Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 092 hoàn thiện hình thức đãi ngộ tài chính cho nhân viên khách sạn vườn thủ đô (Trang 25 - 27)

a) Những hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực trong hoạt động đãi ngộ tài chính cho nhân viên thì vẫn còn những tồn tại, những bức xúc cần được giải quyết, cụ thể là:

- Về tiền lương: tiền lương chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Đa số nhân viên trong Khách sạn bức xúc vì mức lương thấp, không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hàng ngày của họ. Mức lương mà Khách sạn trả cho nhân viên thấp hơn các Khách sạn cùng cấp. Ví dụ như, mức lương khởi điểm cho nhân viên buồng là 90 USD, trong khi tại các Khách sạn ba sao khác mức lương có thể lên đến 120 USD. Với mức lương thấp như thế, người lao động không đủ tiền để trang trải cho cuộc sống hàng ngày, những yêu cầu cơ bản thiết yếu. Giữa lòng Thủ Đô, giá cả leo thang như hiện nay thì liệu một người nhân viên có thể gắn bó với Khách sạn. Trong thời điểm trái vụ, Khách sạn vắng khách cho nhân viên nghỉ không lương, mặc dù đã có sự thỏa thuận giữa hai bên.

- Về chế độ tăng lương: theo như bộ phận nhân lực cung cấp thì hàng năm Khách sạn tăng thêm 7% lương so với năm trước đó cho nhân viên. Tuy nhiên, trong 7 năm trở lại đây, Khách sạn chỉ tăng lương theo như quy định cho nhân viên được 3 lần. Bên cạnh đó, trong những thời kỳ kinh tế khó khăn, ví dụ như khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 đầu năm 2009, Khách sạn giảm lương của nhân viên, điều này có thể tạm chấp nhận coi như nhân viên chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp, tuy nhiên khi khủng hoảng qua đi, hoạt động kinh doanh trở lại bình thường thì mức lương lại không được khôi phục như cũ.

- Chế độ thai sản đối với nhân viên nữ: Theo quy định hiện hành thì người lao động (NLĐ) nữ phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12

tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản. NLĐ nữ được tính trợ cấp thai sản cho một lần sinh là 2 tháng lương theo mức quy định tối thiểu của Nhà nước (ở thời điểm được tính). Tuy nhiên, chế độ thai sản đối với nhân viên nữ lại có một phần chưa hợp lý, đó là mức lương mà người lao động nhận được khi nghỉ thai sản chỉ chiếm 75% tiền lương bình quân.

- Mức lương chưa xứng đáng với trình độ, khả năng và trách nhiệm công việc của nhân viên. Hiện tại trong Khách sạn vẫn còn những nhân viên có thâm niên công tác năm thứ 16 tuy nhiên mức lương họ nhận được là chưa thực sự thỏa đáng với những đóng góp và cống hiến và vị trí của họ.

- Thưởng hàng năm vào các này quốc lễ không ổn định

- Mức lương cho nhân viên làm việc trong ngày nghỉ chưa được áp dụng triệt để.

- Việc cắt giảm bớt những nhân viên làm việc lâu năm, có kinh nghiệm là một việc bắt buộc trong tình thế Khách sạn gặp khó khăn nhằm cắt giảm chi phí lao động. Tuy nhiên nếu xét về lâu dài thì đây là một phương án không triệt để.

b) Nguyên nhân của những hạn chế trên

* Đãi ngộ tài chính thiếu xót, và có những hạn chế chịu sự tác động trực tiếp của doanh thu, doanh thu của Khách sạn giảm, hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả cao, dẫn tới việc cắt giảm các khoản chi phí. Trong đó có chi phí tiền lương bị giảm. Nguyên nhân là do:

- Khách sạn mất dần khách hàng trung thành: Như đã nêu ở trên, khách hàng chủ yếu của Khách sạn là người Nhật, và chủ yếu là khách công vụ, họ làm việc cho các tập đoàn như Yamaha, Honda, Denso, VAP…, hiện nay lượng khách bỏ đi nơi khác có chiều hướng gia tăng, ví dụ như khách của VAP và Denso. Mất đi một lượng khách hàng ổn định, công suất sử dụng buồng của Khách sạn giảm. Và đây chính là nguyên nhân dẫn tới hệ quả doanh thu của Khách sạn giảm

- Khách sạn xuống cấp: Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, ngọn nguồn của mọi vấn đề. Khách sạn được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1995, trải qua 15 năm hoạt động, Khách sạn cũng đã có những cải tạo, nâng cấp để thích nghi với hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, những thay đổi đó là chưa đủ và chưa bắt kịp được xu thế, yêu cầu của thị trường. Cơ sở vật chất xuống cấp, các trang thiết bị có những thứ đã lỗi thời lạc hậu, ví dụ như Khách sạn hầu như không có điều hòa hai chiều. Các quy trình kiểm tra, giám

sát không nghiêm ngặt như trước, làm cho chất lượng dịch vụ tổng thể đi xuống. Và một tất yếu đương nhương là khách hàng bỏ đi, doanh thu giảm, kéo theo lương giảm, từ đó mức lương không đủ đáp ứng yêu cầu cuộc sống cần thiết của họ thì những nhân viên có kinh nghiệm và chuyên môn bỏ đi nơi khác làm. Khách sạn lại tuyển thêm đội ngũ nhân viên trẻ, đội ngũ này không được đào tạo và kiểm tra giám sát bài bản, dẫn tới mức chất lượng càng đi xuống. Khả năng cạnh tranh của Khách sạn trên thị trường ngày càng kém. Khách hàng than phiền nhiều hơn. Giữa tháng 3 vừa qua, thay mặt những nhân viên thuê phòng tại Khách sạn, Công ty Denso đã gửi bằng văn bản đến Khách sạn về những bức xúc của nhân viên của họ khi ở tại đây. Những yếu điểm, sai xót xảy ra tại tất cả các khâu, các bộ phận, từ bộ phận buồng, nhân viên vào phòng không gõ cửa… đến bộ phận bàn, nhân viên thiếu thân thiện và cốc chén có lúc bẩn….Tất cả dẫn tới doanh thu giảm, mức lương giảm xuống.

* Làm bao nhiêu, hưởng bấy nhiêu: Sở dĩ nói vậy vì nhân viên làm việc với mức chất lượng công việc như nêu trên thì mức lương thấp không có gì là lạ, một công việc tốn nhiều thời gian, sự tinh tế… thì nay rút ngắn đi nhiều. Một nữ nhân viên tại Khách sạn nói: “mức lương thấp, nhưng tương xứng với công sức bỏ ra, tuy nhiên nhân viên muốn có một mức lương cao hơn để chi trả cho các nhu cầu cuộc sống và họ sẵn sàng làm việc tốt hơn”

Một phần của tài liệu 092 hoàn thiện hình thức đãi ngộ tài chính cho nhân viên khách sạn vườn thủ đô (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w