Chế độ thời gian lưu nước 24h, Qr = 7,2 m

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nitơ và phốtpho trong nước thải chăn nuôi lợn bằng hệ bùn hoạt tính AAO cải tiến (Trang 35)

Trong chế độ này, dòng tuần hoàn từ thiếu khí sang hiếu khí được duy trì ở lưu lượng 7,2 m3/h. Nước thải sau khi lấy về được tiến hành phân tích và sau đó pha loãng duy trì giá trị nồng độ COD khoảng 1.000 mg/l, N tổng 250 mgN/l và P tổng khoảng 20 mgP/l (bảng 4.1).

Hình 4.1. Diễn biến của COD trong chế độ thời gian lưu (HRT) = 24 giờ

Giá trị COD tổng số trong đầu vào nằm trong khoảng 980-1100 mg/l, đạt giá trị trung bình 1039 mg/l, COD hòa tan có giá trị từ 778-908 mg/l, đạt giá trị trung bình 829 mg/l (chiếm 82% COD tổng).Sau khi đi qua ngăn yếm khí giảm 30% do quá trình phân hủy yếm khí. Tại ngăn thiếu khí COD giảm xuống giá trị trung bình 724 mg/l. Sau bể hiếu khí COD còn lại khoảng từ 144-380 mg/l, cho giá trị trung bình 249 mg/l. Như vậy COD đạt giá trị cao hơn tiêu chuẩn về COD của QCVN 40:2011 cho nước thải ra môi trường loại B (150mg/l) (hình 4.1).

Hình 4.2. Diễn biến của tổng N trong chế độ thời gian lưu (HRT) = 24 giờ

N tổng trong đầu vào nằm trong khoảng 227-254 mgN/l, đạt giá trị trunh bình 240 mgN/l, N hòa tan có giá trị từ 163-195 mgN/l, đạt giá trị trung bình 179 mgN/l. Sau khi đi qua ngăn yếm khí, nồng độ N tổng hầu như không thay đổi so với N hòa tan do quá trình phân hủy yếm khí. Tại ngăn thiếu khí N tổng giảm xuống giá trị trung bình 110 mgN/l, tức là nó đã bị mất đi khoảng 60% do quá trình khử nitrat trong giai đoạn thiếu khí (khử nitrat thành N2 khí). Sau bể hiếu khí N tổng còn lại khoảng từ 28-84 mg/l, cho giá trị trung bình 55 mgN/l cao hơn tiêu chuẩn về N tổng của QCVN40:2011/BTNMT cho nước thải ra môi trường loại B (40 mgN/l) (hình 4.2).

Hình 4.3. Diễn biến của NH4+ trong chế độ thời gian lưu (HRT) = 24 giờ

Nồng độ NH4+ trong đầu vào nằm trong khoảng 136-167 mgN/l, đạt giá trị trung bình 152 mgN/l chiếm 61% của N hòa tan tổng số. Qua ngăn

yếm khí xuống khoảng 120-143 mg/l, giá trị trung bình 132 mg/l giảm khoảng 7% do NH4+ có thể bị vi sinh vật hấp thu.Tại ngăn thiếu khí NH4+

giảm xuống giá trị trung bình 65 mgN/l, tức là nó bị mất đi khoảng 70% do quá trình khử nitrat thành phần nitơ. Sau bể hiếu khí NH4+ còn lại khoảng từ 11-38 mgN/l, cho giá trị trung bình 22,5 mgN/l cao hơn so với tiêu chuẩn về NH4

+ tổng của QCVN40: 2011 cho nước thải ra môi trường loại B (10mgN/l) (hình 4.3).

Hình 4.4. Diễn biến của NO3- trong chế độ thời gian lưu (HRT) = 24 giờ

Nitrat sinh ra nhiều nhất trong giai đoạn hiếu khí 43,8-54,4 mgN/l cho hiệu suất oxi hóa amoni 85%. Nồng độ nitrat trong ngăn thiếu khí giảm xuống 19,4-29 mgN/l do quá trình đề-nitrat hóa trong giai đoạn thiếu khí cho hiệu suất khử nitrat 53% (hình 4.4).

Hình 4.5. Diễn biến của octophotphat và tổng P trong chế độ HRT = 24 giờ

Giá trị P tổng trung bình trong nước thải đầu vào khoảng 22,4 mgP/l, trong đó P tổng hòa tan là 16,3 mgP/l, octophophat là 9,6 mgP/l. Trong ngăn yếm khí, quá trình giải phóng ra octophotphat của các vi sinh PAO trong bùn

hoạt tính nâng giá trị này lên 27 - 37 mgP/l tức là gấp khoảng 2 lần. Nồng độ octophotphat và P tổng sau ngăn hiếu khí còn lại tương ứng là 6,7 và 9,2 mgP/l gần đạt giá trị tiêu chuẩn của QCVN40: 2011 đối với P tổng trong nước thải ra môi trường loại B (6mgP/l) (hình 4.5).

Hình 4.6. Hiệu suất xử lý các thành phần N và P trong chế độ HRT = 24 giờ

Nhìn chung, các giá trị trung bình khảo sát thu được: hiệu suất loại bỏ COD là 76%, hiệu suất oxi hóa amoni là 85% hiệu suất xử lý N là 77% và P là 59 % (hình 4.6).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nitơ và phốtpho trong nước thải chăn nuôi lợn bằng hệ bùn hoạt tính AAO cải tiến (Trang 35)