VẬT LIỆU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.5.1 Khảo sát tính chất nước thải từ nhà máy chế biến mủ cao su Linh Hương
Hương
Vị trí lấy mẫu là đầu ra của quy trình sản xuất, tại cống thoát nước thải chung của nhà máy.Thời gian đánh giá chất lượng nước thải là 06 tháng (từ 06/2010 – 11/2010). Số lượng lấy mẫu để đánh giá là 06 mẫu, các chỉ tiêu để đánh giá là COD, N-tổng, pH, photpho.
Vị trí lấy mẫu là đầu ra của quy trình sản xuất, tại cống thoát nước thải chung của nhà máy.Thời gian đánh giá chất lượng nước thải là 06 tháng (từ 06/2010 – 11/2010). Số lượng lấy mẫu để đánh giá là 06 mẫu, các chỉ tiêu để đánh giá là COD, N-tổng, pH, photpho.
Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến chuyên gia đối với chế phẩm sinh học được sử dụng trong việc xử lý nước thải cao su. Kết quả chúng tôi chọn 04 loại chế phẩm
2.5.2.1. Chế phẩm GemK+P1
Chế phẩm GemK+P1 được sử dụng với quy trình thí nghiệm như sau:Nước thải vào bể kỵ khí là 10 lít có pH thấp đầu vào là 5,2 phải điều chỉnh đưa giá trị pH=7,2 bằng dung dịch NaOH 5%. Tiến hành cho 5ml GemK kết hợp với 1g P1 trong ngày đầu và thứ 2,4. Sau thời gian lưu là 4 ngày thì chuyển sang bể hiếu khí cũng tiến hành cho 5ml Gemk + 1g P1.Thời gian lưu nước ở hiếu khí là 3 ngày. Quan sát thí nghiệm và theo dõi các thông số như COD, BOD5, N-tổng, pH ở giai đoạn kỵ khí và hiếu khí.
2.5.2.2 Chế phẩm DH – HỮU CƠ
Chế phẩm DH – HỮU CƠ được sử dụng với quy trình thí nghiệm như sau: Nước thải vào bể kỵ khí là 10 lít có pH thấp đầu vào là 5,2 phải điều chỉnh đưa giá trị pH=7,2 bằng dung dịch NaOH 5%. Tiến hành cho 5ml DH dạng lỏng kết hợp với 1g DH dạng viên trong ngày đầu và thứ 2,4. Sau thời gian lưu là 4 ngày thì chuyển sang bể hiếu khí cũng tiến hành cho 5ml DH dạng lỏng kết hợp với 1g DH dạng