Tăng trưởng của cá tai tượng sau 56 ngày thí nghiệm

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sử dụng rong mền khô (cladophoraceae) làm thức ăn trực tiếp cho cá tai tượng (osphronemus goramy) (Trang 30)

0 1 2 3 4 5 6 7

Ngày 14 Ngày 28 Ngày 42 Ngày 56

K h i l ư n g ( g ) TA 1TA_1RM 1TAM_2RM RM

Hình 4.4: Tăng trưởng về khối lượng qua các đợt thu mẫu

Hình 4.4 biểu thị sau 2 tuần nuôi, thức ăn có ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá thí nghiệm, trong đó khối lượng lớn nhất là nghiệm thức thức ăn viên, kếđến là nghiệm thức 1 ngày thức ăn viên_1 ngày rong mền và cá có khối lượng nhỏ nhất là nghiệm thức chỉ cho ăn rong mền. Kết quả tương tựđược tìm thấy vào ngày 28, 42 và 56. Bảng 4.2: Các chỉ tiêu tăng trưởng khối lượng của cá tai tượng

Nghiệm thức Khối lượng đầu (g) Khối lượng cuối (g) Tăng trọng (g) DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) TA 2,27±0,22 6,10±0,88c 3,83±0,88c 0,068±0,016c 1,74±0,26c 1TA_1RM 2,27±0,22 5,68±0,72bc 3,40±0,72bc 0,006±0,013bc 1,62±0,23bc 1TA_2RM 2,27±0,22 5,15±0,72ab 2,88±0,72ab 0,051±0,013ab 1,45±0,25ab RM 2,27±0,22 4,54±0,80a 2,27±0,80a 0,041±0,014a 1,21±0,31a

Các giá trị trên cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) SGR: tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối, DWG: tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối

Các chỉ tiêu tăng trưởng khối lượng của cá tai tượng sau 8 tuần nuôi được trình bày trong Bảng 4.2. Sau 8 tuần thí nghiệm, nghiệm thức cho ăn thức ăn viên đạt khối lượng 6,10 g, kế đến là nghiệm thức cho ăn một ngày 1 ngày thức ăn_ 1 ngày rong

23

mền đạt 5,68 g, nghiệm thức cho ăn 1 ngày thức ăn_ 2 ngày rong mền đạt 5,15 g và nghiệm thức cho ăn rong mền cá có khối lượng nhỏ nhất là 4,54 g.

Tốc độ tăng trưởng của cá về khối lượng (tăng trọng, tăng trưởng theo ngày và tăng trưởng tương đối) có cùng khuynh hướng với khối lượng cuối, đạt cao nhất là nghiệm thức cho ăn thức ăn viên mỗi ngày và thấp nhất là nghiệm thức cho ăn rong mền mỗi ngày, hai nghiệm thức còn lại có mức tăng trưởng trung gian.

Kết quả phân tích thống kê biểu thị nghiệm thức cho ăn 1 ngày thức ăn_1 ngày rong mền (1TA_1RM) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với nghiệm thức chỉ cho ăn thức ăn viên (TA). Nghiệm thức 1TA_2RM và RM có tốc độ tăng trưởng thấp hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (P<0,05).

4.3.2. Tăng trưởng về chiều dài

Chiều dài cá ban đầu trung bình là 3,64 cm, sau 8 tuần thí nghiệm chiều dài trung bình của cá ở các nghiệm thức dao động 6,15 - 6,42 cm (Bảng 4.3). Qua phân tích thống kê cho thấy, chiều dài cuối và tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá tai tượng không khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05). Từ thí nghiệm này cho thấy cá tai tượng được cho ăn 1 ngày thức ăn_1 ngày rong mền (1TA_1RM) mà vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.

Bảng 4.3: Các chỉ tiêu tăng trưởng chiều dài của cá sau 8 tuần thí nghiệm Nghiệm thức Chiều dài đầu

(cm) Chiều dài cuối (cm) DLG_CD (cm/ngày) SGR_CD (%/ngày) TA 3,64±0,40 6,42±0,36 0,050±0,006 1,01±0,10 1TA_1RM 3,64±0,40 6,40±0,52 0,049±0,009 1,00±0,15 1TA_2RM 3,64±0,40 6,19±0,52 0,045±0,009 0,94±0,15 RM 3,64±0,40 6,15±0,53 0,045±0,009 0,93±0,15

SGR_CD: tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối. DWG_CD: tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối, TA : thức ăn, RM: rong mền.

Kết quả tương tự của Hồ Tuyết Cương (2012) thí nghiệm đánh giá sử dụng rong bún

(Enteromorpha spp.) làm thức ăn trực tiếp cho cá điêu hồng (Oreochromis sp.), sau

24

nghiệm thức 2 ngày thức ăn viên _ 1 ngày rong bún khô và nghiệm thức 1 ngày thức ăn viên _ 1 ngày rong bún khô khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

4.4. Hệ số thức ăn (FCR)

Bảng 4.4: Hệ số thức ăn của các nghiệm thức

Nghiệm thức Hệ số thức ăn (FCR)

Thức ăn viên Rong mền

Thức ăn viên 1,99±0,27

1 ngày thức ăn viên_1 ngày rong mền 1,08±0,02 1,06±0,02 1 ngày thức ăn viên_2 ngày rong mền 0,94±0,05 1,26±0,36 Rong mền 3,42±0,35

Bảng 4.4 cho thấy hệ số tiêu tốn thức ăn viên (FCR) ở nghiệm thức chỉ cho ăn thức ăn viên là 1,99 còn nghiệm thức 1 ngày thức ăn_ 1 ngày rong mền có hệ số thức ăn lần lượt của thức ăn và rong 1,08 và 1,06, đến nghiệm thức 1 ngày thức ăn_ 2 ngày rong mền thì hệ số thức ăn chỉ còn 0,94 và rong thì 1,26. Do vậy khi sử dụng xen kẽ rong mền thì FCR của thức ăn viên giảm đáng kể, đặc biệt là ở nghiệm thức 1 ngày thức ăn_ 2 ngày rong mền cho kết quả tốt nhất. Vì vậy, sẽ giúp giảm được một phần chi phí thức ăn cho cá tai tượng.

Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), hệ số tiêu tốn thức ăn là lượng thức ăn cần thiết để tăng được 1 kg cá tươi. Hệ số thức ăn thay đổi theo loài cá, giai đoạn phát triển, điều kiện môi trường sống, loại thức ăn,… Qua đó đánh giá được chất lượng thức ăn và hiệu quả sản xuất. Loại thức ăn nào khi cho cá ăn cho hệ số càng nhỏ thì chất lượng thức ăn càng tốt.

25

Chi phí thức ăn thí nghiệm

Do rong mền là nguồn sẵn có ở địa phương nên sẽ không tốn chi phí khi sử dụng rong làm thức ăn cho cá. Do vậy chi phí thức ăn trong thí nghiệm này là chi phí thức ăn trong công nghiệp.

Bảng 4.5: Chi phí thức ăn và mức giảm chi phí khi cho ăn xen kẽ rong mền và thức ăn Nghiệm thức TA (đối chứng) 1TA_1RM 1TA_2RM RM Lượng thức ăn cho cá tăng trọng (kgTA/kg cá = FCR) 1,99±0,27 1,08±0,02 0,94±0,05 - Chi phí thức ăn cho cá tăng trọng (đ/kg) 33830±4590 18360±340 15980±850 - Mức giảm so với đối chứng (%) - 46-6,00 51-5,97 -

Từ kết quả Bảng 4.5 cho thấy thí nghiệm thức ăn viên công nghiệp chiếm chi phí thức ăn cao nhất (33830 đ). Ở nghiệm thức 1 ngày thức ăn _ 1 ngày rong mền khô có FCR và mức chi phí thức ăn cho tăng trọng của cá (18360 đ) giảm 46% so với nghiệm thức thức ăn, còn mức giảm của nghiệm thức 1 ngày thức ăn _ 2 ngày rong mền giảm 51% so với đối chứng, từ đó cho thấy khi sử dụng xen kẽ rong mền và thức ăn công nghiệp thì đã giúp giảm FCR và kéo theo chi phí cho thức ăn đã giảm đáng kể dao động từ 46-51%, ở nghiệm thức 1 ngày thức ăn_ 2 ngày rong mền là cao nhất (51%). Vì vậy, có thể ứng dụng vào để nuôi cá tai tượng để giảm chi phí thức ăn mà cá vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.

26

Chương 5

KT LUN VÀ ĐỀ XUT

5.1. Kết luận

• Tỷ lệ sống của cá tai tượng sau 56 ngày nuôi không khác biệt giữa các nghiệm thức dao động 95- 98,3%.

• Tốc độ tăng trưởng của cá tai tượng được cho ăn xen kẽ 1 ngày thức ăn viên và 1 ngày rong mền tương đương với nhóm cá chỉ ăn thức ăn viên.

Từđó cho thấy có thể kết luận rằng sử dụng rong mền làm thức ăn xen kẽ với thức ăn viên có thể giảm được lượng thức ăn đến 50% đồng thời duy trì được chất lượng nước nuôi tốt hơn.

5.2. Đề xuất

Thử nghiệm nuôi cá tai tượng trong ao cho ăn xen kẽ 1 ngày thức ăn viên và 1 ngày rong mền để có những đánh giá thực tế hơn.

Tận dụng được nguồn rong mền của nông hộ thu bỏ từ các ao quảng canh làm thức ăn cho cá góp phần làm tăng giá trị sử dụng của rong mền.

27

TÀI LIU THAM KHO

Güroy, B. K., S. Cirik, D. Güroy, F. Sanver, A. A. Tekinay. 2007. Effects of Ulva rigida and Cystoseira barbata meals as a feed additive on growth performance, feed utilization, and body composition of Nile Tilapia, Oreochromis niloticus.

Turk. J. Vet. Anim. Sci. 31(2): 91-97.

Roy, S, S., A. Chaudhuri, S. Mukherjee, S. H. Chauduri and R. Pal. 2011. Composite algal supplementation in nutrition of Oreochromis mossambicus . Journal of Algal Biomass Utilization

Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn. 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 191 trang

Nguyễn Hữu Dinh và ctv. 1993. Rong Biển Việt Nam Phần phía bắc. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

Ngô trọng Lư và Thái Bá Hồ. 2003. Kĩ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2006. Bản dịch Quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản. Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ.

Từ Thanh Dung. 1994. Đặc điểm sinh học và sản xuất giống cá tai tượng, kĩ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Tài liệu tập huấn Đại Học Cần Thơ.

Darawan Protein requirement of young giant gourami (Osphronemus goramy Lacepede). Aquaculture production and management 2000

Nicolski G. V., 1963. sinh thái học (Nguyễn Văn Thái, Trần Đình Trọng và Mai Đình Yên dịch), Nhà xuất bản Đại học-THCN, tr.216-391.

Sema (2003) Effect of different protein and energy levels on growth of young giant

gourami (Osphronemus goramy Lacepede).Fisheries 2003 pp. 426-434.

Fleurence, J. 1999. Seaweed proteins: biochemical, nutritional aspects and potential uses. Trends in Food Science and Technology. Vol. 10:25-28.

Banerjee, K . Ghosh, S. Homechaudhuri and A. Mitra. Biochemical Composition of Marine Macroalgae from Gangetic Delta at the Apex of Bay of Bengal. African Journal of Basic & Applied Sciences 1 (5-6): 96-104, 2009

28

and Animal Source Proteins for Replacement of Fish Meal in Practical Diets

for the Largemouth Bass Micropterus salmoides.Journal of the world

Aquaculture society. Vol. 36, No. 4. 454 - 463.

ITB-Vietnam. 2011. Study on distribution and culture of seaweeds and aquatic plants in the Mekong delta, Vietnam . Phase 2. Dự án hợp tác quốc tế. ALGEN SUSTAINABLE & CENTER NOVEM, NETHERLAND, 118 trang.

Appler, H.N. and Jauncey, K. 1983. The utilization of a filamentous green alga

(Cladophora glomerata (L) Kutzin) as a protein source in pelleted feeds for Sarotherodon (Tilapia) niloticus fingerlings. Aquaculture 30, 21-30.

Dodds, W.K. and Gudder, D.A. 1992. The Ecology of Cladophora. Journal of

Phycology 28, 415-427.

Khuantrairong, T., and S. Traichaiyaporn, 2011. The nutritional value of edible

freshwater alga Cladophora sp. (Chlorophyta) grown under different

phosphorus concentrations. Int. J. Agric. Biol., 13: 297–300

Nguyễn Minh Lực, 2012. khảo sát sự phân bố, biến động sinh lượng và thành phần hóa học của rong mền Cladophoraceae ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Hoàng Duy , 2012. Khảo sát sự phân bố, biến động sinh lượng và thành phần sinh hóa của một số loài rong biển ở đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Tiến, 2007. Thực vật chí Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, trang 225-242.

Haroon, A.M., Szaniawska, A., Normant, M., Janas U., 2000. The biochemical

composition of Enteromorpha spp. from the Gulf of Gdańsk coast on the southern Baltic Sea, Oceanologia 42, 19–28.

Dere, S., N. Dalkiran, D. Karacaoglu, G. Yildiz and E. Dere. 2003. The determination of total protein, total soluble carbohydrate and pigment contents of some macroalgae collected from Gemlik-Karacaali (Bursa) and Erdek- Ormanlı (Balıkesir) in the Sea of Marmara, Turkey. OCEANOLOGIA, 45 (3). 453–471.

Wahbeh, M. I. 1997. Amino acid and fatty acid profiles of four species of macroalgae from Aqaba and their suitability for use in fish diets. Aquaculture. Vol. 159, No1-2, pp. 101-109.

29

life of Britain and north – west Europe. Oxford University Press, Oxford. http://www.algaebase.org

http://en.wikipedia.org/wiki/Cladophoraceae. http://www.fishbase.org

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sử dụng rong mền khô (cladophoraceae) làm thức ăn trực tiếp cho cá tai tượng (osphronemus goramy) (Trang 30)