GIỚI THIỆU CHUẨN TRUYỀN THONG OPC

Một phần của tài liệu giới thiệu hệ thống điều khiển bảo vệ và giám sát trong HTĐ (Trang 50)

1 Nơt in operation Cause oítransmissian T Test Not supparted

4.3GIỚI THIỆU CHUẨN TRUYỀN THONG OPC

4.3.1 Tổng quan về kiến trúc OPC

OPC được xây dựng dựa trên ý tưởng ứng dụng công nghệ COM nhằm đơn giản hóa, chuẩn hóa việc khai thác dữ liệu từ các thiết bị cận trường và thiết bị điều khiển, tương tự như việc khai thác một hệ thống cơ sở dữ liệu thông thường. Giống như COM, OPC không qui định việc thực hiện khai thác cụ thể, mà chỉ định nghĩa một số giao diện chuẩn. Thay cho việc dùng C/C++ dùng để định nghĩa một giao diện lập trình như thông thường, ngôn ngữ dùng ở đây (gọi là interíace deíinition language hay DDL) không phụ thuộc vào nền cài đặt hay ngôn ngữ lập trình.

Cốt lõi của OPC là một chương trình phàn mềm phục vụ gọi là OPC-Server, trong đó chứa các mục dữ liệu (OPC-Item) được tổ chức thành các nhóm(OPC-Group). Thông thường một OPC-Server đại diện một thiết bị thu thập dữ liệu như PLC, RTU, I/O hoặc một cấu hình mạng truyền thông. Các OPC-Items sẽ đại diện cho các biến quá trình, các tham số điều khiển, các dữ liệu trạng thái thiết bị w... cách tổ chức này cũng tương tự như trong các hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ quen thuộc với các cấp là nguồn dữ liệu (data source), bảng dữ liệu (table) và trường dữ liệu (fĩeld).

Hình 4.8: Kiến ừủc sơ lược của OPC

Khương Văn Hải 66 CH-HTĐ 2006-2008

Như được minh họa trên hình trên, hai kiểu đối tượng thành phần quan trọng nhất trong kiến trúc OPC là OPC-Server và OPC-Group. Trong khi OPC-Server có nhiệm vụ quản lý toàn bộ việc sử dụng và khai thác các dữ liệu, thì các đối tượng OPC-Group có chức năng tổ chức các phàn tử dữ liệu (Item) thành từng nhóm để tiện cho việc truy nhập. Thông thường mỗi Item ứng với một biến trong một quá trinh kỹ thuật hay trong một thiết bị điều khiển. Chuẩn OPC hiện nay quy định hai kiểu giao diện là Custom Interfaces (OPC Taskforce, 1998b) và Automation Interface (OPC Taskíbrce, 1998c)10. Kiểu thứ nhất bao gồm một số giao diện theo mô hình COM thuần túy, còn kiểu thứ hai dựa trên công nghệ mở rộng OLE-Automation. Sự khác nhau giữa hai kiểu giao diện này là không những nằm ở mô hình đối tượng, ở các ngôn ngữ lập trinh hỗ trợ mà cũng còn ở tính năng, hiệu suất sử dụng.

Một phần của tài liệu giới thiệu hệ thống điều khiển bảo vệ và giám sát trong HTĐ (Trang 50)