Cán bộ phòng nghiệp vụ; Phòng

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC - Thực trạng và giải pháp (Trang 38)

nghiệp vụ; Phòng Tái bảo hiểm

Xem điểm 3 6 7 - Lãnh đạo phòng nghiệp vụ/BGĐ - Cán bộ khai thác Xem điểm 3 Xem điểm 4

8 - Cán bộ khai thác Xem điểm 5

Sơ đồ 2.3:Quy trình khai thác BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển tại BIC

(Nguồn: Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hải - BIC)

Quy trình trên được diễn giải qua các bước cụ thể sau:

a. Tìm kiếm, nhận thông tin và đánh giá rủi ro

- Cán bộ khai thác (CBKT) chủ động tìm kiếm thông tin từ khách hàng hoặc thông qua môi giới, đại lý, tìm cách gặp gỡ trực tiếp với những người chịu trách nhiệm chính trong doanh nghiệp về việc mua bảo hiểm, đánh giá rủi ro có thể nhận bảo hiểm để tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình bảo hiểm phù hợp.

- Nhận yêu cầu bảo hiểm trực tiếp từ khách hàng hoặc thông qua đại lý, môi giới.

b. Xem xét yêu cầu bảo hiểm

Sau khi thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng và đối tượng bảo hiểm thông qua Giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu khác (nếu có), CBKT cần:

- Phân tích các thông tin

+ Ngành nghề và lĩnh vực hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng.

+ Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ bảo hiểm (đối tượng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, điều kiện điều khoản…).

CBKT đánh giá rủi ro dựa trên các thông tin thu thập được và câu hỏi được nêu trong “Bản câu hỏi điều tra rủi ro”.

c. Kiểm tra thẩm quyền khai thác

CBKT, trên cơ sở phân tích các thông tin tại bước 2 đối chiếu với quy định về phân cấp khai thác và hướng dẫn nghiệp vụ để xác định bước tiến hành tiếp theo:

- Trường hợp dịch vụ bảo hiểm thuộc quyền phân cấp CBKT thực hiện tiếp Bước 6.

- Trường hợp dịch vụ bảo hiểm ngoài phân cấp CBKT thực hiện việc chuyển thông tin dịch vụ cho phòng Hàng hải để phòng Hàng hải tiến hành xem xét đánh giá dịch vụ cũng như thông báo tái bảo hiểm tới phòng Tái bảo hiểm. - Sau khi hoàn tất thu xếp tái bảo hiểm, phòng Tái bảo hiểm sẽ thông báo lại cho phòng Hàng hải để phòng Hàng hải phê duyệt hoặc trình duyệt Ban giám đốc sau đó thông báo lại cho CBKT.

- Sau khi nhận được nội dung đã phê duyệt từ phòng Hàng hải, CBKT thực hiện tiếp Bước 7.

d. Đàm phán chào phí bảo hiểm

- Sau khi đã được duyệt về thẩm quyền khai thác cũng như hoàn tất việc thu xếp TBH (nếu có), CBKT thực hiện việc đàm phán điều kiện điều khoản cũng như phí bảo hiểm với khách hàng.

- Việc đàm phán này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi khách hàng xem xét chấp thuận hoặc từ chối.

e. Theo dõi và tiếp nhận yêu cầu bảo hiểm chính thức của khách hàng

- CBKT bám sát khách hàng để nhận được các phản hồi về bản chào phí bảo hiểm từ phía khách hàng. CBKT, tùy thuộc vào phân cấp, có thể chủ động hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

- Khi khách hàng chấp thuận phương án đã đàm phán, CBKT nhận yêu cầu bảo hiểm chính thức bằng văn bản từ khách hàng.

- CBKT kiểm tra lại các nội dung trên Giấy yêu cầu bảo hiểm, yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung (nếu có). Giấy yêu cầu bảo hiểm phải có chữ ký của người có thẩm quyền, trong trường hợp là pháp nhân phải đóng dấu.

f. Cấp đơn bảo hiểm, đóng đơn và lưu hồ sơ

- CBKT tiến hành soạn thảo, phát hành hợp đồng bảo hiểm; - Chuyển hợp đồng, quy tắc bảo hiểm cho khách hàng;

- Đóng đơn và sao chuyển các phòng chức năng theo quy định của Công ty; - Theo dõi thu phí và đôn đốc thu phí;

- Lưu hồ sơ, thống kê, báo cáo theo quy định của Công ty.

2.3.2.Kết quả và hiệu quả khai thác

Mặc dù mới đi vào hoạt động được chính thức được 4 năm và mới thành lập phòng nghiệp vụ Hàng hải năm 2008 nhưng nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển của BIC luôn được xác định là nghiệp vụ trọng tâm của BIC và có được những kết quả hết sức khả quan. Điều này được thể hiện trước tiên ở bảng doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển 4 năm gần đây.

Bảng 2.1: Doanh thu phí nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại BIC (2006-2009)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Giá trị ( tr đ) Giá trị ( tr đ) Tăng so với 2006 (%) Giá trị ( tr đ) Tăng so với 2007 (%) Giá trị ( tr đ) Tăng so với 2008 (%) Doanh thu phí toàn công ty 40.217 147.922, 92 267,81 264.090,8 2 78,53 406.703 55,04 Doanh thu BHHH XNK vận chuyển bằng đường biển 1.936,40 8.199,30 323,43 14.266,78 74 20741,85 45,39 Tỷ trọng trên tổng Dthu 4,81 5,54 5,4 5,1

(Nguồn: báo cáo Nghiệp vụ hàng hải BIC 2006, 2007, 2008,2009)

Bảng trên cho thấy qua 4 năm từ 2006 đến 2009, doanh thu phí bảo hiểm toàn công ty cũng như doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tăng lên đáng kể. Doanh thu phí toàn công ty tăng từ 40.217 triệu đồng năm 2006 lên 406.703 triệu đồng năm 2009. Doanh thu phí toàn công ty đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng đó là có sự tăng trưởng về doanh thu của tất cả các nghiệp vụ trong đó nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển có tốc độ tăng trưởng doanh thu phí còn cao hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu toàn công ty.

Năm 2007 doanh thu phí nghiệp vụ này tăng 323,43% so với năm 2006, ứng với lượng tăng tuyệt đối là 6.262,90 triệu đồng, điều này giúp cho tỷ trọng doanh thu phí của nghiệp vụ trên tổng doanh thu phí toàn công ty tăng từ 4,81% năm 2006 lên 5,54% năm 2007. Còn tốc độ tăng trưởng năm 2008 so với 2007 là 74%, năm 2009 so với 2008 là 45,39%. Như vậy điểm nổi bật nhất trong bảng đó là tốc độ tăng trưởng doanh thu phí vượt trội của năm 2007 so với năm 2006, điều này có thể được lý giải như sau:

Năm 2006 là giai đoạn BIC vừa đi vảo hoạt động, còn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt nên kết quả khai thác còn hạn chế. Năm 2006 có thể coi là năm để BIC lấy lại thế cân bằng sau khi chuyển giao và bắt đầu làm quen với thị trưởng, chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để đứng vững trên thị trường. Sang đến năm 2007, khi đã có một năm hoạt động độc lập trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, tận dụng được tối đa lợi thế mà BIDV ưu đãi, BIC đã có một năm tăng trưởng vượt bậc mà trong đó nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu mà công ty đặt ra và là một trong những nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất toàn công ty. Một lý do nữa là năm 2007 có sự đi vào hoạt động của ba chi nhánh mới là Hà Nội, Hải Dương và Quảng Ninh, đây là ba chi nhánh khá mạnh về các nghiệp vụ hàng hải. Sang năm 2008, doanh thu phí của nghiệp vụ vẫn tăng một lượng đáng kể, nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ là 74%. Tốc độ tăng doanh thu của nghiệp vụ thấp hơn tốc độ tăng doanh thu phí toàn công ty là do sự bứt lên mạnh mẽ của các nghiệp vụ khác trong năm này như các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật. Năm 2008 cũng là năm nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển trên thị trường Việt Nam có sự cạnh tranh gay gắt mà phần thắng thường thuộc về các công ty lớn như Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO…. Đến năm 2009 tốc độ tăng doanh thu phí nghiệp vụ chỉ là 32,17% là do năm 2009

chịu ảnh hưởng nhiều của khủng hoảng kinh tế, kim ngạch XNK của nước ta giảm mạnh.

Để thấy rõ hơn kết quả khai thác nghiệp vụ này, chúng ta có thể xem số liệu bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại BIC (2006 - 2009)

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009

Doanh thu phí Triệu đồng 1.936,40 8.199,30 14.266,78 20741,85

Số đơn cấp Đơn 694 1.361 2.204 3186

Phí BH bình quân 1 đơn Triệu đồng 2,79 6,02 6,47 6,51

Tốc độ tăng doanh thu % - 323,43 74,00 45,39

Tốc độ tăng số đơn BH % - 96,11 61,94 44,56

(Nguồn: báo cáo Nghiệp vụ hàng hải - BIC 2006, 2007, 2008,2009)

Với tốc độ tăng doanh thu cao năm 2007, đạt 324,43% so với năm 2006, nhưng thực chất số đơn bảo hiểm của nghiệp vụ này chỉ tăng với mức 96,11%, điều này cho thấy là sự tăng doanh thu phí rất nhanh là do một phần số đơn bảo hiểm tăng và đặc biệt là do phí bảo hiểm bình quân một đơn bảo hiểm tăng gấp hơn 2 lần, điều này thể hiện sự biến đổi to lớn về chất lượng các hợp đồng khai thác, cũng là nhờ sự đi lên của thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu trong năm 2007. Đến năm 2008, tốc độ tăng của doanh thu phí đạt 74%, chênh lệch với tốc độ tăng số đơn bảo hiểm (61,94%) không nhiều lắm, điều này là do phí bảo hiểm bình quân một đơn bảo hiểm không tăng đột biến như năm trước, chỉ tăng từ 6,02 lên 6,47 triệu đồng/ 1 đơn, đây là một kết quả hợp lý vì năm 2008 là giai đoạn mà hoạt động bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển của BIC đã ở trạng thái ổn định. Sang năm 2009, tốc độ tăng số đơn BH chỉ đạt 44,56% và phí bảo hiểm bình quân một đơn bảo hiểm chỉ tăng từ 6,47 lên 6,51 triệu đồng/1 đơn là do năm 2009 XNK nước ta gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng

kinh tế. Để thấy rõ hơn tình hình khai thác nghiệp vụ, chúng ta có thể xem bảng tiếp theo:

Bảng 2.3: Doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại BIC theo từng nhóm hàng được BH (2006-2008)

Loại hàng 2006 2007 2008 2009 Giá trị (tr đồng) tỷ trọng (%) Giá trị (tr đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr đồng) Tỷ trọng (%) MMTB 484,70 25,03 2.172,80 26,50 3.518,13 24,66 4509,28 21,74 NVL 1.173,6 60,61 5.493,50 67,00 9.733,26 68,22 14523,44 70,02 Mặt hàng khác 278,10 14,36 533,00 6,50 1.015,39 7,12 1708,28 8,24 Tổng 1.936,4 100,00 8.199,30 100,00 14.266,7 8 100,00 20741,8 5 100,00

(Nguồn: báo cáo Nghiệp vụ hàng hải - BIC 2006, 2007, 2008,2009)

Như vậy mặt hàng nguyên vật liệu luôn chiếm hơn một nửa doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển , đó là các mặt hàng như sắt, phôi thép… Năm 2006 doanh thu phí từ các hợp đồng bảo hiểm cho nhóm hàng này là 1.173,6 triệu đồng, chiếm tới 60,61% tổng doanh thu phí nghiệp vụ, đứng thứ hai là nhóm hàng máy móc thiết bị (25,03%) và cuối cùng là nhóm hàng khác (chủ yếu là nông sản và hàng tiêu dùng) chiếm 14,36%. Đến năm 2007, thứ tứ về tỷ trọng doanh thu phí từ các loại hàng hóa vẫn không đổi, doanh thu từ mặt hàng nguyên vật liệu tiếp tục tăng, gấp 4 lần so với doanh thu năm 2006 và đạt tỷ trọng 67% tổng doanh thu toàn nghiệp vụ, doanh thu phí từ máy móc thiết bị cũng tăng lên và tỷ trọng doanh thu phí của mặt hàng này là 26,5%, cao hơn 1,5 % so với năm trước. Tỷ trọng doanh thu phí nhóm mặt hàng khác giảm từ 14,36% năm 2006 xuống chỉ còn 6,5% năm 2007, tuy doanh thu phí vẫn tăng lượng tuyệt

đối khoảng 250 triệu đồng. Năm 2008 và năm 2009 vẫn là năm doanh thu phí từ các mặt hàng tiếp tục tăng nhưng đã có thay đổi một chút về chiều hướng tăng giảm tỷ trọng. Nhóm nguyên vật liệu vẫn tiếp tục tăng tỷ trọng từ 67% lên 70,02% và độc chiếm vị trí dẫn đầu, nhóm máy móc thiết bị vẫn ở vị trí thứ hai nhưng tỷ trọng đã giảm một chút so với năm 2007, cón lại nhóm mặt hàng khác lại có tỷ trọng tăng lên đôi chút so với tỷ trọng năm 2007, chủ yếu là do khai thác thêm được các hợp đồng nông sản và giày dép.

Đó là cách phân chia doanh thu theo từng loại mặt hàng được bảo hiểm, tuy nhiên để biết rõ là doanh thu từ hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất hay nhập khẩu, chúng ta xem xét đến bảng phân chia doanh thu phí theo cơ cấu hàng xuất khẩu và nhập khẩu.

Bảng 2.4 : Doanh thu phí bảo hiểm khai thác theo cơ cấu hàng XK và hàng NK Cách thức 2006 2007 2008 2009 Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Hàng XK 252,14 13,02 695,90 8,49 1.653,24 11,59 3660,94 17,65 Hàng NK 1.684,26 86,98 7.503,40 91,51 12.613,5 4 88,41 17080,9 1 82,35 Tổng 1.936,40 100,00 8.199,30 100,00 14.266,7 8 100,00 20741,8 5 100,00

(Nguồn: báo cáo Nghiệp vụ hàng hải - BIC 2006, 2007, 2008,2009)

Cũng giống như các doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị trường Việt Nam, tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh thu phí của nghiệp vụ. Qua 4 năm từ 2006 đến 2009, hàng nhập khẩu chiếm khoảng 90% tỷ trọng doanh thu còn hàng xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 10% tỷ trọng. Điều này có thể lý giải đơn giản là do tình hình nhập siêu trong suốt những năm qua. Các mặt hàng nhập khẩu bên cạnh máy móc thiết bị

phục vụ cho phát triển đất nước là một tỷ trọng khá lớn những mặt hàng xa xỉ, đắt tiền phục vụ như cầu của tầng lớp thượng lưu như ô tô, hàng thời trang, mỹ phẩm từ nước ngoài. Một nguyên nhân nữa là do thói quen “Xuất FOB, nhâp CIF” của các doanh nghiệp trong nước , tức là khi xuất khẩu thì giao hàng ngay tại tàu tại cảng bốc hàng, phần vận chuyển và bảo hiểm là do người nhập khẩu lo; còn khi nhập khẩu thì chỉ nhận hàng tận nơi tàu đến. Như vậy với thói quen này thì số tiền bảo hiểm và phí vận chuyển hàng hóa rơi vào tay các công ty bảo hiểm và các hãng vận chuyển nước ngoài dẫn đến tỉ lệ hàng XK tham gia bảo hiểm là nhỏ. Bên cạnh đó, mặt hàng xuất khẩu của chúng ta chủ yếu là nông sản và hàng dệt may, mà những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với BIDV chủ yếu là trong các lĩnh vực kinh doanh và công nghiệp nặng chứ không phải trong các lĩnh vực đó.

Một yếu tố nữa cần quan tâm trong tình hình khai thác nghiệp vụ của BIC chính là chi phí khai thác nghiệp vụ so với tổng chi của nghiệp vụ này, chúng ta xem xét:

Bảng 2.5: Hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại BIC ( 2006 - 2009)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Doanh thu phí BH (Tr.đ) 1.936,40 8.199,30 14.266,78 20741,85 Chi phí khai thác (Tr.đ) 376,97 1.995,48 3.905,49 6343,07

Hiệu quả khai thác (DT/CPKT)

( Lần) 5,14 4,11 3,65 3,27

(Nguồn: báo cáo Nghiệp vụ hàng hải - BIC 2006, 2007, 2008,2009)

Hiệu quả khai thác của nghiệp vụ được tính bằng thương số của doanh thu phí bảo hiểm gốc với chi phí bỏ ra khai thác, có ý nghĩa là một đồng chi phí khai thác bỏ ra thì đem lại bảo nhiêu đồng doanh thu. Có thể thấy một sự giảm sút về hiệu quả khai thác qua 3 năm. Năm 2006, hiệu quả khai thác đạt 5,14 nhưng hiệu quả này đã giảm dần xuống 4,11 năm 2007; 3,65 năm 2008 và 3,27% năm 2009.Lý do của việc giảm hiệu quả khai thác này đầu tiên đó

chính là bởi quy luật hiệu suất giảm dần theo quy mô, tiếp theo đó là do sự giảm phí nhằm mục đích cạnh tranh khách hàng với các công ty khác và một lý do nữa mà nhiều công ty bảo hiểm trên thị trường đều tồn tại đó là hiện tượng chạy theo doanh thu. Để hoạt động khai thác thực sự có hiệu quả thì bên cạnh việc tăng doanh thu phí, BIC còn phải chú trọng đến viêc cắt giảm những chi phí không cần thiết trong khâu khai thác.

2.3.3.Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất

Trải qua 4 năm hoạt động độc lập, tổn thất đối với nghiệp vụ bảo hiểm

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC - Thực trạng và giải pháp (Trang 38)