Chiều dài và hình dạng hạt gạo

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng chịu mặn của mười tám giốngdòng lúa tỉnh long an, an giang và cà mau (Trang 46)

Bảng 3.9 Chiều dài, tỷ lệ dài rộng và hình dạng hạt gạo

STT Tên giống

Chiều dài hạt gạo Dạng hạt

Chiều dài (mm)

Phân dạng Tỷ lệ dài/rộng

Phân dạng

1 Bông Gừng 6,2 Trung bình 2,58 Trung bình

2 Cẩn Lùn 5,5 Trung bình 1,96 Bầu

3 Mashuri 5,1 Trung bình 2,43 Trung bình

4 Nếp AG 7 Dài 3,04 Thon dài

Qua kết quả phân tích chiều dài và hình dạng hạt gạo theo thang đánh giá của IRRI (1988) đƣợc trình bày ở Bảng 3.9 ta thấy bốn giống lúa thí nghiệm có chiều dài dao động từ trung bình đến dài. Tỷ lệ dài/rộng hạt của hai giống Bông Gừng, Mashuri đƣợc đánh giá là trung bình (D/R 2,1- 3,0), còn giống Cẩn Lùn đƣợc đánh giá là bầu (1,96). Riêng Nếp AG với tỷ lệ dài/rộng hạt > 3 đƣợc đánh giá là thon dài.

Chiều dài hạt gạo là tính trạng ổn định nhất, ít bị ảnh hƣởng của môi trƣờng (Ramiah et al., 1931), để cải thiện chiều dài và hình dạng hạt giống này nên dùng phƣơng pháp lai để có đƣợc giống theo mong muốn.

Tuy nhiên thị hiếu ngƣời tiêu dùng về dạng hạt rất thay đổi theo khẩu vị và tập quán của từng nơi. Có nơi ngƣời tiêu dùng thích hạt gạo tròn, có nơi ngƣời tiêu dùng thích hạt gạo dài và trung bình (Khush et al., 1979). Vì vậy, tùy theo sở thích của ngƣời tiêu dùng mà có hƣớng chọn giống cho phù hợp.

Hình 3.4 Chiều dài, rộng hạt của 4 giống lúa thí nghiệm

3.3.2 Hàm lƣợng amylose

Amylose là thành phần hóa học quan trọng quyết định đến độ dẻo, tính mềm hay cứng của hạt cơm (Chang and Mormith, 1979; Juliano, 1970), các giống lúa có hàm lƣợng amylose thấp, cơm mềm bóng và vẫn giữ đƣợc đặc tính này sau khi để nguội. Các giống có hàm lƣợng amylose trung bình khi nấu cơm vẫn xốp và khi để nguội vẫn xốp. Các giống có hàm lƣợng amylose cao sau khi nấu cơm sẽ cứng sau khi nguội và ăn mất ngon.

Theo thang đánh giá hàm lƣợng amylose của IRRI (1978) thì hàm lƣợng amylose của gạo đƣợc đánh giá là thấp khi hàm lƣợng từ 8-20%, trung bình từ 21-25% và cao khi hàm lƣợng amylose >25%.

Bảng 3.10 Hàm lƣợng amylose của 4 giống thí nghiệm

STT Tên giống Hàm lƣợng amylose (%) Phân nhóm Amylose 1 Bông Gừng 29,54 Cao 2 Cẩn lùn 30,10 Cao 3 Mashuri 25,59 Cao 4 Nếp AG 7,30 Thấp Mashuri Nếp AG Bông Gừng Cẩn Lùn

Kết quả phân tích hàm lƣợng amylose từ Bảng 3.10 cho thấy hàm lƣợng amylose của giống Nếp AG là thấp nhất so với 3 giống thí nghệm còn lại và đƣợc phân nhóm thấp (7,3%). Các giống Cẩn Lùn, Bông Gừng và Mashuri có hàm lƣợng amylose rất cao và đƣợc đánh giá ở mức cao, cao nhất là giống Cẩn Lùn với hàm lƣợng amylose ở 30,1%, các giống này sẽ cho cơm cứng khi nấu chín (Jenning et al., 1979).

3.3.3 Hàm lƣợng protein

Bảng 3.11 Hàm lƣợng protein của 4 giống thí nghiệm

STT Tên giống Hàm lƣợng protein (%)

1 Bông Gừng 7,2

2 Cẩn Lùn 8,1

3 Mashuri 7,6

4 Nếp AG 7,4

Protein là yếu tố có đóng góp rất cơ bản vào chất lƣợng dinh dƣỡng của gạo, mặc dù hàm lƣợng protein của lúa gạo thấp nhƣng nó đƣợc xem là một protein có phẩm chất cao. Trong công tác chọn giống, ngoài việc chọn các giống mềm cơm, thì tiêu chí theo hƣớng protein ở mức trung bình đến khá phải đƣợc chú trọng (Juliano et al., 1964).

Kết quả phân tích từ Bảng 3.11 cho thấy hàm lƣợng protein của bốn giống lúa thí nghiệm biến thiên từ 7,2-8,1%. Trong đó giống Cẩn Lùn có hàm lƣợng protein cao nhất (8,1%) và thấp nhất là giống Bông Gừng (7,2%).

Để cải thiện hàm lƣợng protein, có thể áp dụng biện pháp lai với các giống có hàm lƣợng protein cao, để tạo ra kiểu hình vừa có hàm lƣợng amylose thấp vừa có hàm lƣợng protein cao. Theo nghiên cứu của Chang và Somirth (1979), cho biết di truyền tính trạng protein do đa gen điều khiển có hệ số di truyền khá thấp, có thể do ảnh hƣởng tƣơng tác mạnh mẽ giữa kiểu gen và môi trƣờng.

3.3.4 Độ trở hồ

Độ trở hồ là một tính trạng biểu thị nhiệt độ cần thiết để gạo hóa thành cơm và không hoàn nguyên (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000). Độ trở hồ thấp không liên hệ chặt tới lƣợng amylose cao, thấp hay trung bình. Gạo có độ trở hồ cao có phẩm chất nấu kém (Jenning et al., 1979). Độ trở hồ trung bình (cấp 4 đến cấp 5) là tiêu chuẩn cho phẩm chất gạo tốt (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).

Bảng 3.12 Độ trở hồ của 4 giống lúa thí nghiệm

STT Tên giống Cấp đánh giá Phân nhóm

1 Bông Gừng 3 Cao

2 Cẩn Lùn 5 Trung bình

3 Mashuri 3 Cao

4 Nếp AG 7 Thấp

Qua kết quả đánh giá độ trở hồ đƣợc trình bày ở Bảng 3.12 cho thấy hai giống Bông Gừng và Mashuri có độ trở hồ cao (cấp 3) trong khi Cẩn Lùn đƣợc đánh giá là trung bình (cấp 5) và Nếp AG đƣợc đánh giá ở mức thấp (cấp 7).

Hình 3.5 Độ trở hồ của bốn giống lúa thí nghiệm

Nếp AG Bông Gừng

3.3.5 Độ bền thể gel

Bảng 3.13 Độ bền thể gel của 4 giống lúa thí nghiệm

STT Tên giống Chiều dài thể gel (mm) Phân nhóm Cấp

1 Bông Gừng 36 Cứng 7

2 Cẩn Lùn 34 Cứng 7

3 Mashuri 37 Cứng 7

4 Nếp AG 96 Rất mềm 1

Hình 3.6 Độ bền thể gel của bốn giống lúa thí nghiệm

Cẩn Lùn Nếp AG

Qua kết quả phân tích độ bền thể gel đƣợc trình bày ở Bảng 3.13 cho thấy ba giống lúa Cẩn Lùn, Bông Gừng và Mashuri đƣợc phân nhóm là cứng cơm (cấp 7), các giống này khi nấu cơm sẽ không dẻo và sẽ cứng cơm khi để nguội. Giống Nếp AG đƣợc đánh giá ở nhóm rất mềm (cấp 1) khi nấu sẽ mềm và dẻo khi chín. Khi so sánh với kết quả phân tích hàm lƣợng amylose, ta thấy phù hợp với nhận định của Vƣơng Đình Tuấn (2001) hàm lƣợng amylose và độ bền thể gel có liên quan chặt chẽ với nhau. Gạo có thể gel mềm thƣờng tƣơng ứng với hàm lƣợng amylose thấp, gạo mềm cơm hơn.

Độ bền thể gel là đặc tính góp phần xác định kết cấu của hạt cơm. Hiện nay ngƣời tiêu dùng thích chọn các loại gạo mềm cơm, do đó độ bền thể gel cần đƣợc quan tâm hơn nữa trong công tác chọn giống.

3.4 KẾT QUẢ TRẮC NGHIỆM KHẢ NĂNG KHÁNG RẦY

Bảng 3.14 Kết quả trắc nghiệm khả năng kháng rầy

STT Giống Cấp Phân nhóm 1 Jasmine 9 Rất nhiễm 2 BN2 1 Kháng 3 Bông Gừng 9 Rất nhiễm 4 Cẩn Lùn 9 Rất nhiễm 5 Mashuri 9 Rất nhiễm 6 Nếp AG 9 Rất nhiễm

Dựa vào Bảng 3.14 cho thấy, khả năng kháng rầy của các dòng không có sự khác biệt. Tất cả các dòng đều không có khả năng kháng rầy (rất nhiễm). Diễn biến kết quả thử rầy qua từng giai đoạn nhƣ sau: Ở thời điểm 3 ngày sau khi thả rầy các dòng thí nghiệm vẫn chƣa biểu hiện thiệt hại. Ở thời điểm 6 ngày giống chuẩn nhiễm bắt đầu chết dần, mức độ thiệt hại của các giống thí nghiệm biểu hiện tƣơng đƣơng với giống chuẩn nhiễm. Vào ngày thứ 8 sau khi thả rầy, giống chuẫn nhiễm cùng các giống thí nghiệm chết hoàn toàn, mức độ thiệt hại 100%.

Tính kháng rầy nâu là đặc tính của giống lúa có khả năng chống lại sự tấn công của rầy nâu hoặc làm giảm tác hại do rầy nâu gây ra (Phạm Văn Lầm, 2006). Lúa bị nhiễm rầy sẽ có hiện tƣợng lá bị khô héo, nặng hơn sẽ dẫn đến cháy rầy.

Hình 3.7 Trắc nghiệm khả năng kháng rầy của bốn giống lúa thí nghiệm

CN: Chuẩn nhiễm; CK: Chuẩn kháng

3.5 KẾT QUẢ ĐIỆN DI SDS-PASE

Giếng 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1

Hình 3.8 Phổ điện di protein tổng số của hai giống Mashuri và Bông Gừng

Ghi chú: Giếng 1, 2, 3, 4, 5: Mashuri Giếng 6, 7, 8, 9, 10: Bông Gừng

Protein tƣơng quan chặt chẽ với hàm lƣợng amylose, nên việc phân tích định tích waxy cũng góp phần dự đoán đƣợc hàm lƣợng amylose. Sự xuất hiện band waxy đậm dự đoán đƣợc hàm lƣợng amylose cao (Võ Công Thành, 2003). Qua kết quả điện di protein tổng của hai giống Mashuri và Bông Gừng ở Hình 3.8 cho thấy band

CN Nếp AG Bông Gừng Cẩn Lùn Mashuri CK Waxy 60KDa Proglutelin 57 KDa α-Glutelin 37 – 39 KDa Globulin 26 KDa β-Glutelin 22-23 KDa Prolamin 16 KDa

waxy 60KDa có mức độ ăn màu khá đậm điều này chứng tỏ giống khá cứng cơm (hàm lƣợng amylose tƣơng đối cao). Đúng nhƣ kết quả thu đƣợc ở Bảng 3.10 hàm lƣợng amylose cao. Band α-Glutelin 37 – 39 KDa ở cả hai giống thể hiện mức độ ăn màu đậm, chứng tỏ giống có hàm lƣợng protein khá cao. Phù hợp với kết quả phân tích hàm lƣợng protein ở Bảng 3.11.

Giếng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Hình 3.9 Phổ điện di protein tổng số của hai giống Cẩn Lùn và Nếp AG

Ghi chú: Giếng 1, 2, 3, 4, 5: Cẩn Lùn Giếng 6, 7, 8, 9, 10: Nếp AG

Kết quả điện di protein tổng của hai giống Cẩn Lùn và Nếp AG ở Hình 3.9 cho thấy band waxy 60KDa từ giếng 1 đến giếng 5 ăn màu khá đậm, chứng tỏ giống Cẩn Lùn khá cứng cơm. Phù hợp với kết quả phân tích hàm lƣợng amylose ở Bảng 3.10. Riêng từ giếng 6 đến giếng 10 có band waxy thể hiện mức độ ăn màu rất thấp chứng tỏ giống Nếp AG có hàm lƣợng amylose khá thấp. Từ phổ điện di cũng cho thấy band α-Glutelin 37 – 39 KDa ở cả hai giống thể hiện mức độ ăn màu đậm, chứng tỏ giống có hàm lƣợng protein khá cao. Phù hợp với kết quả phân tích hàm lƣợng protein ở Bảng 3.11. Tuy nhiên, mức độ ăn màu giữa các cá thể từ giếng 6 đến

giếng 10 chƣa có sự đồng đều, chứng tỏ giống Nếp AG chƣa phải là giống thuần. Proglutelin 57 KDa α-Glutelin 37 – 39 KDa Waxy 60KDa Globulin 26 KDa β-Glutelin 22-23 KDa Prolamin 16 KDa

CHƢƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN

Sau khi đánh giá khả năng chống chịu mặn ở giai đoạn mạ, và đánh giá phẩm chất hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm có thể đƣa ra kết luận nhƣ sau:

Bông Gừng có khả năng chịu mặn ở cấp 3 (mức chống chịu) ở độ mặn 6‰, hàm lƣợng amylose 29,54%, hàm lƣợng protein 7,2%, độ trở hồ cao (cấp 3) và độ bền thể gel cứng (cấp 7).

Cẩn Lùn có khả năng chịu mặn ở cấp 5 (mức chống chịu trung bình) ở độ mặn 10‰, hàm lƣợng amylose 30,1%, hàm lƣợng protein 8,1%, độ trở hồ trung bình (cấp 5), độ bền thể gel cứng (cấp 7).

Mashuri có khả năng chịu mặn ở cấp 3 (mức chống chịu) ở độ mặn 6‰, hàm lƣợng amylose 25,59%, hàm lƣợng protein 7,6%, độ trở hồ cao (cấp 3), độ bền thể gel cứng (cấp 7).

Nếp AG có khả năng chịu mặn ở cấp 5 (mức chống chịu trung bình) ở độ mặn 8‰, hàm lƣợng amylose 7,3%, hàm lƣợng protein 7,4%, độ trở hồ thấp (cấp 7), độ bền thể gel rất mềm (cấp 1).

4.2 ĐỀ NGHỊ

Tiếp tục đánh giá khả năng chịu mặn của bốn giống Bông Gừng, Cẩn Lùn, Mashuri và Nếp AG ở giai đoạn sinh sản và giai đoạn chín.

Khảo nghiệm bốn giống lúa Bông Gừng, Cẩn Lùn, Mashuri và Nếp AG tại các vùng canh tác lúa trên đất nhiễm mặn để đánh giá khả năng chịu mặn ở điều kiện ngoài đồng và tiềm năng năng suất của bốn giống này.

Tiếp tục lai tạo để giảm hàm lƣợng amylose và tăng hàm lƣợng protein của ba giống lúa Bông Gừng, Cẩn Lùn và Mashuri.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang. 2000. Một số vấn đề cần biết về gạo xuất khẩu. Viện Lúa ĐBSCL. 78 trang.

Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang. 2003. Cơ sở di truyền tính chống chịu đối với môi trƣờng của cây lúa. NXB Nông nghiệp Thành phố HCM.

Dƣơng Minh Viễn. 2006. Bài giảng môn Thổ nhưỡng. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Trang 71.

Đặng Thế Dân. 2005. Tìm dây liên kết các protein với tính chống chịu mặn của các giống lúa trồng ven biển vùng ĐBSCL. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Trồng trọt. Trƣờng Đại học cần Thơ.

Lê Văn Căn.1987. Giáo trình Nông hóa. Nhà xuất bản Vụ đào tạo, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Ngô Ngọc Hƣng. (2009). Tính chất tự nhiên và những tiến trình làm tay đổi độ phì nhiêu đất đồng bằng Sông Cửu Long. Nhà xuất bản nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Trang 35-40.

Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tể và Hà Công Vƣợng (1997), Giáo trình cây lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.102 trang. Nguyễn Ngọc Đệ. 2008. Giáo trình cây lúa. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 243 trang. Nguyễn Thị Trâm. 2001. Chọn giống lúa lai. Nhà xuất bản Nông nghiệp.Trang 64-

68.

Nguyễn Thị Bích Trâm, 2007. Bài giảng Sinh hóa B. Khoa Nông Nghiệp và SHƢD , Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Bo. 2010. Ảnh hưởng của Calcium lên sinh trưởng và dinh dưỡng của cây lúa trên đất nhiễm mặn. Luận văn thạc sĩ Khoa học nông nghiệp. Trƣờng Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Vy và Đỗ Đình Thuận. 1977. Các loại đất chính ở nước ta. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Trang 81-85.

Jennings, P.R.,W.R. Cofman và H.E. Kaufman. 1979. Võ Tòng Xuân (chủ biên) dịch.

Cải tiến giống lúa. Viện Nghiên cứu Lúa Gạo Quốc tế-Trƣờng Đại học Cần Thơ. Trang 100-116.

Phạm Thị Phấn. 1999. Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày cho vùng canh tác lúa tôm và thuần lúa ở vùng nhiễm mặn ven biển Sóc Trăng và Bạc Liêu. Luận án thạc sĩ Khoa học Nông học. Trƣờng Đại học Cần Thơ.

Phạm Văn Lầm (2006) Những điều cần biết về rầy nâu và biện pháp phòng trừ. NXB Lao Động. 139 trang.

Phạm Văn Phƣợng, 2001. Khả năng ứng dụng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn. 6: trang 371-372

Tổng cục thống kê. 2010. Diện tích lúa cả năm phân theo địa phƣơng. Trích dẫn tại:

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID.

Tổng cục thống kê. 2010. Sản lƣợng lúa cả năm phân theo địa phƣơng. Trích dẫn tại:

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID.

Tổng cục thống kê. 2010. Sản lƣợng lúa mùa phân theo địa phƣơng. Trích dẫn tại: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID.

Trần Hữu Phúc. 2008. Tuyển chọn hai giống lúa Một Bụi Đỏ và Tép Hành có chất lượng, năng suất và chống chịu sâu bệnh tại tỉnh Cà Mau. Luận án thạc sĩ ngành Trồng trọt. Trƣờng Đại học Cần Thơ.

Võ Công Thành. 2003. Giáo trình kỹ thuật điện di. Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng. Tủ sách Đại học Cần Thơ.20 trang.

Vƣơng Đình Tuấn. 2001. Một số đặc điểm hóa học, di truyền và công nghệ sinh học của lúa thơm. Tài liệu tham khảo lớp tập huấn chọn tạo giống lúa. Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu long. Trang 25-42.

Tài liệu Tiếng Anh

Akbar, M., T. Yubano and S. Nakao. 1972. Breeding for Saline-resitant Varieties of Rice: I. Variability for Salt Tolerance among Some Rice Varieties. Japan. J. Breed. Vol.22. No. 5. pp. 277-284.

Akabar, M (1975), “Water and chloride absorption in rice seeding”. J. Agric. Res. 13(1). Pp. 341-348.

Akita, S. 1986. Physiological bases of differential response to salinity in rice cultivars. Paper presented in Project Design Workshop for Developing a 71. Collaborative Research Program for the Improvement of Rice Yields in Problem Soils. IRRI, Los Banos, Philippines.

Brady N. and R. Weil, (2002), The Nature and Properties of Soils, 13th Edition, Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey, pp.960.

Cagampang, G. B. and F. M. Rodriguez. 1980. Methods analysis for screening crops of appropriate qualities. Institute of plant breeding, University of the Philippinea at Los Banos. pp 8-9.

Chang, T.M. And W.Y. Li (1981), Inheritance of amylose content and gel consistency in rice. Bot. Bull. Acad. Sinica. 22: 30-47.

De Datta, S. K (1981), Principles and Practices of Rice Production, John Wiley, New York.

Devit .D, W.M. Jarreli and K.L. Stevens. 1981. Sodium-potassium ratios in soil solution and plant response under saline conditions. Soil Sci Soc Amer J 45:80-86.

Gain, P., M. A. Mannan, P. S. Pal, M. M. Hosain and S. Parvin. 2004. Effect of Salinity on Some Yield Attributes of Rice, Pakistan Journal of Biological Sciences 7 (5). pp. 760-762.

Grattan, S.R., R., L. Zeng, M.C. Shannon and S.R Roberts. 2002. Rice is more sensitive to salinity than previously thought. Califonia Agriculture. Volume 56. Num ber 6. pp. 189-195.

Greenway, R. and Munns. 1980. Mechanisms of salt tolerance in halophytes, Ann. Rev. Plant physiol. 31. pp. 149-190.

Gregrio, GB and D. Senadhira. 1993. Genetic analysis of salinity tolerance in rice. Theor. Appl.Gen. 86:333-338 Gundlach H, MJ Muller, TM Kutchan, 72. Hien T D, M Jacobs, G Angenon, C Hermans, T T Thu, L Van Son, N H Roosens.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng chịu mặn của mười tám giốngdòng lúa tỉnh long an, an giang và cà mau (Trang 46)