Dựa vào hệ số ở bảng 6, chúng tôi có thể tính toán được tỷ giá cân bằng dài hạn, NATREX. Kể từ khi NATREX trở thành một khái niệm chỉ sự cân bằng dài hạn, chúng tôi sử dụng các yếu tố kinh tế cơ bảnđồng nhất (bằng cách sử dụng bộ lọc Hodrick–Prescott)24. NATREX và tỷ giá thực đa phương hàng năm được trình bày ở hình 3, trong khi tỷ giá không cân bằng được thể hiện ở hình 4.
Trong suốt giai đoạn cải cách kinh tế 1982-1985, RMB (đồng nhân dân tệ) đã được định giá cao bất chấp những sự mất giá trong giá trị thực tế của REER (tỷ
giá thực đa phương). Sự sụt giảm nghiêm trọng trong giá trị thực của REER là do
mất giá lớn diễn ra thường xuyên và theo quy mô lớn trong giá trị của CNY (nhân
dân tệ Trung Hoa) đứng trước đồng đôla Mỹ USD thực hiện bởi chính phủ Trung Quốc. NATREX thấp hơn REER, chủ yếu là do sự sụt giảm lớn trong ET, GI và
LIQC. Vì vậy, có sự định giá quá cao của RMB ở mức trung bình 14,9% trong
giai đoạn này.
Từ năm 1986, đồng nhân dân tệ (RMB) đã được định giá thấp trong suốt nhiều năm ngoại trừ các giai đoạn 1991-1992 và 1997-2003. Sự định giá thấp có quy mô đầu tiên xảy ra suốt những năm 1986-1987. Trong khái niệm về
NATREX, ET đã đạt đỉnh điểm và RDEPY bị sụt giảm khi “Chính sách một con”
bắt đầu mang lại kết quả. Vì thế, NATREX đã vượt cao hơn REER và có một sự định giá thấp trung bình khoảng 16.9% trong suốt năm 1986-1987. Có một sự sụt giảm rõ rệt trong NATREX vào năm 1989 sau khi phá vỡ cấu trúc vào quý 2 năm 1988. Như đã thảo luận trong phần 5, tác động nghịch là một kết quả của việc mức cung hàng hóa phi mậu dịch lớn hơn do các doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả hơn và cạnh tranh với khu vực tư nhân. Việc định giá thấp quy mô lớn lần 2 đã diễn ra trong thời gian 1993-1994, ngay sau vụ phá giá quý 3 năm 1992. Mặt khác, chính phủ Trung Quốc thực hiện hạ giá thường xuyên tỷ giá chính thức của CNY so với đồng USD với quy mô lớn trong thời gian đó. Đặc biệt, trong năm 1994, đã có sự mất giá danh nghĩa của 33.1% trong tỷ giá song phương theo quyết định của chính phủ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa từ 0,17 USD/CNY xuống 0,12.
Các hệ thống tỷ giá hối đoái kép được thay thế bởi một hệ thống tỷ giá cố định năm 1994. Mặt khác, đã có một sự thay đổi tích cực trong NATREX sau khi phá
giá trong quý 3 năm 1992. Như đã giải thích trong phần 5, điều này là do cung hàng phi mậu dịch thấp hơn khi dòng vốn FDI chảy vào cao hơn sau chuyến thăm miền nam Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình vào năm 1992 đã thu hút được nguồn vốn cho ngành công nghiệp. Với các nhân tố kinh tế cơ bản tương đối ổn định liên quan trong suốt giai đoạn này, NATREX vẫn giữ vị trí cao hơn REER và do đó đồng nhân dân tệ được định giá thấp ở mức trung bình là 21,7% trong thời gian 1993-1994.
Sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, đồng nhân dân tệ được định giá cao cho đến năm 2003. Một lưu ý quan trọng chính là NATREX bắt đầu tăng từ sau 1997. Trong khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa đã được cố định ở mức 0,12USD/CNY, tỷ giá USD tăng giá so với mọi đối tác thương mại chính của Trung Quốc có trong nghiên cứu này (trừ Hồng Kông). Sự tăng giá của đồng USD làm cho REER tăng ở tốc độ nhanh hơn NATREX và tạo ra sự định giá quá cao.
Định giá cao đạt mức cao nhất là 12,2% vào năm 2001. Tuy nhiên, việc định giá cao trung bình trong giai đoạn 1997-2003 là tương đối khiêm tốn (7,8%).
Trong bảy năm cuối cùng trong mẫu quan sát của chúng tôi, 2004-2010, có sự định giá thấp liên tục của đồng nhân dân tệ (RMB) so với rổ tiền tệ.NATREX tăng lên đều đặn và với một tốc độ nhanh hơn so với REER thực, chủ yếu là do sự
sụt giảm mạnh trong tỷ lệ phụ thuộc tương đối của các tỷ lệ hối đoái mới khác. Con số trung bình hàng năm của các NATREX trong giai đoạn này là 7,4%,
REER cũng được đánh giá cao trong thời gian 2004-2010, nhưng ở một tốc độ
trung bình chậm hơn 4,9% và thực sự có sự mất giá 0,1% trong năm 2010. Đánh giá thấp trung bình trong giai đoạn này là 5,5% và các mô hình định giá thấp tỷ giá là các ý kiến có giá trị. Trước hết, có một sự gia tăng tỷ lệ của việc định giá thấp từ 1.7% năm 2004 đến 5.6% vào năm 2006 và tỷ lệ định giá thấp được giữ tại mức giống năm 2007 (5.2%). Sau đó việc định giá thấp giảm xuống 0.6% vào năm 2008. Mặt khác, NATREX tiếp tục gia tăng từ từ lên mức 13.4% vào năm 2008. Vào tháng 7 năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Trung Quốc đã dừng sự ổn định rổ tiền tệ đã được thực hiện từ năm 2005 và chốt lại đồng nhân dân tệ xuống mức 6.83 CNY/USD. Trong quý ba và quý bốn năm 2008, đồng
USD tăng giá so với các đối tác thương mại chính của Trung Quốc (ngoại trừ Hồng Kông và Nhật Bản). Vì vậy, mức độ của REER của RMB đã được nâng
lên đáng kể trong quý ba và quý bốn năm 2008. Ví dụ, chỉ riêng trong quý 4 năm 2008, REER đã định giá cao hơn 12.8% so với quý trước và tăng 21.6% so với quý 4 năm trước. Vì vậy, khoảng cách giữa REER và NATREX đã giảm đáng kể
và gần như bằng 0 trong năm 2008. Vào năm 2009, RMB tiếp tục ổn định ở mức 6.83 CNY/USD. USD giảm nhẹ so với các đối tác thương mại chính của Trung Quốc (trừ Hồng Kông) năm 2009. Chúng tôi quan sát REER tăng giá tại mức ổn định 4.2% vào năm 2009 so với năm 2008. Vào tháng 6 năm 2010, các ngân hàng
trung ương Trung Quốc quyết định chốt giá Yuan trong rổ tiền tệ so vớikhung tài khoản vãng laiđã cân bằng hơn vào năm 2009 và kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi. Sau giai đoạn đó, REER được đánh giá cao trong hai quý đầu của năm 2010 do sự mất giá của đồng USD so với phần lớn các đối tác chính của Trung Quốc, chúng tôi quan sát thấy sự mất giá 0.1% trong năm 2010 so với cả năm. Lưu ý rằng
NATREX tiếp tục được định giá cao ổn định trong năm 2009 và 2010. Với sự đối
lập trong những biến động (quỹ đạo), giữa NATREX và REER chúng tôi phát hiện đồng nhân dân tệ bị định giá thấp ở mức 5.7% vào năm 2009 và tỷ lệ này tăng nhanh đến 15.1% vào năm 2010. Chúng tôi tiếp tục tóm tắt tỷ lệ chênh lệch và thay đổi mức độ của REER trong suốt giai đoạn 2004-2010 trong bảng 7.
Hình 4: Mức tỷ giá không cân bằng (%).
Chú ý: tỷ giá không cân bằng = (REER−NATREX) / NATREX∗100%; tỷ giá không cân bằng dương (âm) hàm ý một sự định giá quá cao (thấp) của tỷ giá thực đa phương REER.
YEAR 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Độ lệch % -1.7 -4.3 -5.6 -5.2 -0.6 -5.7 -15.1
Thay đổi REER hằng năm %
0.8 2.7 5.0 8.0 13.4 4.2 -0.1
Mặc dù chúng tôi đã tìm ra bằng chứng cho sự định giá thấp liên tục từ năm 2004, mức độ của nó không lớn như dự đoán bởi một vài nghiên cứu khác về tỷ giá thực đa phương của Trung Quốc (ví dụ 30-50% vào năm 2005, trong Dunaway et al, 23 – 33% trong thời gian 2002-2003, trong Coudert và Couharde, 2007), và chúng tôi đã quan sát thấy một sự sụt giảm trong tỷ lệ định giá thấp trong năm 2008.
Trong 2 năm gần đây, chúng tôi tìm thấy một sự định giá thấp vừa phải nhỏ hơn 5.7% vào năm 2009, nhưng thấp hơn mức 21.9% theo như đề xuất của Cline và Williamson (2009); tuy nhiên chúng tôi lại phát hiện ra sự gia tăng mạnh mẽ của việc định giá thấp là 15.1% vào năm 2010, cường độ vẫn duy trì thấp hơn những ước tính hiện tại khoảng 17.3% bởi Cline (2010). Ngược lại trong giai đoạn 1997- 2003, chúng tôi phát hiện ra mức định giá cao vừa phải trong tỷ giá thực đa phương, điều này trái ngược với tất cả các nghiên cứu trước đó (ví dụ 33% định giá thấp trong suốt những năm 1997-2000 tại Jeong và Mazier, năm 2003; 16,1% đánh giá thấp vào năm 2001 tại Bénassy-Quéré et al, 2004) ngoại trừ Chen (2009). So sánh với các nghiên cứu trước đây, chúng tôi nghiên cứu ra rằng tỷ giá thực đa phương cân bằng trong khung mô hình của mô hình NATREX mở rộng và chúng
tôi xem xét một lượng lớn nhân tố kinh tế.
Hơn thế nữa, chúng tôi đã tính toán việc phá vỡ cấu trúc trong các ước lượng thực nghiệm và chuỗi các REER của chúng tôi là chuỗi duy nhất sử dụng khối lượng giao dịch trong các khoảng thời gian khác nhau. Như vậy, chúng tôi tin rằng kết quả của chúng tôi cung cấp những bằng chứng mới nhất dựa trên các giá trị cân bằng của RMB và chính xác hơn rất nhiều.