tập thể của phương pháp quản lý Nhật bản.

- Trọng tâm và mục tiêu cơ bản của thuyết Z là quá trình công nghệ chuyển từ doanh nghiệp kiểu A đến kiểu Z.

Một số công ty lớn của Mỹ như Kodak, General Motors đã thành công khi áp dụng thuyết Z của ông.

Bảng 2.2 : Bảng so sánh doanh nghiệp kiểu Z và doanh nghiệp kiểu A

DN Nhật (kiểu Z) DN Phương Tây (kiểu A)

Việc làm suốt đời Việc làm giới hạn trong thời gian

Đánh giá và đề bạt chậm (thâm

niên) Đánh giá và đề bạt nhanh

Nghề nghiệp không chuyên

môn hóa Nghề nghiệp chuyên môn hóa

Cơ chế kiểm tra mặc nhiên Cơ chế kiểm tra hiển nhiên Quyết định tập thể Quyết định cá nhân

Trách nhiệm tập thể Trách nhiệm cá nhân Quyền lợi tòan cục Quyền lợi có giới hạn

4/ Trường phái quản trị ngẫu nhiên:

Trường phái quản trị ngẫu nhiên chủ trương quản trị theo tình huống ngẫu nhiên không rập khuôn máy móc các nguyên tắc, trái lại phải hết sức linh hoạt, sáng tạo, vận dụng phối hợp các lý thuyết quản trị vào từng tình huống cụ thể.

Lý thuyết quản trị Vận dụng

phù hợp

 

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ HỌC: CHƯƠNG 2 (Trang 32 - 37)