Lựa chọn công cụ, ngôn ngữ lập trình

Một phần của tài liệu Lập trình mô phỏng một số thuật toán trên đồ thị (Trang 42)

Có ba cách tiếp cận có thể để xây dựng hệ thống mô phỏng thuật toán. Cách tiếp cận thứ nhất là lựa chọn hệ thống mô phỏng thuật toán cung cấp các công cụ chung để xây dựng các thành phần tƣơng tác cho hệ thống mô phỏng (sử dụng lại tài nguyên sẵn có).

Cách tiếp cận thứ hai là lựa chọn một chƣơng trình mô phỏng một thuật toán đã có (dạng open source), sửa đổi, nâng cấp thành hệ thống mới.

Cách tiếp cận cuối cùng là phân tích thiết kế hệ thống từ đầu.

Đối với luận văn này chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận thứ ba và sử dụng ngôn ngữ lập trình Java để xây dựng chƣơng trình.

Java là gì?

Java là ngôn ngữ lập trình hƣớng đối tƣợng (tự C) do Sun Microsystem đƣa ra vào giữa thập niên 90.

hệ thống nào có cài máy ảo java (Java Virtual Machine)

Một số đặc điểm nổi bật của Java

Máy ảo Java (JVM - Java Virtual Machine): Tất cả các chƣơng trình muốn thực thi đƣợc thì phải đƣợc biên dịch ra mã máy. Mã máy của từng kiến trúc CPU của mỗi máy tính là khác nhau (tập lệnh mã máy của CPU Intel, CPU Solarix, CPU Macintosh … là khác nhau), vì vậy trƣớc đây một chƣơng trình sau khi đƣợc biên dịch xong chỉ có thể chạy đƣợc trên một kiến trúc CPU cụ thể nào đó. Đối với CPU Intel chúng ta có thể chạy các hệ điều hành nhƣ Microsoft Windows, Unix, Linux, OS/2, …

Chƣơng trình thực thi đƣợc trên Windows đƣợc biên dịch dƣới dạng file có đuôi .EXE còn trên Linux thì đƣợc biên dịch dƣới dạng file có đuôi .ELF, vì vậy trƣớc đây một chƣơng trình chạy đƣợc trên Windows muốn chạy đƣợc trên hệ điều hành khác nhƣ Linux chẳng hạn thì phải chỉnh sửa và biên dịch lại.

Ngôn ngữ lập trình Java ra đời, nhờ vào máy ảo Java mà khó khăn nêu trên đã đƣợc khắc phục. Một chƣơng trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Java sẽ đƣợc biên dịch ra mã của máy ảo java (mã java bytecode). Sau đó máy ảo java chịu trách nhiệm chuyển mã java bytecode thành mã máy tƣơng ứng. Sun Microsystem chịu trách nhiệm phát triển các máy ảo Java chạy trên các hệ điều hành trên các kiến trúc CPU khác nhau.

Thông dịch: Java là một ngôn ngữ lập trình vừa biên dịch vừa thông dịch. Chƣơng trình nguồn viết bằng ngôn ngữ lập trình Java có đuôi *.java đầu tiên đƣợc biên dịch thành tập tin có đuôi *.class và sau đó sẽ đƣợc trình thông dịch thông dịch thành mã máy.

Độc lập nền: Một chƣơng trình viết bằng ngôn ngữ Java có thể chạy trên nhiều máy tính có hệ điều hành khác nhau (Windows, Unix,Linux, …) miễn sao ở đó có cài đặt máy ảo java (Java Virtual Machine). Viết một lần

chạy mọi nơi (write once run anywhere).

Hướng đối tượng: Hƣớng đối tƣợng trong Java tƣơng tự nhƣ C nhƣng Java là một ngôn ngữ lập trình hƣớng đối tƣợng hoàn toàn. Tất cả mọi thứ đề cập đến trong Java đều liên quan đến các đối tƣợng đƣợc định nghĩa trƣớc, thậm chí hàm chính của một chƣơng trình viết bằng Java (đó là hàm main) cũng phải đặt bên trong một lớp. Hƣớng đối tƣợng trong Java không có tính đa kế thừa (multi inheritance) nhƣ trong C mà thay vào đó Java đƣa ra khái niệm interface để hỗ trợ tính đa kế thừa.

Đa nhiệm - đa luồng (MultiTasking - Multithreading): Java hỗ trợ lập trình đa nhiệm, đa luồng cho phép nhiều tiến trình, tiến trình có thể chạy song song cùng một thời điểm và tƣơng tác với nhau.

Khả chuyển (portable): Chƣơng trình ứng dụng viết bằng ngôn ngữ Java chỉ cần chạy đƣợc trên máy ảo Java là có thể chạy đƣợc trên bất kỳ máy tính, hệ điều hành nào có máy ảo Java. “Viết một lần, chạy mọi nơi” (Write Once, Run Anywhere).

Hỗ trợ mạnh cho việc phát triển ứng dụng: Java cung cấp nhiều công cụ, thƣ viện lập trình phong phú hỗ trợ cho việc phát triển nhiều loại hình ứng dụng khác nhau.

Chƣơng 3. CÀI ĐẶT CHƢƠNG TRÌNH

Một phần của tài liệu Lập trình mô phỏng một số thuật toán trên đồ thị (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)