yếu, cấp bách nên giá thành như trên vẫn được cho là rẻ hơn rất nhiều so với các chi phí khác. Song nhiều hộ gia đình cho rằng, nếu giá nước cao cũng đồng nghĩa nhiều hộ gia đình sẽ dùng ít nước hiện có như nước mưa, giếng khoan để tiết kiệm chi phí.
Ước tính nhu cầu dùng nước máy của các hộ gia đình: Nhằm thăm dò
xu hướng các hộ gia đình dùng nước máy bình quân hàng tháng bằng hoặc trên ngưỡng quy định mức tiêu dùng tối thiểu cho sinh hoạt, tương đương với 5m3/hộ, trên cơ sở đó điều chỉnh về công suất trạm cấp nước và hệ thống đường ống cho phù hợp hơn với nhu cầu thực tế của địa phương.
Nhìn chung, nhận thức của người dân ngày càng tăng, họ đều đã nhận biết được rằng nước sạch sẽ mang lại những lợi ích về sức khỏe, giúp tiết kiệm thời gian và mang lại sự tiện ích phù hợp với cuộc sống văn minh hiện đại.
4.3.1. Hiện trạng sử dụng nguồn nước của các hộ dân trước khi sử dụng nước sạch nước sạch
Trong quá trình thực tập để đánh giá được nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn xã. Em đã tiến hành lập phiếu điều tra ý kiến của các hộ dân đang sử dụng nước sạch do Nhà máy cung cấp. Cụ thể là điều tra 60 hộ gia đình và thu được các kết quả sau:
Bảng 4.6 : Nguồn nước các hộ dân sử dụng Loại nước sử dụng Đơn vị tính Số hộ Tỷ lệ (%) - Giếng đào Hộ 29 48,33 - Giếng khoan - 22 36,67 - Nước ao hồ - 5 8.3 - Nước mưa - 4 6,7 Tổng - 60 100% 48.33% 36.67% 8.30% 6.70%
Giếng đào Giếng khoan Nước ao hồ Nước mưa
Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ số hộ gia đình sử dụng các nguồn nước
Qua bảng số liệu và biểu đồ cho ta thấy : Trước khi chưa có hệ thống nước máy cấp nước tập trung các hộ gia đình sử dụng nước cho mọi nhu cầu từ các nguồn nước giếng đào, giếng khoan, nước ao hồ và nước mưa để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt cũng như sản xuất. Hầu hết các hộ đều sử dụng từ 2 nguồn nước trở lên. Trong tổng số 60 hộ gia đình được điều tra thì có 29 hộ dân sử dụng nước giếng đào chiếm 48,33%, 22 hộ dân sử dụng nước giếng khoan chiếm 36,67%, 5 hộ sử dụng nước ao hồ chiếm 8,3% và 6,7% sử dụng nguồn nước khác (nguồn nước mưa).
Bảng 4.7: Chất lượng nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt qua nhận xét của người dân
Chất lượng Hộ Tỷ lệ (%)
Tốt 39 65
Không tốt 21 35
Tổng 60 100
Từ bảng số liệu ta có biểu đồ sau:
65.00% 35.00%
Tốt Không tốt
Hình 4.6: Biểu đồ đánh giá chất lượng nguồn nước
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy: Chất lượng nguồn nước qua đánh giá của người dân: có 39 hộ dân cho rằng nguồn nước có chất lượng tốt chiếm 65 % do người dân đã sử dụng quen với nguồn nước mà họ đã sử dụng trước đay, bên cạnh đó thì có 21 hộ gia đình chiếm 35% cho rằng chất lượng nguồn nước của họ đang sử dụng không tốt là do nước bị nhiễm mặn, hoặc nhiễm sắt, hoặc có mùi tanh…
Bảng 4.8: Vấn đề về nguồn nước qua nhận xét của người dân
Vấn đề Số hộ Tỷ lệ(%)
Mùi vị 8 13,33
Không có vấn đề gì 27 45
Tổng 60 100
Từ bảng số liệu điều tra ta có biểu đồ sau:
Hình 4.7: Biểu đồ tỷ lệ vấn đề nước thường gặp
Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy:
Phần lớn các hộ đánh giá chất lượng nguồn nước mình đang sử dụng không có vấn đề gì ( 27 hộ gia đình chiếm 45%). 25 hộ gia đình thì cho rằng nguồn nước mà họ đang sử dụng có chất lượng không tốt do nước có màu vàng do bị nhiễm sắt, 8 hộ gia đình cho rằng nước mà hộ sử dụng có mùi tanh và vị mặn. Với chất lượng nguồn nước không được đảm bảo các hộ gia đình sử dụng hệ thống lọc nước bằng cát để làm giảm bớt đi độ nhiễm bẩn của nước. Tuy nhiên thì hệ thống lọc nước này chưa đảm bảo vệ sinh, chưa sử dụng các thiết bị lọc hiện đại.
Qua quá trình điều tra sơ bộ theo đánh giá của các hộ dân được phỏng vấn trong xã cho thấy chất lượng nước mà người dân đang sử dụng chưa đảm bảo. Bên cạnh đó ý thức của người dân ngày được nâng cao, nhu cầu mong muốn sử dụng nguồn nước khác đảm bảo vệ sinh là yêu cầu của người dân
41.67%
13.33% 45.00%
hiện nay. 100 % các hộ dân đều muốn chuyển sang sử dụng nguồn nước khác có chất lượng tốt và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như đạt tiêu chuẩn về chất lượng ăn uống, sinh hoạt.