Con người với hành trình tìm kiếm bản ngã

Một phần của tài liệu vấn đề đạo đức luân lí trong tác phẩm nhà văn mạc ngôn (Trang 37)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2 Con người với hành trình tìm kiếm bản ngã

Tác phẩm Mạc Ngôn ngày càng được công chúng độc giả Việt Nam yêu mếm, thời gian gần đây những tác phẩm của Mạc Ngôn đã tạo nên cơn sốt sách. Những tác phẩm của ông ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên văn đàn văn học Trung Hoa và thế giới. Sức hấp dẫn của tác phẩm của Mạc Ngôn phải nó đến vấn đề mang tính nhân loại, đặc biệt là hành trình tìm kiếm bản ngã đích thực của mình. Theo triết học thì bản ngã có nghĩa là lý tưởng, ký ức, kết luận, kinh nghiệm, những hình thể đa dạng của những ý định hữu danh và những ý định vô danh, nỗ lực ý thức muốn được hiện thể hay không hiện thể, ký ức tích lũy của vô thức, vô thức chủng tộc, vô thức bè phái, cá thể, bộ lạc và trọn vẹn tất cả những thực thể vừa kể, kể cả những gì được thể hiện và phóng hiện ra bên ngoài trong hành động hoặc phóng hiện ra bình diện tâm linh như là nhân đức; sự nỗ lực cố gắng thực hiện những điều vừa nêu chính là bản ngã. Sự cạnh tranh, lòng khát vọng muốn được hiện thể cũng là bản ngã.

Lỗ Thị có chín người con gồm tám gái môt trai. Trong khi các cô gái xông xáo vào đời, tìm kiếm tình yêu, tìm kiếm hạnh phúc. Thì Kim Đồng đứa con trai duy nhất trong gia đình Thượng Quan, chính là niềm hi vọng, kì vọng của Lỗ Thị.

35

Nhưng đứa con trai duy nhất ấy chỉ biết bám vú mẹ mà thôi, trong cái xã hội trọng nam khinh nữ ấy, dù là một đấng nam nhi được xã hội coi trọng nhưng anh ta chỉ là một kẻ vô dụng không giống như các chị gái của mình, dâng sức trẻ, dâng cuộc đời mình cho hành trình tìm kiếm hạnh phúc thật sự của cuộc đời. Người dấn thân vào con đường đầy khó khăn trong cái xã hội không có hai từ hạnh phúc ấy là Lai Đệ - cô con gái cả của gia đình Thượng Quan. Từ nhỏ sống trong sự cay cú và căm ghét của bên Nội vì cô là con gái, con gái thì chẳng là gì trong cái xã hội phong kiến ấy cả. Từ nhỏ chứng kiến cảnh vất vả, khổ nhục của mẹ, nên cô càng yêu thương mẹ mình hơn chính cuộc sống đó khiến cô ngày càng trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn, đồng thời ý thức nổi loạn cũng dần nhanh nhen nhúng hình thành, căm thù cái xã hội với những tập tục lạc hậu. Ý thức vươn đến hạnh phúc của cô trỗi dậy mạnh mẽ, xã hội không thể nào tước đoạt đi hạnh phúc của cô, ước mơ về một cuộc sống tự do, hạnh phúc ngày càng mạnh mẽ. Mười tám tuổi cô cãi lời mẹ bỏ nhà trốn theo Sa Nguyệt Lượng, Cô là người thấu hiểu những vất vả trong cuộc đời làm dâu, làm vợ, làm mẹ của mẹ mình nhưng thế nào, nhưng theo tiếng gọi của tình yêu, với cá tính mạnh mẽ cô theo người trong mộng của mình, cô không muốn sống một cuộc sống không hạnh phúc nhưng mẹ cô đã từng chịu đựng, chính hành động phản đối việc hôn sự của mình, một lần nữa cô khẳng định hạnh phúc là do mình nắm giữ không ai có quyền định đoạt hạnh phúc của cô, dù đó là bậc đã sinh thành ra cô. Người cho cô mạng sống trên cõi đời, nhưng không làm con tim cô hạnh phúc với lựa chọn của họ. Hành động chống lại những tập tục lạc hậu hướng đến vấn đề tự do trong hôn nhân, đó cũng là hình ảnh những cô gái Trung Hoa trong buổi đầu giải phóng và đổi mới tư tưởng. Nhưng trong những ngày đầu của sự tự do ấy, những cô gái Trung Quốc giàu tình cảm với sự khát khao yêu và được yêu cũng gặp nhiều bỡ ngỡ khó khăn. Những định kiến xã hội đã tồn tại mấy nghìn năm qua, không thể ngày một ngày hai muốn thay đổi là thay đổi được. Một xã hội với nhiều góc khuất và bất cập.. Họ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, cô đơn và không trọn vẹn trong tình yêu là sự khởi đầu cho chuỗi ngày bất hạnh phía trước. Chính sự không trọn vẹn ấy giải thích cho việc tại sao các cô gái lại luôn khát khao vươn tới hạnh phúc và không nguôi kiếm tìm một tình yêu đúng nghĩa.

Một xã hội còn mang trong mình những tàn dư của phong kiến tất cả đã in hằn lên tấm thân của chị Cả nhà Thượng Quan khiến cho chị sống cuộc đời trong những

36

chuỗi ngày vật vã đi tìm hạnh phúc trong tình yêu. Cứ ngỡ hạnh phúc tìm được bên Sa Nguyệt Lượng nhưng nỗi bất hạnh lại bắt đầu từ đó, hạnh phúc không bao lâu thì Sa Nguyệt Lượng qua đời cô phải sống cảnh điên dại, khi hạnh phúc ngỡ tìm được phút chốc đã vuột khỏi tầm tay. Nhưng hành trình tìm kiếm tình yêu của cô không dừng ở đó, một lần nữa Tư Mã Khố đốt lên ngọn lửa hi vọng hạnh phúc cho cô, và một lần nửa cô bị đẩy vào con đường của sự tuyệt vọng, hạnh phúc cứ chập chờn mà không bao giờ cô nắm được trong bàn tay của mình, cái chết Tư Mã Khố một lần nữa khiến cô rơi vào bi kịch. Nhưng niềm tin, sự khát khao không bị vùi dập mà ngược lại nó âm ỉ cháy ngày càng mạnh mẽ, sau những khổ đâu bất hạnh trong đời mình thì cô càng hiểu rỏ được hạnh phúc và càng khao khát mãnh liệt hơn để nắm giữ nó. Cuộc tình với Hàn Chim là sự cố gắng của Lai Đệ trên hành trình tìm kiếm bản ngã của mình. Độc giả có thể chửi rủa, chê ghét Lai Đệ trong tình yêu “kì lạ” này, nhưng Mạc Ngôn đã kịp níu kéo cảm xúc của người đọc lại, giúp ta trấn tĩnh nhìn ra được nguồn cơn của mọi chuyện, những hành động của cô, những chuyện tình của cô, những ngang trái của cô đều là do xã hội gây ra. Một xã hội đầy những lọc lừa, dối trá… Lúc đó ta chỉ thấy thương, thấy yêu Lai Đệ mà thôi. Ta sẽ cảm thông và yêu mếm hơn một cô gái suốt đời sống trong trái ngang, đau khổ, yêu một tâm hồn luôn khát khao tình yêu chân chính và một trái tim sống nhiệt tình, sống hết mình trong tình yêu. Con đưòng đi đến hạnh phúc thật khó khăn, chính trên hành trình gian khổ đó không ít lần đã đưa cuộc đời họ rơi vào bế tắc, bi kịch. Tuy nhiên dù có bị cuộc đời xô đẩy thế nào họ vẫn kiên cường bám trụ, kiên cường với niềm tin mạnh mẽ trên hành trình tìm kiếm bản ngã của mình.

Sau một Lai Đệ mạnh mẽ là một Chiêu Đệ thủy chung và yêu hết mình, cô trao trọn tấm lòng mình cho Tư Mã Khố, một cô gái rất si tình “ on biết mẹ định nói anh ta đã có ba vợ. on sẽ là vợ thứ tư. on biết mẹ định nói anh ta nhiều tuổi hơn mẹ . on với anh ta không cùng họ, càng không phải đồng tông, chẳng phải cái gì hết!” [8; tr.118]. Chiêu Đệ là hình ảnh người phụ nữ dạt dào yêu thương và mạnh

mẽ trong tình yêu. Dám sống, dám yêu và dám hi sinh cho tình yêu mình . Tuổi tác không quan trọng trong suy nghĩ của cô, miễn đó là người mà cô yêu thương và cô nguyện chung chăn gắn bó suốt cuộc đời mình. Một tình yêu vô cùng đẹp và trong sáng, không vụng lợi, không suy tính hơn thiệt.

37

Qua Lai Đệ và Chiêu Đệ ta có thể thấy được phần nào cách nghĩ, cách làm và cách yêu của những cô con gái nhà Thượng Quan mà nói rộng ra là những cô gái Trung Quốc bấy giờ. Cả ba chị em Chiêu Đệ, Lai Đệ, Lãnh Đệ đều là những người gặp ngang trái trong tình yêu, đều có chung một kết cục bi kịch. Phán Đệ cũng yêu, chị cũng yêu bằng một tình yêu mãnh liệt, cũng khao khát về một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn. Kết duyên cùng Lỗ Lập Nhân, một Đảng viên Cộng sản. Nhưng cặp vợ chồng Đảng viên này lại mang trong mình những tư tưởng ích kỉ, hẹp hòi và lạc hậu. Cô người đàn bà đam mê danh vọng. Trên con đường danh vọng ấy, chị Năm Phán Đệ đã có được những quyền lực mong muốn. Tuy nhiên, những quyền lực mà Phán Đệ có được đã được chị đánh đổi bằng biết bao tội lỗi, có cả máu, cả những cái chết đau lòng của những người thân, những đứa trẻ vô tội dưới chính bàn tay của Phán Đệ. Từ bỏ gia đình, từ bỏ nguồn gốc, chỉ vì danh vọng chị còn từ bỏ luôn cả nhân cách của một con người. Phán Đệ luôn dương dương tự đắc với những lí lẽ chính trị sáo rỗng và sặc mùi cánh tả cực đoan: “Chính trị là thống soái, là linh

hồn, chính trị là mạng sống của tất cả mọi việc. Khoa học tách kh i chính trị thì không còn là khoa học, trong từ điển của giai cấp vô sản, không có khoa học siêu giai cấp. Giai cấp vô sản có khoa học của giai cấp vô sản, giai cấp tư sản có khoa học của giai cấp tư sản!…” [8; tr.500]. Phán Đệ là hình ảnh của những

người làm cách mạng nhưng xa rời quần chúng, chỉ khư khư với những triết lí chính trị rỗng tuếch. Đó là sự xa rời quần chúng là căn bệnh của cách mạng Trung Quốc trong những ngày đầu còn non trẻ. Cái chết của Phán Đệ là hệ quả của những sai lầm trong cuộc sống, đó là sự sụp đổ của một hệ thống chính trị sáo rỗng, rập khuôn, và đồng thời cũng là dấu hiệu của những đổi mới trong tương lai. Còn Niệm Đệ thì tính tình nóng nảy, độc đoán, cái chết đầy huyền bí của chị trong hang sâu cùng người phụ nữ lạ mặt là một kết thúc buồn nhưng tất yếu cho một con người ích kỉ, đầy dục vọng xấu xa.

Con người vốn có nhiều bản ngã và họ phải tự đấu tranh để chọn bản ngã hay nhất, tốt nhất phù hợp với mình. Những cô gái nhà Thượng Quan chọn con đường đi riêng cho cái bản ngã của mình. Cuộc đời không phải là phận số mà là những lựa chọn, những lựa chọn giúp ta trở thành con người. Chỉ khi hiện sinh, đối mặt với mọi tình huống ta mới biết bản chất của mình. Hiện sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong thế giới, một thế giới mà trong đó ta bị đẩy vào và chờ đợi ta một ý

38

nghĩa. Chỉ trong khó khăn, nguy hiểm thì bản chất con người được bộc lộ rõ nhất. Tình cuồng hoan ở tác phẩm vì thế mà đậm chất hơn.

Nhân vật của Cao lương đỏ ngang tàng, khí phách, phóng túng, yêu tự do, dám phá mọi ràng buộc của lễ giáo phong tục để đến sự giải phóng cá tính Từ Chiêm Ngao, Phượng Liên là những nhân vật vừa đâng yêu vừa đáng trách, vừa thánh thiện, vừa phàm tục, nhưng cuộc kháng chiến chống Nhật đã giúp họ lột xác, trở thành anh hùng đáng khâm phục. Trong Cao lương đỏ ta bắt gặp một Đái Phượng Liên ngang dọc chẳng khác nào đấng mầy râu xông vào chiến trường cuộc đời để giành lấy số phận của mình. Bà rất mạnh mẽ, táo bạo trong tình cảm, ngoan cường trong chiến đấu. Đối với bà khi sống là phải sống cuộc đời của một con người làm chủ, làm chủ vận mệnh của mình. Không ai cho và không ai có quyền tước đoạt nó. Bà sẵn sàng đạp đổ hết những định kiến ấy để có được cuộc sống mà bà mong muốn. Phượng Liên là nhân vật điển hình của người phụ nữ cá tính. Ở bà ta thấy một tấm lòng yêu cuộc sống mãnh liệt trên cái hành trình tìm kiếm bản ngã của mình.

Tác phẩm Đàn hương hình, cuộc sống rối gen khi có gót giầy xâm lược của kẻ thù. Nền văn hóa các nước tư bản du nhập vào Trung Quốc, giữa cái xã hội nhối nhăng đó, vua không là vua, thần không ra thần, dân không ra dân. Một đao phủ thì được triều đình trọng dụng, triều đình thì bạt nhược kẻ thù lớn mạnh. Đạo đức trong xã hội suy vong. Hình ảnh Mi Nương với cuộc sống tự do không biết về tam tong tứ đức, có chồng mà còn ngoại tình với kẻ khác, mà kẻ đó là quan phụ mẫu của một vùng. Một Mi Nương với khát vọng đời thường muốn được gần gũi bên người mình yêu thương. Sẵn sáng mắng mỏ bố đẻ, bố nuôi, chồng hay cha chồng khi họ làm cho cuộc sống cô thêm khốn đốn. Nhưng bên cạnh một Mi Nương lẳng lơ và táo bạo trong tình yêu với Tiên Đinh thì Mi Nương còn là một người nghĩa khí với bạn bè, có hiếu với cha, có tình với Tiên Đinh và có nghĩa với chồng mình. Bản chất của Mi Nương không xấu, cô là một sản phẩm của xã hội nhố nhăng đó. Đọc tác phẩm chúng ta sẽ phần nào cảm thông được trước những hành động của cô gái trẻ này.

Con người với bản chất thật, bản ngã vốn có của mình, cuồng hoan ở đây là yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt như Đái Phượng Liên, cuồng hoan trong sắc dục như Mi Nương, cuồng hoan trong việc yêu tự do, giải phóng cuộc sống như Lai Đệ, Chiêu Đệ, cuồng hoan trong tình cảm, sống chỉ biết bản thân, sống cuộc đời ít kỉ… yếu tố

39

hoan ở đây là con người với nhu cầu thuộc về bản năng nhất, hoang sơ nhất không bị ảnh hưởng các yếu tố như đạo đức, luận lí gàng buộc. còn cuồng ở đây thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu tự do, yêu quyền lưc…một cách mãnh liệt có thể bỏ tất vì nó. Con người sẽ luôn luôn trên hành trình tìm kiếm bản ngã của mình, để có thể hoàn thiện và soi rọi vào tâm hồn.

40

Chương 3

GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC LUÂN LÍ TRONG TÁC PHẨM C A MẠC NGÔN.

3.1 Sự đồng cảm của tác giả

3.1.1Thương xót số phận bé nhỏ con người

Sinh ra trong cảnh cơ cực, Mạc Ngôn phải bỏ dở tiểu học và tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn, đi chăn dê, luôn bị đói khát và cô đơn, từ nhỏ Mạc Ngôn đã phải chịu nhiều vất vả của cuộc đời, lo lắng tủi nhục về miếng cơm manh áo. Vì thế mà Mạc Ngôn có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, Mạc Ngôn tiếp xúc với cuộc đời khá sớm nên cái nhìn về cuộc sống luôn chân thật và sâu sắc, không nhìn nó qua lăng kính màu hồng. Sống trong cảnh vất vả thiếu thốn nơi miền đất Cao Mật, đói triền miên, đã nhào nặn nên một Mạc Ngôn nhạy cảm với cuộc đời. Khi viết về số phận những con người Trung Quốc bình thường chịu bao va đập của thời thế, ông đã thể hiện cái sức sống mãnh liệt của nhân dân và tin rằng lịch sử dân tộc được viết bằng cuộc sống, suy nghĩ của quần chúng vô danh.

Mạc Ngôn là một nhà văn quân đội yêu đất nước mình. Vì yêu nên tác giả dõi theo chặn đường mà dân ông, đất nước ông phải đối diện trong thời kì mới. Ông thể hiện nổi lòng trăn trở thầm kín ấy trong từng trang viết của mình. Mạc Ngôn hòa lòng mình vào xã hội vào nhân dân để cảm nhận được sự thay đổi, những khó khăn của xã hội, nhịp sống sự thay đổi trong cuộc sống cũng như những nhu cầu của nhân dân để viết nên trang viết của mình, trang viết của một người dân yêu nước. Một chiến sĩ với vận mệnh của dân tộc mình. Mạc Ngôn cũng chia sẻ quan niệm sáng tác của mình trên quyển Mạc Ngôn và những lời tự bạch “Tôi là một người

xuất thân từ tầng lớp thấp kém, tác phẩm của tôi chứa đầy quan điểm thế tục. Nếu ai đó định tìm thấy những điều tao nhã sang trọng trong tác phẩm của tôi,chắc chắn họ sẽ thất vọng. Đó là điều không thể. Người thế nào thì nói lời thế ấy,cây nào thì quả ấy, chim nào thì tiếng hót ấy. Tôi lớn lên từ đói rét cơ hàn,đã từng chứng kiến rất nhiều cảnh khổ đau và bất công” [5]

Mạc Ngôn thể hiện sự đồng cảm của mình đối với những nhân vật, những nỗi

Một phần của tài liệu vấn đề đạo đức luân lí trong tác phẩm nhà văn mạc ngôn (Trang 37)