Cùng một hệ thống thông tin có thể được mô tả theo các mô hình khác nhau tuỳ theo quan điểm của người mô tả. Khái niệm mô hình là rất quan trọng, nó tạo ra một trong những nền tảng của phương pháp phân tích thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin. Có ba mô hình được đề cập tới để mô tả cùng một hệ thống thông tin: mô hình lôgíc, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong.
Ba mô hình của một hệ thống thông tin 1.Mô hình lôgíc.
Mô hình lôgíc mô tả hệ thống làm gì: dữ liệu mà nó thu thập, xử lý mà nó thực hiện, các kho để chứa các kết quả hoặc dữ liệu lấy ra cho các xử lý và những thông tin mà hệ thống sản sinh. Mô hình này trả lời câu hỏi: Cái gì và để làm gì. Nó không quan tâm tới phương tiện được sử dụng cũng như địa điểm hoặc thời điểm mà dữ liệu được xử lý.
2.Mô hình vật lý ngoài. Mô hình logic (Góc nhìn quản lý) Mô hình vật lý ngoài (Góc nhìn sử dụng) Mô hình vật lý trong (Góc nhìn kỹ thuật) Mô hình ổn định nhất
Mô hình thay đổi nhất
Cái gì? Để làm gì?
Cái gì ở đâu? Khi nào
Mô hình vật lý ngoài chú ý tới những khía cạnh nhìn thấy được của hệ thống như là các vật mang dữ liệu và vật mang kết quả cũng như hình thức của đầu vào và của đầu ra, phương tiện để thao tác với hệ thống, những dịch vụ, bộ phận, con người và vị trí công tác trong hoạt động xử lý, các thủ tục thủ công cũng như những yếu tố về địa điểm thực hiện xử lý dữ liệu, loại màn hình hoặc bàn phím được sử dụng. Mô hình này cũng chú ý đến mặt thời gian của hệ thống, nghĩa là về những thời điểm mà các hoạt động xử lý dữ liệu khác nhau xẩy ra. Mô hình này trả lời câu hỏi: Cái gì? Ai? Ở đâu? Khi nào?
3.Mô hình vật lý trong.
Mô hình vật lý trong liên quan tới khía cạnh vật lý của hệ thống tuy nhiên không phải cái nhìn của người sử dụng mà là của nhân viên kỹ thuật. Chẳng hạn là những thông tin liên quan tới loại trang thiết bị được dùng để thực hiện hệ thống, dung lượng kho lưu trữ và tốc độ xử lý của thiết bị, tổ chức vật lý của kho chứa, cấu trúc chương trình và ngôn ngữ thể hiện. Mô hình này trả lời câu hỏi: Như thế nào?
V.CÁC CÔNG CỤ MÔ HÌNH HOÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN
Tồn tại một số công cụ tương đối chuẩn cho việc mô hình hoá và xây dựng tài liệu cho hệ thống. Đó là sơ đồ luồng thông tin, sơ đồ luồng dữ liệu và từ điển hệ thống.
1.Sơ đồ luồng thông tin IFD
Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động. Tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ.
Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau: Xử lý:
Kho lưu trữ dữ liệu:
Các phích vật lý là những mô tả chi tiết hơn bằng lời cho các đối tượng được biểu diễn trên sơ đồ. Có 3 loại phích: phích luồng thông tin, phích kho chứa dữ liệu, phích xử lý.
Phích luồng thông tin có mẫu.
Thủ công Giao tác
người - máy
Tin học hoá hoàn toàn
Thủ công Tin học hoá
Dòng thông tin Điều khiển
Tài liệu
Tên tài liệu: Mô tả:
Tên IFD có liên quan: Vật mang:
Hình dạng: Nguồn: Đích:
Phích kho chứa dữ liệu.
Phích xử lý.
2.Sơ đồ luồng dữ liệu DFD
Sơ đồ luồng dữ liệu mô tả hệ thống thông tin trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm đến nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiêm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả dơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì.
Ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu: Nguồn hoặc đích
Tên kho dữ liệu: Mô tả:
Tên IFD có liên quan: Vật mang:
Chương trình hoặc người truy nhập:
Tên xử lý: Mô tả:
Tên IFD có liên quan: Phân ra thành các IFD con: Phương tiện thực hiện: Sự kiện khởi sinh: Chu kỳ:
Cấu trúc của thực đơn: Phương pháp xử lý:
Tên người/ bộ phận Phát/ nhận tin
Dòng dữ liệu Tên dòng dữ liệu Tiến trình xử lý Kho dữ liệu Tệp dữ liệu Các mức của DFD
Sơ đồ ngữ cảnh thể hiện rất khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả sao cho chỉ cần một lần nhìn là nhận ra nội dung chính của hệ thống. Sơ đồ khung cảnh còn được gọi là sơ đồ mức 0.
Phân rã sơ đồ: Để mô tả hệ thống chi tiết hơn người ta dùng kỹ thuật phân rã sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ khung cảnh, người ta phân rã ra thành sơ đồ mức 0, tiếp sau mức 0 là mức 1, tiếp sau mức 1 là mức 2…
Các phích lôgíc hoàn chỉnh tài liệu cho hệ thống. Có 5 loại phích lôgíc. Mẫu phích xử lý lôgíc
Tên tiến trình xử
Mẫu phích luồng dữ liệu
Mẫu phích phần tử thông tin
Mẫu phích kho dữ liệu Tên xử lý:
Mô tả:
Tên DFD liên quan: Các luồng dữ liệu vào: Các luồng dữ liệu ra:
Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng: Mô tả lôgíc của xử lý:
Tên luồng: Mô tả:
Tên DFD liên quan: Nguồn:
Đích:
Các phần tử thông tin:
Tên phần tử thông tin: Loại:
Độ dài:
Tên DFD có liên quan: Các giá trị cho phép:
Tên tệp: Mô tả:
Tên DFD có liên quan: Các phần tử thông tin:
Mẫu phích tệp dữ liệu
Một số quy ước liên quan tới DFD
• Mỗi luồng dữ liệu phải có một tên trừ luồng giữa xử lý và kho dữ liệu.
• Dữ liệu chữa trên 2 vật mang khác nhau nhưng luôn luôn đi cùng
nhau thì có thể tạo ra chỉ một luồng duy nhất.
• Xử lý luôn phải được đánh mã số
• Vẽ lại các kho dữ liệu để các luồng dữ liệu không cắt nhau.
• Tên cho xử lý phải là một động từ.
• Xử lý buộc phải thực hiện một biến đổi dữ liệu. Luồng vào phải khác với luồng ra từ một xử lý.
Tên tệp: Mô tả:
Tên DFD có liên quan: Các phần tử thông tin: Khối lượng (Bản tin, ký tự):
MỤC LỤC
CHƯƠNG I...1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ...1
QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG...1
I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG...1
1.Chức năng nhiệm vụ của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (QTDTW)...1
1.1.Các chức năng chính...1
1.2.Các nhiệm vụ chính...2
2.Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương...3
2.1.Nguyên tắc tổ chức hoạt động...3
2.2.Cơ cấu tổ chức...4
3.Chức năng của các phòng ban...6
3.1 Phòng kế hoạch-nguồn vốn...6
3.2 Phòng kế toán...6
3.3 Phòng ngân quỹ...7
3.4 Phòng tín dụng...7
3.5 Phòng quản lý và giám sát các chỉ tiêu an toàn...8
3.6 Phòng giao dịch...8
3.7 Các bàn huy động vốn...9
3.8 Phòng quan hệ quốc tế và quản lý dự án...9
3.9 Phòng thanh toán...9
3.10 Phòng tài chính và quản lý tài sản...9
3.11 Phòng kiểm tra nội bộ...9
3.12 Văn phòng...10
3.13 Các chi nhánh...10
4.Giới thiệu phòng tin học...10
4.1 Cơ cấu tổ chức...10
4.2 Nhiệm vụ chức năng quyền hạn...11
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIN HỌC TẠI QTDTW...11
1.Chiến lược phát triển hệ thống thông tin tại QTDTW...11
2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại QTDTW...11
III.KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...13
1.Lý do chọn đề tài...13
2.Hiệu quả mà đề tài có thể mang lại...13
CHƯƠNG II...15
NHỮNG VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN...15
I.TỔ CHỨC VÀ THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC...15
1.Khái niệm tổ chức...15
2.Khái niệm thông tin...15
II.KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN...17
1. Định nghĩa hệ thống thông tin...17
3.Tầm quan trọng của HTTT hoạt động tốt...18
III. PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN...18
1.Nguyên nhân dẫn đến việc phát triển một hệ thống thông tin...18
2.Phương pháp phát triển hệ thống thông tin...20
3. Các giai đoạn phát triển một hệ thống thông tin...21
IV. MÔ HÌNH BIỂU DIỄN HỆ THỐNG THÔNG TIN...25
1.Mô hình lôgíc...25
2.Mô hình vật lý ngoài...25
3.Mô hình vật lý trong...26
V.CÁC CÔNG CỤ MÔ HÌNH HOÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN...26
1.Sơ đồ luồng thông tin IFD...26