Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu xử lý nước thải từ nhà máy của công ty cổ phẩn thuốc sát trùng cần thơ bằng 2 dòng vi tảo chlorella sp. và scenedesmus sp. (Trang 26)

Bố trí thí nghiệm: Hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lập lại. Thí nghiệm có hai nhân tố:

-Hai dòng vi tảo: Chlorella sp. và Scenedesmus sp. từ Viện Nghiên cứu và Phát triển

Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ. -Hai loại nước thải:

-Loại 1: đã qua quá trình xử lý bằng phương pháp oxy hóa được pha loãng 50% với nước cất (50% nước thải + 50% nước cất).

-Loại 2: chưa qua quá trình xử lý bằng phương pháp oxy hóa được pha loãng 10% với nước cất (10% nước thải + 90% nước cất).

Nước thải loại 2 được pha loãng nhiều hơn vì có độc tính cao hơn.

Đối chứng: không chủng tảo nhưng vẫn sục khí và chiếu sáng như những nghiệm thức khác.

Thí nghiệm có 10 nghiệm thức:

W1-100%: Nước thải loại 1 đầu vào không pha loãng. W1-50%: Nước thải loại 1 đầu vào pha loãng 50%.

W1-A: Nước thải loại 1 pha loãng 50% không chủng tảo nhưng vẫn sục khí và chiếu sáng.

W1-S: Nước thải loại 1 pha loãng 50% sau khi được chủng tảo Scenedesmus sp. W1-C: Nước thải loại 1 pha loãng 50% sau khi được chủng tảo Chlorella sp. W2-100%: Nước thải loại 2 đầu vào không pha loãng.

W2-A: Nước thải loại 2 pha loãng 10% không chủng tảo nhưng vẫn sục khí và chiếu sáng.

W2-S: Nước thải loại 2 pha loãng 10% sau khi được chủng tảo Scenedesmus sp. W2-C: Nước thải loại 2 pha loãng 10% sau khi được chủng tảo Chlorella sp. Tảo giống được nuôi tăng sinh từ ống nghiệm sang bình tam giác 250mL, sau đó chuyển qua bình 500mL, bình 1000mL và cuối cùng là bình 2000mL trước khi chủng vào nước thải. 100mL tảo giống đạt mật số cao nhất được chủng vào 500mL nước thải đựng trong bình nhựa 1000mL. Các bình tảo được chiếu sáng và sục khí liên tục ở mức 5mL/s. Theo dõi sự phát triển của vi tảo hằng ngày bằng cách đếm mật số sử dụng buồng đếm hồng cầu.

Sau 4 ngày, tách tảo ra khỏi nước thải bằng cách ly tâm 7000rpm trong 10 phút. Phân tích mẫu trước và sau khi xử lý:

- Đo chỉ số COD (nhu cầu oxy hóa học) bằng máy QuickCOD của hãng LAR Process Analysers AG (Đức) tại tiểu dự án TP5 – dự án AKIZ. Máy QuickCOD được thiết kế để hoạt động không cần sử dụng hóa chất bằng cách đốt mẫu ở nhiệt độ cao hơn 1200°C. Vì vậy, những mẫu khó bị đốt cháy vẫn bị oxy hóa nhanh và hiệu quả.

-Hàm lượng kim loại nặng (Al, Fe, Cu, Ni, Zn, Cd, Pb và Hg) được đo bằng phương pháp ICP-MS tại tiểu dự án TP5 – dự án AKIZ.

-Độ độc của nước thải được phản ánh qua hai chỉ số Nitritox và Lumistox. Máy đo Nitritox của hãng LAR Process Analysers AG (Đức) đặt tại tiểu dự án TP5 – dự án AKIZ và LUMIStox 300 Bench Top Luminometer của hãng HACH LANGE (Đức) đặt tại tiểu dự án TP2 – dự án AKIZ.

Dùng phần mềm Microsoft Excel để nhập số liệu và phân tích kết quả bằng phần mềm thống kê STATGRAPHIC 16.2.04.

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu xử lý nước thải từ nhà máy của công ty cổ phẩn thuốc sát trùng cần thơ bằng 2 dòng vi tảo chlorella sp. và scenedesmus sp. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)