Tình hình nghiên cứu hoa Tulip trên Thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống hoa Tulip vụ Đông Xuân 2013 – 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 25)

2. 1 Nguồn gốc và phân loại của cây hoa tulip

2.5.1.Tình hình nghiên cứu hoa Tulip trên Thế giới

Từ khi hoa tulip xuất hiện và trở thành cây trồng thương mại đã có rất nhiều các tài liệu nghiên cứu về loài hoa đẹp này. Trước tiên phải kể đến sự phân loại thực vật học của chi bởi Hall ( 1940 ) dựa trên đặc điểm hình thái học và tế bào học. Sau đó, Botschantzeva ( 1982 ) đã xuất bản một luận án toàn diện về hoa tulip. Gần đây một sự sửa đổi của chi Tulip dựa trên các đặc điểm về hình thái học và di truyền học tế bào, vượt qua dữ liệu đó, dữ liệu về việc phân bố địa lí đã được đề xuất bởi Van Raamsdonk và các cộng sự ( 1997 ).

Ngoài ra sản xuất hoa hạt phấn 2n cũng được báo cáo ở Nhật bản bởi Okazaki ( 2005 ). Các chương trình mở rộng cũng được phát triển để điều tra tính khả thi của lai tạo và chọn giống với những đặc điểm quan trọng cho những người trồng và sản xuất củ giống hoa. Đặc biệt những nỗ lực được đặt tính kháng bệnh, chủ yếu là nấm và các virus phá vỡ hoa tulip (TBV). Nghiên

cứu cũng đề cập đến các khía cạnh khác , bao gồm cả việc truyền tải đặc điểm, sự phát triển của các xét nghiệm sàng lọc cho việc lựa chọn kiểu gen kháng và

đánh giá đặc điểm của các giống thương mại ( Van Eijk và Leegwater, 1975 ; Van Eijk và các cộng sự, 1978, 1979 ; Van Eijk và Eikenboom, 1983, 1990 ; Romanov và các cộng sự, 1991 ; Eikenboom và các cộng sự, 1992 ). Các nghiên cứu đã cho thấy rằng một số chất đề kháng đặc biệt với TBV xảy ra trong Tulip fosteriana ( Eikenboom và các cộng sự, 1992 ; Eikenboom và Straathof, 1999 ) [15].

Các chương trình nghiên cứu về sử dụng kĩ thuật chuyển giao giữa các loài khác nhau trong lai giống để cho ra các đặc tính kháng bệnh, các đặc

điểm về thẩm mĩ và đặc điểm sinh lí mới trong nguồn giống hoa tulip đã được phát triển ở Hà Lan. Họ chỉ ra khả năng sử dụng các thể giao nhau khác loài là bị hạn chế ( Van Eijk và các cộng sự, 1991; Van Raamsdonk và các cộng sự, 1995 ). Hoặc ức chế hạt phấn không nảy mầm hoặc hạt phấn có sự nảy mầm nhưng sự phát triển của ống phấn kém là những biểu hiện thường được quan sát thấy ( Kho và Baer, 1971 ). Để khắc phục vấn đề này, đã có nhiều kĩ

thuật khác nhau, bao gồm kĩ thuật nuôi cấy trong ống nghiệm invitro như thụ

phấn trong ống nghiệm, nuôi cấy noãn, nuôi cấy lát mỏng của bầu nhụy ( Van Creij và các cộng sự, 1992, 1999; Okazaki, 2005 ), nuôi cấy phôi và cứu phôi ( Custers và các cộng sự, 1997 ) đã được điều tra nghiên cứu [14]. Mặc dù một vài kết quả tích cực đã đạt được nhưng chúng lại có nhiều kiểu gen phụ

thuộc. Sau đó những nghiên cứu nuôi cấy đoạn thân trong ống nghiệm kết hợp với nuôi cấy chồi ngẫu nhiên xảy ra sau ở Hà Lan, tỉ lệ nhân giống lên

đến 6.000 củ giống sau 2 năm là có thể thu được ( De Klerk và các cộng sự, 2005 ). Hiện nay, không kĩ thuật nào trong số những kĩ thuật này được sử

dụng thường xuyên trong các chương trình nhân giống hoa tulip.

Nuôi cấy phôi đặc biệt là nuôi cấy phôi chưa trưởng thành được quan tâm cho việc lai giống giữa các loài khác nhau ( Custer và các cộng sự, 1992, 1995; Okazaki, 2005 ). Khả năng tái sinh của hoa tulip trong ống nghiệm là cần thiết cho các nhà lai giống để có được lợi thế của tất cả các kĩ thuật có thể

sử dụng được trong chuyên đề cây trồng nông nghiệp. Ví dụ sản xuất thực vật

bố ( Van Den Bulk và các cộng sự, 1994 ). Do bộ gen của hoa tulip có kích thước lớn hơn nên việc sử dụng phân tử đánh dấu bị hạn chế ( Krens và các cộng sự, 2004 ). Tuy nhiên việc sử dụng kĩ thuật Isoenzym còn cho phép nhận biết các giống hoa tulip ( Booy và các cộng sự,1993 ) [15]. Ngoài ra còn rất nhiều những tài liệu nghiên cứu có giá trị khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống hoa Tulip vụ Đông Xuân 2013 – 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 25)